Các nhà thiên văn học cuối cùng cũng biết giải mã được bí ẩn hình thành các thung lũng sông cổ đại trên sao Hỏa.
Ngày nay, sao Hỏa có thể khô như sa mạc, nhưng hành tinh này đã từng ẩm ướt đến mức toàn bộ cảnh quan được tạo nên bởi nước.
Những trận lũ lụt dữ dội trên mặt đất đỏ, khoét sâu các vực trên bề mặt sao Hỏa và đổ lượng lớn trầm tích làm thay đổi hình dạng của cảnh quan. Trái ngược với sự chuyển động của nước làm thay đổi cảnh quan như vậy trên Trái đất, chúng diễn ra nhanh chóng, với khoảng thời gian chỉ trong vài tuần.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, lũ lụt này là do vỡ hồ miệng núi lửa trên bề mặt sao Hỏa và phổ biến hơn chúng ta tưởng rất nhiều.
Nhà địa chất học Tim Goudge của Đại học Texas tại Austin cho biết: “Nếu chúng ta nghĩ về cách trầm tích được di chuyển qua cảnh quan trên sao Hỏa cổ đại, thì lũ lụt do vỡ hồ là một quá trình thực sự quan trọng trên hành tinh đỏ. Và đây là một kết quả khá ngạc nhiên vì chúng đã được coi là dị thường trong một thời gian dài".
So với Trái đất, sao Hỏa khá nhiều miệng núi lửa. Đó là bởi vì các quá trình như xói mòn và hoạt động kiến tạo đã xóa bỏ rất nhiều hố va chạm khỏi bề mặt Trái đất; kết quả là hai hành tinh có cấu tạo bề mặt rất khác nhau. Trên sao Hỏa, sự xuất hiện của các miệng núi lửa cổ đại có nghĩa là hàng tỉ năm trước, khi hành tinh đỏ vẫn còn ẩm ướt, các hồ ở miệng núi lửa rất phổ biến.
Khi những hồ này trở nên quá đầy, chúng sẽ vỡ và gây ra lũ lụt, tàn phá cảnh quan xung quanh. Nghiên cứu trước đây về hình ảnh vệ tinh đã tiết lộ một số miệng núi lửa bị vỡ này và các thung lũng sâu mà lũ lụt gây ra ở gần đó.
Lần này, Goudge và nhóm của ông đã có một cách tiếp cận khác. Thay vì kiểm tra các miệng núi lửa riêng lẻ và xung quanh chúng, nghiên cứu của họ bao gồm 262 hồ miệng núi lửa sao Hỏa bị vỡ và cách chúng định hình bề mặt sao Hỏa.
Nhóm có rất nhiều hình ảnh chi tiết về bề mặt sao Hỏa, nhờ nhiều năm vệ tinh quay quanh hành tinh đỏ. Từ đó, nhóm có bản đồ về các thung lũng sông trên sao Hỏa. Các nhà nghiên cứu đã lấy những bản đồ này và xếp các thung lũng sông thành hai loại: Những thung lũng liên quan tới vết nứt của miệng núi lửa và những thung lũng hình thành dần dần từ miệng núi lửa.
Ngoài ra, họ đã tính toán thể tích của các thung lũng bị xói mòn dựa trên các phép đo chiều sâu và chiều rộng thu được bằng các phép đo vệ tinh - và đưa ra một phát hiện đáng ngạc nhiên.
Các hệ thống thung lũng hình thành bởi lũ lụt do vỡ miệng núi lửa chỉ chiếm 3% tổng chiều dài của các thung lũng bị nước xói mòn trên bề mặt sao Hỏa. Nhưng 3% này sâu hơn rất nhiều so với phần còn lại - độ sâu trung bình là 170,5 mét so với 77,5 mét.
Với tất cả các số liệu được cộng lại, các thung lũng do lũ lụt của miệng núi lửa chiếm ít nhất 24% số lượng thung lũng trên sao Hỏa.
Do tác động này quá rõ nét, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng nó có thể có ảnh hưởng lâu dài đến cảnh quan xung quanh và các hệ thống sông, bất chấp thời gian lũ lụt diễn ra ngắn ngủi. Các thung lũng sâu do lũ tạo ra có thể đã làm giảm mực nước, thiết lập các mức thấp mới cho dòng chảy của nước. Điều này sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến các hệ thống sông đã có từ trước.
Các nhà nghiên cứu cho biết, tất cả những điều này có thể giải thích một số đặc điểm của địa hình sao Hỏa thường được cho là do khí hậu, chẳng hạn như các thung lũng lồi lõm. Thay vào đó, địa hình này có thể là phản ứng đối với sự gián đoạn ở mức cơ sở do lũ lụt vì vỡ miệng núi lửa gây ra.
Nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đừng nên cho rằng các quá trình trên Trái đất sẽ diễn ra theo cách tương tự trên các hành tinh khác. Mặc dù các thế giới đá trong Hệ Mặt trời có nhiều điểm tương đồng, nhưng sự khác biệt của chúng có thể rất lớn.
|