Những thời khắc quan trọng nhất đón năm mới đă đến. Cái Tết thật sự của người Việt bùng lên vào trước giờ phút đón giao thừa làm ấm ḷng người, dù mọi thứ có phôi phai bởi những khó khăn của đời sống, hiểm nguy của dịch bệnh và những câu chuyện xă hội đầy chê chán. Nh́n Huế, Sài G̣n, Hà Nội tựa nhau gượng đón xuân về, chợt nhớ đến bài tiểu luận “Tâm Lư Ngày Tết” của học giả Phạm Quỳnh viết vào năm 1930 mà ngậm ngùi.
“Tết, cái từ ma thuật dường như chứa đựng niềm vui mênh mông của cả một dân tộc vô tư và vui vẻ, mỗi lần một năm mới bắt đầu, lại quên bẵng đi tất cả mọi tai ương và khó khăn của họ đă phải chịu đựng suốt năm qua, và sẵn sàng khởi đầu lại cuộc sống trong hy vọng và niềm vui!”, bài viết có đoạn ghi như vậy.
Quả vậy, người Việt thường chọn những ngày đón năm mới, như một cách để tạm thanh tẩy những sân hận, loại bớt ưu phiền và hứa hẹn với nhau về một tương lai khác tươi đẹp hơn những ngày ḿnh đang sống. Dân tộc ngàn năm gắn liền với văn minh lúa nước, chọn những ngày nghỉ ngơi thích nghi với khí hậu, thời vụ và dần biến mọi thứ thành tập quán tự nhiên, hội tụ mọi con người về cùng một niềm vui.
Đọc Tâm Lư Ngày Tết của học giả Phạm Quỳnh, mới biết chuyện tranh căi muốn bỏ ngày Tết Âm lịch, để chỉ ăn Tết theo Dương lịch đă nổi lên từ những năm 1930. Mà khởi nguyên, chính các nhà cải cách ở Trung Hoa cũng muốn vận động chỉ nên ăn Tết Dương lịch, bởi chính quyền th́ dùng lịch Tây để quản lư hành chính và ngày lễ. Thế nhưng nhân dân th́ chỉ muốn ăn Tết theo lịch cổ truyền. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo phong trào này – và một khi đă có ư muốn băi bỏ, th́ lúc nào người ta cũng sẽ tạo ra rất nhiều lư do.
Trong một xă hội muốn kiểm soát triệt để, Tết dân gian sẽ là thứ chướng tai gai mắt. Bởi mọi thứ diễn ra, được coi là vô chính phủ, nếu không có sự thỏa hiệp từ chính quyền. “Nhưng ta có thể đoán trước được rằng tập tục rồi sẽ mạnh hơn luật pháp”, học giả Phạm Quỳnh viết, “cái Tết nhà nước (lịch Tây) nó sẽ không phải Tết thật, và cái Tết thật không c̣n là Tết nhà nước, nhưng sẽ không v́ thế mà không vượt hơn hẳn cái Tết kia về mọi mặt uy tín và mọi vẻ rực rỡ vốn gắn liền với truyền thống nhiều ngàn năm”.
Những người muốn bỏ cái Tết cổ truyền, phần lớn được coi là “thành phần cấp tiến”, c̣n phía muốn giữ, thường bị gọi là “thủ cựu”. Nhưng với những quốc gia vẫn tự hào ngày Tết truyền thống của ḿnh như Tây Tạng, Thái Lan, Campuchia th́ họ có sai lầm hay thủ cựu không? Thậm chí đa dạng hơn như ở Ấn Độ, thời điểm đón năm mới khác nhau tùy thuộc vào mỗi địa phương. Miền Bắc chào đón năm mới vào tháng 4; trong khi miền Nam vào trung tuần tháng 3; ở bang Kirala vào tháng 6; ở miền Tây Ấn tháng 11-12… th́ họ có cần chủ trương xóa bỏ tất cả, so với việc chỉ ăn Tết Dương Lịch chính thức hay không?
Khoảng vài thập niên gần đây, lời kêu gọi bỏ Tết Âm lịch ở Việt Nam cũng ngày càng rộ lên. Bên cạnh lời phàn nàn về chuyện lạc hậu, hủ tục… quan trọng nhất là song hành với tâm lư ghét Trung Quốc Cộng sản, và không muốn dính líu đến một Trung Quốc Cộng sản. Nhưng điều đáng nói, là những nhà thiên văn cổ của Trung Hoa hàng ngàn năm trước, tạo ra bộ lịch này, họ hoàn toàn không biết ǵ về - hoặc dính líu ǵ – đến chế độ Cộng sản tồi tệ hôm nay.
Giáo sư Vơ Ṭng Xuân, được coi là một người danh tiếng trong việc đi đầu chuyện bỏ Tết Ta. Câu nói hay được nhắc tới của ông là “phải bỏ Tết âm lịch th́ đất nước mới giàu được”. Nhưng liệu điều đó có tự nhiên ập tới sau khi đất nước ngừng ăn tết âm lịch, bất chấp một thể chế lèo lái kinh tế kém cỏi, chỉ có thể tạo ra của cải bằng truyền thống bán sức cần lao của nhân dân – cách thức cũ kỹ không khác ǵ bộ lịch Trung Hoa? Và nếu dứt khoát là vậy, th́ lư giải ra sao Trung Hoa vẫn ăn Tết âm lịch và vẫn là quốc gia giàu có hàng đầu thế giới hiện nay?
