"Chúng ta có thể chấm dứt bệnh ung thư" ông Biden chia sẻ trong ngày 2 tháng 2/2022.
Hôm nay, tôi tự hào thông báo kế hoạch của chúng ta để tăng cường chương tŕnh Cancer Moonshot như một nỗ lực của Biden-Harris.
Mục tiêu của chúng ta là cắt giảm tỷ lệ tử vong do ung thư ít nhất 50% trong 25 năm tới.
Nó táo bạo, tham vọng và hoàn toàn có thể làm được.
Mục tiêu chương tŕnh Ung thư Moonshot:
- Cắt tỷ lệ tử vong do ung thư ít nhất 50% trong 25 năm tới
- Biến nhiều bệnh ung thư từ án tử h́nh thành bệnh măn tính mà người ta có thể sống cùng
- Tạo trải nghiệm hỗ trợ hơn cho bệnh nhân và gia đ́nh (1)
https://www.whitehouse.gov/cancermoonshot/
Nhớ thời trước khi tranh cử ông Biden cam kết xử lư căn bệnh ung thư nếu trở thành Tổng thống Mỹ. Và nay ông đang thực hiện điều đó, ông Biden khẳng định: “Trong sự nghiệp của ḿnh, tôi đă làm việc rất chăm chỉ. Tôi cam kết với các bạn rằng, nếu tôi trở thành Tổng thống Mỹ, các bạn sẽ thấy điều quan trọng nhất thay đổi nước Mỹ đó là chúng ta sẽ chữa trị được căn bệnh ung thư”.
Khi c̣n giữ chức Phó Tổng thống, ông Biden từng tham gia dự án “Cancer Moonshot” đầu tư cho nghiên cứu về ung thư, đẩy mạnh ngăn chặn, chẩn đoán và điều trị căn bệnh quái ác này. Sau khi rời Nhà Trắng, ông Biden c̣n thành lập Sáng kiến Ung thư Biden chuyên về nghiên cứu căn bệnh này. Một người sử dụng mạng xă hội Twitter đă phản ứng: “Nếu ông Joe Biden thực sự có thể chữa được bệnh ung thư th́ điều này đồng nghĩa với việc người giàu sẽ không c̣n phải chết v́ ung thư nữa”. Trên thực tế, có hơn 100 loại ung thư nên khó có một phương pháp điều trị nào có thể chữa trị được hoàn toàn tất cả các loại ung thư.
Thành công của hai loại vaccine pḥng COVID-19 do các hăng dược Pfizer và Moderna sản xuất đang mở ra hy vọng về các loại vaccine chống ung thư dựa trên công nghệ mRNA. Cuộc đua lúc này đă bắt đầu.
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hầu hết mọi người chưa bao giờ nghe nói đến vaccine mRNA (mRNA là vật liệu di truyền cho cơ thể biết cách tạo ra protein). Vaccine pḥng COVID-19 do Pfizer/BioNTech và Moderna sản xuất là những loại vaccine mRNA đầu tiên được sử dụng ở người. Tuy nhiên công nghệ này trên thực tế đă được phát triển từ nhiều năm trước, và trong số các bệnh mà nó đang thử nghiệm có ung thư.
Vào giữa tháng 6/2021, công ty công nghệ sinh học Đức, BioNTech thông báo bệnh nhân đầu tiên đă được điều trị thử nghiệm vaccine ung thư giai đoạn 2 BNT111 do họ phát triển. Vaccine này sử dụng công nghệ mRNA tương tự như vaccin COVID-19 của Pfizer-BioNTech.
Anna Blakney, Phó giáo sư tại Trường Kỹ thuật Sinh hóa thuộc Đại học British Columbia (Canada) cho biết: “Tương tự như cách thức hoạt động của vaccine mRNA chống lại SARS-CoV-2, vaccine ung thư mRNA huấn luyện hệ miễn dịch của bạn nhận ra một loại protein nhất định trên bề mặt tế bào ung thư”. Mục tiêu của vaccine ung thư mRNA là hướng dẫn hệ miễn dịch tấn công các tế bào có protein đó.
Ông John Cooke, Giám đốc y tế của Chương tŕnh Liệu pháp điều trị RNA tại Trung tâm Tim mạch DeBakey - Bệnh viện Houston Methodist ở Texas (Mỹ) cho biết: “Về cơ bản, ư tưởng là để hệ miễn dịch nhận ra bệnh ung thư”.
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), căn bệnh quái ác này đă giết chết gần 10 triệu người trong năm 2020.
Lư do ung thư có thể phát triển và có khả năng giết chết bệnh nhân là nó có thể né tránh hệ thống miễn dịch. Ông Cooke nói: “Chúng bay dưới tầm radar kiểm soát của hệ miễn dịch”.
Vaccine cá nhân hoá
Vaccine thường được cho là dược phẩm pḥng ngừa, nhưng những người tham gia thử nghiệm của BioNTech và các chương tŕnh vaccine khác đều đă mắc bệnh ung thư hắc tố da giai đoạn cuối.
