Topic April 30-1975 Stories - Page 45 - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức > School | Kiến thức 2006-2019


 
 
Thread Tools
 
Old  Default Topic April 30-1975 Stories
Nhớ 'một câu nhịn chín câu lành', người Việt sẽ không hung dữ

Hơn nhau không phải ở nắm đấm mà là ở khả năng học tập, làm việc, chia sẻ, thương yêu, tử tế với ḿnh, với người trong mối quan hệ với cuộc sống xung quanh!




Hạ cẳng tay, thượng cẳng chân sau khi va chạm giao thông - Ảnh do bạn đọc cung cấp

Cách đây mấy bữa, trên đường đi làm về, tôi thấy một đám đông ở Hàng Xanh (Q.B́nh Thạnh, TP.HCM), nghĩ là có kẹt xe. Tới gần mới phát hiện là vừa có vụ va quẹt và hai tài xế đang căi nhau, người đi đường ngang qua ai cũng lắc đầu.

Chuyện va quẹt trên phố đông như Sài G̣n giờ tan tầm là chuyện cơm bữa, nếu cảm thông và chia sẻ được th́ có lẽ người ta sẽ nhẹ nhàng cho qua, tôi nghĩ vậy!

Môi trường nhiều mầm mống bạo lực

Thường người ta sẽ nổi nóng khi gặp một chuyện bất như ư nào đó, như vừa bị sếp la, ra cổng cơ quan bảo vệ đùa một câu, liền sân si. Nỗi buồn, sự bực bội là thứ năng lượng chi phối hành xử khiến người ta không thể kiềm chế được cơn tức dâng lên, lây sang người khác.

V́ vậy, có người dễ nổi nóng đă cảnh báo: "Thấy tôi ‘khó ở’ là tránh xa xa giùm, không ăn mắng ráng chịu". Theo đó, người nóng lâu ngày họ cũng biết tính khí của ḿnh nên có "chống chỉ định" chuyện nói đùa, tiếp xúc lúc họ đang không vui, căng thẳng. Thực ra, khi quá mệt mỏi, phiền muộn trong ḷng, ta không c̣n giữ được ḿnh.

Có người bạn của tôi b́nh thường hiền queo, ai nói ǵ cũng cười. Bỗng một ngày, tôi hỏi "sao buồn dữ rứa?" lại bị bạn nạt cho một câu nghe chưng hửng. Trời, bạn ḿnh đây sao? Mới đầu tôi phản ứng vậy, nhưng chợt dừng lại v́ nhớ ra, đây không phải là bản chất của bạn. Có thể bạn đang có một nỗi niềm, áp lực từ cuộc sống, gia đ́nh, t́nh yêu hoặc bản thân đang trải qua bệnh tật, sự cố…

Ai cũng có lúc nóng giận, nếu ḿnh hiểu th́ sẽ không khiến ngọn lửa trong họ cháy phừng. Tôi im lặng và không bỏ mặc, cuối cùng cũng nghe được thổ lộ từ bạn. Bạn bị nhiều áp lực trong công việc: sếp chèn ép, đồng nghiệp t́m cách chơi khăm, lương không cao, phải chật vật trang trải cuộc sống…

Tất nhiên, nhiều người khó khăn hơn nhưng họ không nổi nóng. Đó là tính cách và sức chịu đựng của từng người. Sự nóng tính là một thói quen được huấn tập hằng ngày theo nguyên lư:

"Thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận".

V́ thế, các chuyên gia tâm lư khi chia sẻ với tôi về thói vũ phu của chồng vẫn thường lưu ư, có thể anh ấy từng bị bạo hành lúc nhỏ, từng sống gần những gia đ́nh lớn tiếng, ồn ào đánh căi nhau như cơm bữa.

Sự tác động của cuộc sống xung quanh lên tính cách con người theo hướng đó được ông bà xưa đúc kết rằng "gần mực th́ đen". Cái đen đó cần có thời gian thanh lọc để dần trắng, nhưng nếu vẫn tiếp tục nuôi dưỡng trong môi trường đen hơn th́ sẽ đen đậm hơn.



Ngày nay các văn hóa phẩm mang tính bạo lực vẫn đầy rẫy trên mạng và tồn tại trong cuộc sống, giải trí của nhiều người: từ game online đến phim ảnh. Thường ngày tiếp xúc với sự đánh đấm, máu me trong các "thức ăn tinh thần" đó khiến năo quen với những "mùi vị" của bạo lực, từ đó hành xử theo.

Những kẻ "giang hồ mạng" được ngưỡng mộ và thu tiền trăm triệu cũng chính là một "h́nh tượng" khiến người ta thay đổi suy nghĩ: cần ǵ học hành, tử tế, chỉ cần có "số má" là có thể lên đời.