“Tết là ǵ? Tết là tiếng gọi mênh mông của tất cả những con người của nước Nam, trong dịp đổi mới toàn bộ của đất trời và của muôn vật, gài lên niềm tin vào cuộc sống cùng niềm khát khao hạnh phúc và an vui của ḿnh”, học giả Phạm Quỳnh viết, và ông c̣n nhấn mạnh “Tết không những là ngày lễ của người sống; nó c̣n là, chủ yếu ngày lễ của những người chết thật sự tham dự vào cuộc sống của gia đ́nh và con cháu ḿnh. Ngày hôm trước đó bằng một lễ nhỏ người ta thỉnh rước tất cả họ về cùng dự Tết với gia đ́nh. Rồi mỗi ngày hai lần người ta mời họ dùng hai bữa ăn chính, chưa kể là các cuộc cúng dâng trà, hoa quả, bánh trái. Cuối ngày thứ ba hay thứ tư, là lễ lớn tiễn đưa, và các linh hồn được coi như trở về thế giới bên kia, mang theo những lời chúc tụng và những lời tâm sự của người thân mà họ vừa chia sẻ cuộc sống trong mấy ngày và bây giờ họ để lại ở thế giới bên này, nhưng vẫn luôn theo dơi, ban phúc bảo bọc”.
Quả vậy, Tết Ta của Việt Nam ngàn năm nay, không chỉ là niềm vui của người đang sống, mà c̣n là sự kết nối quá khứ với tương lai. Là sự nối tiếp truyền thống gia đ́nh và kính trọng những người già, những người đă khuất.
Tôi có lẽ đă cũ kỹ, và không đủ sự quyết liệt để dứt khoát từ bỏ Tết Ta như nhiều người đang kêu gọi. Tôi luôn ám ảnh trong tâm trí ḿnh những cái Tết Ta với mùi hương trầm trên bàn thờ ông bà và đêm giao thừa, những lời nguyện cầu thầm lặng gửi đến một thế giới khác và khát vọng với tương lai. Khi đứng trước tổ tiên và ngày tháng mà ngàn đời đă chọn, tôi nghe ḿnh là người Việt. Tôi tin rằng một đất nước tốt đẹp hơn, là con người và hệ thống chính trị tự sửa ḿnh trước khi đ̣i thay đổi những điều đă thành nếp, thành cảm nhận tự nhiên với mùa màng, và nhất là của tiền nhân đă chọn.
Nếu Phạm Quỳnh c̣n sống, vị học giả Tây học uyên bác này chắc cũng sẽ nhất định đứng về phía những người muốn giữ ǵn một h́nh thái văn hóa Việt xưa, mà vốn ông đă viết “Nếu một ngày nào đó phải bỏ phiếu xóa bỏ nó đi, th́ mặc tất cả những lư lẽ hay ho người ta có thể đưa ra để biện minh, tôi tin rằng tôi sẽ bỏ phiếu chống, dù có phải mang tiếng là một kẻ bảo thủ ngoan cố hay hỗn xược”.
Tôi đă chứng kiến những người Việt ở Mỹ, Úc, Canada… đón Tết Dương lịch, rồi sau đó vẫn hối hả kiếm cho ḿnh cặp bánh chưng, đôi phong bao ĺ x́, chút chè mứt… cho cái Tết Âm lịch cận kề giữa thế giới không ai cùng chung suy nghĩ với họ. Dù không muốn bỏ Tết âm lịch, nhưng họ vẫn như không c̣n có thể đón Tết như ở quê nhà, mà chỉ có thể ngồi lại chút ít giờ với nhau, cùng tấm ḷng rung động chung theo thời khắc đến, tựa như hồn sông núi, tổ tiên thúc giục họ hướng về quê mẹ.
Mà bỏ ǵ nữa, những ngày nghỉ Tết Ta ở Việt Nam giờ đâu c̣n như xưa. Chẳng c̣n lê thê như lời chỉ trích, cũng chẳng c̣n hủ tục hay tiêu xài xa xỉ. Rất nhiều người già ở Việt Nam hôm nay cô đơn ngồi nhà đêm giao thừa và mồng Một, v́ con cháu đă rộn ră lên lịch du xuân đâu đó. Đám trẻ nhỏ giờ cũng không c̣n nhiều đứa đ̣i hỏi ĺ x́ như một tệ nạn ngày xưa. Có chăng là những người làm việc quần quật quanh năm, dành dụm được chút ít và tất tả chạy được về với gia đ́nh ḿnh ở thôn quê, thong thả sum vầy đôi bữa. Hay Tết giờ đây chỉ c̣n mùi nhang trầm gợi nhớ về một cái Tết Việt Nam ngàn xưa, giờ đă lắm nhạt nḥa.
Thượng Chi (Phạm Quỳnh)