Học giả Trung Quốc đă cảnh báo về khoảng cách trong việc nghiên cứu so với đối thủ Mỹ, nhận xét rằng Mỹ học (nghiên cứu về Mỹ) của Trung Quốc "quá yếu" so với Trung Quốc học ở Mỹ.

Mỹ học th́ ít, Trung Quốc học lại nhiều
Học giả Trung Quốc đă cảnh báo về khoảng cách trong việc nghiên cứu so với đối thủ Mỹ, nhận xét rằng Mỹ học (nghiên cứu về Mỹ) của Trung Quốc "quá yếu" so với Trung Quốc học ở Mỹ. Vấn đề này lần đầu tiên được nhắc tới trong bài phát biển của ông Wang Jisi, Chủ tịch Học viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Đại học Bắc Kinh.
"Tôi cảm thấy hơi xấu hổ và không thoải mái về việc Mỹ học của chúng tôi quá yếu," ông Wang - một trong những học giả hàng đầu của Trung Quốc về Mỹ nói. "Chúng tôi - người Trung Quốc luôn nói rằng Mỹ học của chúng tôi sâu hơn và rộng hơn Trung Quốc học ở Mỹ - tôi nghĩ đó là điều không chính xác."
Ông Wang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến có sự tham dự của các nhà ngoại giao Trung Quốc để khai trương Trung tâm Nghiên cứu về Mỹ mới tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Chiết Giang ở Hàng Châu.
Ngày càng có nhiều đồng thuận rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ duy tŕ sự cạnh tranh quyết liệt trong tương lai gần, mặc dù Mỹ có người lănh đạo mới. Các nhà ngoại giao Trung Quốc tiếp tục thúc giục các quan chức của chính quyền ông Joe Biden "sửa chữa" các chính sách về Trung Quốc của người tiền nhiệm Donald Trump. Tuy nhiên, giới học thuật Trung Quốc đă cởi mở hơn trong việc thừa nhận bản chất thay đổi của quan hệ song phương - Giáo sư Wang của Đại học Bắc Kinh hồi tháng 1 cho rằng sự đối đầu Mỹ - Trung sẽ vượt lên trên cả cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc và sự khác biệt địa chính trị.
Trong bài phát biểu của tháng này, ông cũng kêu gọi sự chú ư đến t́nh trạng xảy máu chất xám của các chuyên gia về các vấn đề Mỹ ở Trung Quốc.
Ông Wang cho biết: "Thật là đáng buồn khi rất nhiều người trong chúng tôi đến Mỹ để học khoa học xă hội lại chuyển sang nghiên cứu về Trung Quốc. Những học giả được Mỹ gửi đến Trung Quốc cũng đang nghiên cứu về Trung Quốc, vậy làm thế nào để chúng ta có thể phát triển sự hiểu biết sâu sắc về Mỹ?"
Thế bất lợi của Bắc Kinh khi bị "chảy máu chất xám"
Nhà sử học Ren Donglai đă than thở vào năm 2005 rằng, khi Trung Quốc bắt đầu gửi những sinh viên xuất sắc nhất về nghiên cứu Mỹ tới Mỹ vào những năm 1980, th́ hầu hết họ đều viết luận án về Trung Quốc. Ông Ren là một trong những người đầu tiên giảng dạy tại Đại học Johns Hopkins.
Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nam Kinh Zhu Feng, cho biết t́nh trạng chảy máu chất xám vẫn là một vấn đề nan giải. Ông nói: "Nhiều nhà nghiên cứu đă đến Mỹ và hiểu rơ nhất về Mỹ th́ giờ đă ở lại Mỹ."
Ông đồng ư rằng kiến thức của giới học thuật Mỹ và Trung Quốc "không tương xứng". "Tồn tại cách biệt rơ ràng với phía Mỹ về hiểu biết thực tế tổng thể và khả năng giải thích lịch sử và tương lai theo cách chiến lược và học thuật."
Sự chênh lệch đó một phần cũng là do sự thiếu tự do học thuật ở Trung Quốc, ông Zhu bổ sung.
"Đây là một vấn đề nghiêm trọng v́ có vẻ như Trung Quốc đang chuẩn bị tham gia vào cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ, mặc dù Bắc Kinh vẫn chưa thừa nhận điều đó," ông Zhu nói, giải thích rằng lời khuyên từ các học giả có đầy đủ kiến thức và thông tin sẽ đặc biệt có giá trị.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đă nói rằng mối quan hệ của Mỹ và Trung Quốc "sẽ cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể và đối trọng nhau khi bắt buộc". Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hồi tháng trước cho biết Bắc Kinh không có ư định cạnh tranh với Washington, mặc dù ông thừa nhận quan hệ đang ở “một ngă rẽ mới”.
VietBF @ Sưu tầm