Môi trường bên ngoài đă vậy, trong nhà trường, gia đ́nh cũng đầy mầm mống bạo lực, tránh sao người trẻ không hoang mang và hành xử theo cách tương tự. Đây mới là điều đáng lo, và người lớn muốn thay đổi không khí bạo lực lan tràn th́ chính bản thân phải nỗ lực để ứng xử nhẹ nhàng với nhau trước.

Nhẫn để yêu thương

Không thể có kết cục tốt với những người nóng nảy. Nhân vật Trương Phi trong Tam Quốc Chí là h́nh mẫu của nóng tính dẫn đến hư sự và mang họa sát thân. Ai cũng nóng nảy trong hành xử th́ chiến tranh sẽ nổ ra, thương vong là tất yếu.

Một câu nói đùa cũng thành chuyện lớn v́ con người ta quá nóng, quá hung dữ; đi nhậu lo hát karaoke cũng bị đánh chết th́… ôi thôi, cuộc sống quá kinh khủng. Pháp luật cần nghiêm minh để trừng trị việc vô cớ đánh, giết người nhưng đó là xử lư phần ngọn, c̣n cái gốc vẫn là giáo dục.

Làm sao để con người có thể chậm lại để phân tích kỹ hơn từng câu nói, từng biểu hiện của người khác, trong đó có thân nhân, bạn bè ḿnh để không chụp mũ rồi hành xử như người điên, người say?

Sống thiền hay b́nh tĩnh sống, sống chậm, sống có chánh niệm… là những cách sống theo tinh thần "nhẫn để yêu thương". Đầu tiên là thương ḿnh. Một người chỉ được người khác tin tưởng, nể trọng và giao việc khi có sự chín chắn, điềm tĩnh trong xử lư. Như vậy, người sống có lư trí, điềm tĩnh chính là cách sống lợi lạc tự thân.

C̣n cái lợi cho người xung quanh, nhất là người thân - thương th́ cũng dễ dàng để thấy. Con cái sẽ học được nhiều điều hay ho từ bố mẹ có cách sống nhẹ nhàng, t́nh cảm. Đó mới là gia tài quư giá để lại cho con.

Hành xử nóng tính dẫn tới hư việc, hại người th́ ṿng lao lư chờ ḿnh là chắc chắn. Một khi đă gây ra sự cố mới hối th́ đâu c̣n kịp. Nhiều người b́nh luận thiếu niên 16 tuổi rút dao đâm chết người nhắc ḿnh chuyện chạy xe chính là "anh hùng rơm", chứng tỏ với bạn gái nhưng rồi được ǵ sau lần ra tay đó? Tù tội và có thể mất luôn bạn gái.

Ai đợi và ai chấp nhận một người giết người làm người yêu, người chồng, người cha tương lai?

Thực ra, sân si - ai cũng có. Cái chính là cách quản lư năng lương tiêu cực đó để những năng lượng tích cực phát triển. Để làm được điều đó, phải xây dựng lối sống nhân văn từ chính mỗi gia đ́nh, người lớn dạy trẻ nhẫn nhịn để an lành như ông bà ḿnh nhắc "một câu nhịn chín câu lành".


Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 04-14-2019
Reputation: 603329


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	425_1_nho-mot-cau-nhin-chin-cau-lanh-nguoi-viet-se-khong-hung-du.jpg
Views:	0
Size:	27.4 KB
ID:	1365590
florida80_is_offline
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161 florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
The Following 2 Users Say Thank You to florida80 For This Useful Post:
Kevin1 (05-12-2019), Vietnamese (04-15-2019)
Old 06-22-2019   #881
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Tư Thế Cho Giấc Ngủ An Lành









Ngủ là một nhu cầu tất yếu và vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người. Trong một ngày 24 giờ th́ giấc ngủ chiếm trung b́nh trên dưới 8 tiếng đồng hồ, tức là 1/3 thời gian cuộc sống là dành cho giấc ngủ.





Theo các bác sỹ, trẻ em ở độ tuổi phát triển, trong khi ngủ cơ thể tiết ra các hormone tăng trưởng nên trẻ em chỉ phát triển tốt về thể trạng và trí tuệ nếu có được giấc ngủ đủ, sâu và thoải mái. Đối với người làm việc lớn tuổi, giấc ngủ chính là thời gian để thần kinh nghỉ ngơi, cơ thể tái tạo lại sức khỏe, chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Thành ra, nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, kém minh mẫn, trí nhớ suy giảm, mất khả năng tập trung và năng lực làm việc kém hiệu quả.