Theo ông Cooke, với một số loại ung thư, như u hắc tố da, ta có thể t́m thấy sự thay đổi chung gây ra bởi ung thư ở hầu hết những người mắc bệnh. Đây là cách tiếp cận mà BioNTech đă sử dụng. Các nhà nghiên cứu đă xác định được bốn loại kháng nguyên đặc hiệu cho bệnh ung thư. Hơn 90% khối u hắc tố da ác tính ở bệnh nhân đă biểu hiện ít nhất một trong những kháng nguyên này.
Nhưng việc tạo ra một loại vaccine duy nhất để chống lại các loại ung thư khác có thể rất khó khăn.
David Braun, bác sĩ kiêm nhà khoa học tại Viện Ung thư Dana-Farber của trường Đại học Harvard. cho biết: “Điều khác biệt ở bệnh ung thư là hầu hết những thay đổi xuất hiện ở một bệnh nhân ung thư riêng lẻ là duy nhất. Rất ít biến đổi đó thực sự giống nhau ở các bệnh nhân."
Điều này có nghĩa là vaccine cần được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân. Bác sĩ Braun đang nghiên cứu vaccine peptide ở bệnh nhân ung thư thận, và mục tiêu là các nhà khoa học có thể yêu cầu hệ miễn dịch tấn công khác nhau ở các bệnh nhân khác nhau dù họ mắc cùng một loại ung thư.
Braun nói với trang DW: “Những ǵ chúng tôi đang cố gắng vận hành là một cách tiếp cận được cá nhân hóa hơn, một loại phương pháp trị liệu miễn dịch chính xác, nơi chúng tôi thực sự cố gắng tạo ra một loại vaccine tùy chỉnh cho từng bệnh nhân”. Theo ông, cách tiếp cận tương tự cũng đang được sử dụng trong các loại vaccine công nghệ mRNA.
Điều này đ̣i hỏi phải giải tŕnh tự DNA và RNA của khối u trong cơ thể bệnh nhân và t́m ra điều ǵ khiến cho khối u trở thành độc nhất [khác với những bệnh nhân khác mắc cùng loại bệnh].
Nhà nghiên cứu Cooke tại Bệnh viện Houston Methodist cho biết: “Sau đó, ta sẽ so sánh nó với mô b́nh thường và t́m kiếm sự khác biệt trong căn bệnh ung thư cụ thể đó”.
Tùy thuộc vào loại ung thư, các nhà khoa học có thể tạo ra vaccine pḥng ngừa cho những người có nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư nhất định.
Tại Bệnh viện Houston Methodist, một nhóm các nhà nghiên cứu đang phát triển vaccine pḥng ngừa ung thư cho những người có nguy cơ bị ung thư cao, chẳng hạn những người có đột biến BRCA 2 có nguy cơ cao mắc ung thư vú.
Ông Cooke cho biết vaccine pḥng ung thư hiện đang được thử nghiệm trên các mẫu động vật dưới dạng protein, và bước tiếp theo là chế tạo chúng dưới dạng RNA.
Tại sao lại sử dụng công nghệ mRNA?
Không chỉ v́ thành công của vaccine mRNA COVID-19 mà các nhà khoa học mới quan tâm đến việc chế tạo vaccine mRNA cho các bệnh khác.
Ông Cooke giải thích: “RNA dễ sản xuất hơn rất nhiều. Rất nhiều vaccine được sản xuất dựa trên protein, nhưng với vaccine mRNA, các nhà khoa học chỉ cần viết mă cho một loại protein, thay v́ tạo ra các protein”.
Phillip Sharp, Giáo sư sinh học tại Viện Công nghệ Massachussetts (MIT) đă đồng đoạt giải Nobel Sinh học/y học năm 1993 nhờ phát hiện ra gien tách và RNA nối vào những năm 1970. Công việc của ông đă góp phần tạo ra vaccine COVID mRNA pḥng COVID-19 mà hàng triệu trên thế giới đang được tiêm ngày nay.
Giáo sư Sharp cho rằng việc các nhà khoa học phát hiện ra cách để bảo vệ RNA và tạo ra nó với số lượng đủ lớn để sử dụng làm vaccine là một bước tiến lớn về mặt kỹ thuật.
Trong khi đó, ông Cooke không nghĩ sẽ có một loại vaccine toàn cầu chống lại bệnh ung thư, nhưng ông tin rằng, giống như các nhà khoa học đă có thể loại bỏ một số bệnh truyền nhiễm, điều tương tự cũng sẽ xảy ra đối với một số bệnh ung thư.
“Chúng ta sẽ có một mũi tên khác trong cuộc chiến chống ung thư”, ông Cooke khẳng định.
