Theo kế hoạch, Nga sẽ chuyển giao cho Ấn Độ lô tên lửa S-400 đầu tiên trong năm nay và các hệ thống c̣n lại sẽ được bàn giao nốt trong những năm tiếp theo.
Ấn Độ sẽ cử hàng chục binh sĩ đến Nga để huấn luyện hệ thống tên lửa pḥng không S-400 mà nước này đă đồng ư mua từ Nga, một động thái có thể sẽ không có lợi với Mỹ, quốc gia đă coi New Delhi là đối tác quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương của ḿnh.
Tuần trước, hăng tin thông tấn Tass dẫn lời Đại sứ Nga tại Ấn Độ Nikolay Kudashev cho biết, Quân đội Ấn Độ sẽ cử khoảng 100 nhân viên tới Nga tham gia các khóa huấn luyện khi hợp đồng mua bán vũ khí sẽ sớm được thực thi.
Theo kế hoạch, Nga sẽ chuyển giao cho Ấn Độ lô tên lửa S-400 đầu tiên trong năm nay và các hệ thống c̣n lại sẽ được bàn giao nốt trong những năm tiếp theo.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đă đồng ư mua hệ thống tên lửa đất đối không di động S-400 của Nga trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào năm 2018. Truyền thông Ấn Độ đưa tin giá trị của thương vụ là 5,4 tỷ USD (gồm 5 hệ thống) và New Delhi đă thanh toán một phần cho Moscow vào năm 2019.
S-400 có tầm bắn vài trăm km và có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo. Ấn Độ đang gấp rút xây dựng quân đội một phần v́ tranh chấp với Trung Quốc đang kéo dài.
Quan hệ giữa New Delhi với Bắc Kinh đă diễn biến căng thẳng liên quan tới biên giới tranh chấp kể từ tháng 5 năm ngoái khi 20 binh sĩ Ấn Độ bị tử vong trong cuộc đụng độ với binh lính Trung Quốc lần đầu tiên sau 45 năm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết thỏa thuận mua S-400 của Nga “là để đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia của chúng tôi”.
Tuy nhiên, thương vụ vũ khí có thể sẽ là một cái gai nhức nhối trong quan hệ Mỹ - Ấn, nhất là khi Nga đang mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác quân sự với Ấn Độ.
Việc Ấn Độ mua S-400 cũng có nguy cơ làm rạn nứt mối quan hệ của nước này với Tổng thống Mỹ Joe Biden, người vừa nhậm chức vào tuần trước. Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đă nhiều lần thúc giục Ấn Độ xem xét lại thỏa thuận do các lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt lên Nga.
Mỹ đă ban hành các lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ v́ Ankara mua S-400 của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên triển khai hệ thống vũ khí này là vào tháng 7/2019. Mỹ trừng phạt Ankara do lo ngại các bí mật quân sự nhạy cảm có thể bị ṛ rỉ ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thành viên của NATO.
Ấn Độ vẫn có truyền thống phụ thuộc vào vũ khí Nga nhưng mặt khác, quốc gia Nam Á này lại là một phần của nhóm Bộ Tứ (Quad), cùng với Mỹ, Nhật Bản và Australia theo đuổi một “Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương Tự do và Rộng mở” làm đối trọng chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
Tháng 10, Ấn Độ và Mỹ đă tổ chức cuộc họp 2 + 2 giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc pḥng hai nước. Hai bên đă đồng ư chia sẻ với nhau những dữ liệu vệ tinh nhạy cảm. Thỏa thuận này sẽ cho phép Ấn Độ tiếp cận thông tin t́nh báo chính xác về vị trí của binh lính Trung Quốc đóng tại khu vực biên giới cũng như các cơ sở quân sự của họ.
Hoạt động sử dụng vũ khí thường gắn liền với các bí mật quốc gia mà Mỹ lại coi Nga là đối thủ thù địch. V́ vậy, nhà phân tích quân sự Ấn Độ Samuel Rajiv nhận định, Washington chắc chắn sẽ không hoan nghênh việc Ấn Độ triển khai vũ khí do Nga sản xuất.
Bên canh đó, không thể loại trừ kịch bản Ấn Độ mua S-400 sẽ tác động tới chính sách của Tổng thống Joe Biden đối với Ấn Độ.
VietBF @ Sưu tầm