Một đoạn video được lan truyền trên mạng xă hội cùng với tuyên bố rằng máy bay Nga đă "tài t́nh" thoát khỏi làn đạn của Ukraine sau khi giội bom quốc gia Đông Âu này.
Theo Alt News - website kiểm chứng thông tin từ Ấn Độ, trong ngày 24/2 - ngày đầu tiên Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, đoạn video dưới đây đă được lan truyền cùng với tuyên bố rằng máy bay chiến đấu Nga đă "tài t́nh" thoát khỏi làn đạn của Ukraine sau khi ném bom quốc gia Đông Âu này.
Đoạn video được người dùng mạng xă hội sử dụng để tuyên truyền sai sự thật về chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine

"Máy bay Nga đă tài t́nh tránh bị tên lửa bắn rơi sau khi thả BOM... Điều này c̣n hơn cả một cuộc chiến tranh... Putin đang dạy cho NATO một bài học nhớ đời" - Một tài khoản chia sẻ đoạn video trên Twitter viết, kèm theo nhiều hashtag liên quan.
Đáng nói, có tới 2 kênh truyền h́nh của Ấn Độ, bao gồm Kênh tin tức Mathrubhumi và Kênh truyền h́nh TV9, đă phát sóng đoạn video này khi đưa tin về t́nh h́nh ở Ukraine.
Sự thật là ǵ?
Khi truy vết đoạn video trên, Alt News phát hiện ra nó từng được đăng tải trên You Tube vào tháng Một năm nay. Đây là bằng chứng cho thấy đó không phải là h́nh ảnh trong chiến dịch quân sự mà Nga vừa phát động vào Ukraine.
Đáng nói, đoạn video gốc có thời lượng dài hơn 14 giây so với đoạn video được lan truyền trên mạng xă hội, và nó ẩn chứa một thông tin quan trọng: Phần mô tả và tiêu đề giới thiệu rằng đây là một cảnh trong video game ARMA 3 ra mắt năm 2013.
Theo Atl News, Arma 3 là tựa game bắn súng chiến thuật trong thế giới mở, mô phỏng chân thực cuộc chiến tranh quân sự quy mô lớn.
Các cảnh quay trong tṛ chơi điện tử này từng nhiều lần được sử dụng để lan truyền thông tin không đúng sự thật trong bối cảnh các cuộc xung đột quân sự. Atl News cho biết họ đă 'vạch trần' sự thật về nội dung video này vài lần trước đây.
Tháng 1/2020, Boom Live - một trang web kiểm chứng thông tin khác của Ấn Độ, đă phát hiện một đoạn video (cũng từ game ARMA 3) được sử dụng để lan truyền thông tin về cuộc xung đột giữa các đơn vị quân đội Mỹ và Iran.
"Một đoạn video đang được lan truyền, cho thấy t́nh huống giống như các khẩu đội pḥng không của Mỹ đang chuẩn bị bắn hạ các đơn vị tên lửa của Iran, là sai sự thật. Đoạn clip này đă bị cắt từ một đoạn video do người dùng tạo ra dựa trên tṛ chơi điện tử ARMA-3" - Boom Live cho hay.
Tháng 5/2021, Reuters đưa tin, một cảnh quay từ game ARMA-3 đă được sử dụng như cảnh tác chiến của hệ thống pḥng không Iron Dome (Israel) trong cuộc xung đột với Hamas.
Tháng 9/2021, phóng viên Mohammed Zubair của Alt News phát hiện một đoạn video từ tṛ chơi điện tử này được tờ Republic sử dụng để đưa tin về việc Pakistan hỗ trợ Taliban tấn công Liên minh phương Bắc ở Panjshir.
Chưa hết, website kiểm chứng thông tin Politifact của Mỹ vào tháng 12/2021 báo cáo rằng, một đoạn clip từ game ARMA 3 đă được chia sẻ để tuyên truyền thông tin sai sự thật về "nỗ lực thất bại của Trung Quốc khi phát động các cuộc không kích gần Đài Loan".
VietBF @ Sưu tầm