Tiến sỹ Trần Bá Thoại chia sẻ: Ung thư là nhóm bệnh gây tử vong đứng thứ hai sau bệnh tim mạch. Do đó, pḥng ngừa và điều trị ung thư đang là mối quan tâm lớn không chỉ của ngành y tế, mà cả cộng đồng xă hội. Ngoài ba phương pháp kinh điển là phẫu thuật, hóa trị, và xạ trị, liệu pháp miễn dịch là phương pháp thứ tư đang được nghiên cứu phát triển. Trong liệu pháp miễn dịch này, vaccine là hướng chủ động, sớm, đặc hiệu và nhiều hứa hẹn nhất.
Người khỏe mạnh, mỗi ngày cơ thể cũng phát sinh 5 đến 6 ngàn tế bào đột biến, dị dạng. Nhờ hệ thống miễn dịch tấn công, tiêu diệt các tế bào này không thể phát triển thành tế bào ung thư. Do đó, suy giảm chức năng miễn dịch cũng là một yếu tố nguy cơ khiến ung thư cho con người. Và liệu pháp "vaccine ung thư" nhằm mục đích loại bỏ các tế bào ung thư thông qua việc kích hoạt và tăng cường khả năng tấn công chống lại các tế bào ung thư của hệ thống miễn dịch.
Khác với tế bào khỏe mạnh, trên bề mặt các tế bào ung thư có một số phân tử cấu tạo nhất định gọi là “kháng nguyên đặc hiệu ung thư”. Vaccine điều trị ung thư thường được chiết trích từ khối u có các kháng nguyên đặc hiệu này, lại được tăng cường với tá dược hỗ trợ, được tiêm vào người để kích thích miễn dịch. Các tế bào miễn dịch đuôi gai (dendritic cells) sẽ nhận diện các tế bào ung thư và khởi động quá tŕnh thực bào, rồi chuyển chuyển thông tin “ung thư” đến các tế bào lympho, để các tế bào này tấn công tiêu diệt các tế bào ung thư.
Một số vaccine ung thư được điều chế cho từng bệnh nhân. Những loại vaccine này sản sinh từ mẫu khối u của người bệnh, nên cần phải phẫu thuật để lấy một mẫu khối u đủ lớn để tạo ra vaccine cần thiết.
Vaccine peptide là tiêm trực tiếp kháng nguyên ung thư vào cơ thể. Hệ thống miễn dịch nội tại phát hiện, tấn công các kháng nguyên và giết chết các tế bào ung thư. V́ vaccine peptide này phụ thuộc vào khả năng miễn dịch của bệnh nhân, nên thường không hiệu quả ở người ung thư bị suy giảm miễn dịch.Vaccine kháng nguyên định sẵn này sản xuất nhanh nhưng tính đặc hiệu thấp.
Vaccine tế bào đuôi gai là chiết xuất từ các tế bào đuôi gai của chính cơ thể bệnh nhân, được nuôi cấy và biệt hóa nhân tạo. Các tế bào đuôi gai này có kư ức miễn dịch về các kháng nguyên, nên sẽ phản ứng tốt với tế bào ung thư. Vaccine tự thân có đặc hiệu cao v́ kháng nguyên từ khối u của chính bệnh nhân, nhưng việc sản xuất tốn thời gian và chi phí rất cao hơn, hơn nữa trên cùng một bệnh nhân vị trí khối u thường có tính kháng nguyên khác nhau, nên không thể dùng một loại vaccine để nhận dạng và tấn công hết.
Nhiều vaccine trị ung thư c̣n “thử nghiệm” !
Hiện nay, hầu hết các vaccine điều trị ung thư đều đang qua các thử nghiệm lâm sàng (clinical trials) liên quan người t́nh nguyện viên. Danh sách các cơ quan bị ung thư đang thử nghiệm lâm sàng vaccine khá dài gồm: Bàng quang, Năo bộ, Vú, Cổ tử cung, Đại trực tràng, Thận, Máu, Phổi, Da, Tủy xương, Tụy tạng, Tiền liệt tuyến.
Về lư thuyết,vaccine trị ung thư có ba lợi điểm: (1) một rất đặc hiệu, chỉ chống đúng tế bào ung thư và để yên tế bào lành, (2) hai ít hay không có tác dụng phụ so với hóa và xạ trị; và (3) ba rất tiện dụng, như tiêm các vaccin thông thường, có thể điều trị cho bệnh nhân ngoại trú. Trên thực tế, vẫn c̣n một số thách thức,và đa số vaccine ung thư đang được thử nghiệm lâm sàng. Hy vọng trong tương lai chúng ta có thêm vũ khí mới chống lại ung thư, căn bệnh gây tử vong hàng thứ hai trên thế giới.
(1)
We can end cancer as we know it.
Today, I’m proud to announce our plan to supercharge the Cancer Moonshot as a central effort of the Biden-Harris Administration.
Our goal is to cut the cancer death rate by at least 50% over the next 25 years.
It’s bold, ambitious, and completely doable.
The Cancer Moonshot will work to:
- Cut the cancer death rate by at least 50% over the next 25 years
- Turn more cancers from death sentences to chronic diseases people can live with
- Create a more supportive experience for patients and families