Muốn có được một giấc ngủ ngon, sâu th́ việc chọn tư thế ngủ là rất quan trọng. Trong Luật tạng Phật giáo, đức Phật dạy các đệ tử nên chọn thế ngủ bên phải mà không được ngủ với các tư thế khác. “Ngọa tu hữu hiếp, danh cát tường thụy, bất đắc ngưỡng ngọa, phúc ngọa, cập tả hiếp ngọa.” (Nằm phải nằm nghiêng hông bên phải gọi là ngủ “kiết tường”. Chẳng đặng nằm ngữa, nằm sấp, cùng nằm hông bên trái.)



Theo bộ Sa di luật giải, nằm ngữa là cách nằm của loại Tu la. Nằm sấp là lối nằm theo điệu Ngạ quỷ. Nằm hông bên trái là lối nằm theo những người tham dục. Là đệ tử Phật phải nằm như “Sư tử vương” xuôi thân nghiêng bên phải sát chiếu chồng hai chân, ngậm miệng tay bên phải gối đầu, duỗi tay bên trái để xuôi ḿnh, tâm tưởng nghỉ nhớ, chớ quên niệm huệ. Trong tất cả các loài thú, chỉ có sư tử là uy mănh mạnh bực nhất; là đệ tử Phật cũng lấy cái sức cần mẫn tinh tiến, dũng mănh bền bực nhứt ấy.
Sở dĩ mà gọi thế ngủ như Sư tử vương là thế ngủ Cát tường. Bởi v́, khi nằm nghiêng hông bên phải, thân không day trở, niệm không quên mất, ngủ chẳng ngủ nhiều, không mê, và không chiêm bao điềm dữ.

Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia tư vấn sức khỏe cho thấy rằng một vài tư thế ngủ không đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nội tạng của con người. Ví dụ:


Nằm sấp: Với tư thế này, ngực sẽ bị ép vào, tim, phổi, các nội tạng cũng bị ảnh hưởng. Người ngủ sẽ dễ gặp ác mộng hơn. Khi nằm sấp, đầu sẽ phải nghiêng sang trái hoặc phải. Điều này ảnh hưởng tới sự lưu thông máu ở da mặt khiến da bị lăo hóa nhanh, da cổ cũng bị nhăn do nghiêng đầu sang một bên. Bạn cũng dễ bị vẹo cổ, đau gáy, chảy nước miếng…


Nằm ngữa: Nằm ngữa với hai chân duỗi thẳng dễ gây ra áp lực lên các cơ, khớp xương, dây chẳng ở lưng và cổ, dễ gây ra chứng đau lưng. Người lớn tuổi, béo ph́ nếu nằm ngữa dễ gây ngáy. Tuy nhiên, người bị cao huyết áp, tai biến mạch máu năo nên chọn tư thế này v́ rất có lợi cho tuần hoàn máu năo và cơ thể. Tư thế này cũng tốt cho trẻ nhỏ.


Nghiêng bên trái: Đây là tư thế gây hại cho tim và nội tạng, v́ tim nằm bên trái của lồng ngực, đầu ra của ruột non thông với ruột già đều nằm ở phía bên trái. Bạn dễ mắc các bệnh lư liên quan tới dạ dày hoặc làm bệnh về tim và dạ dày nặng hơn. Nếu bạn bị sỏi mật th́ không nên chọn tư thế này v́ sỏi sẽ bịt cuống mật gây đau đớn.


Nghiêng bên phải: Với tư thế này lục phủ, ngũ tạng sẽ nằm đúng vị trí giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Đây là cách nhanh chóng xóa tan mệt mỏi và giúp bạn phục hồi được sức khỏe sau giấc ngủ ngon. Ngoài ra, tư thế này c̣n giúp cột sống được kéo giăn, giảm áp lực do sức nặng từ phần trên cơ thể đè lên.



Chúng ta nên biết: Các nhà dưỡng sinh thời xưa cho rằng việc nằm nghiêng về bên phải và để cho hai chân, tay hơi co lại sẽ rất tốt cho cơ thể. Khoa học hiện đại cũng chứng minh rằng với tư thế này, các bó cơ bắp trên toàn thân sẽ được thư giăn nhiều nhất, giúp bạn có giấc ngủ ngon, sâu hơn.


Như vậy nằm nghiêng hông bên phải để ngủ theo Phật giáo gọi là thế ngủ Cát tường (Cát tường thụy). Thế ngủ này rất khoa học, giúp bạn ngủ sâu, ngủ ngon không chiêm bao điềm xấu, máu huyết lưu thông, luôn giữ chánh niệm không mê sảng trong khi ngủ.


Tài liệu tham khảo:
1. Thích Hành Trụ, Sa Di Luật Giải, NXB Tôn giáo, 1999.
2. Website: www.tangthuphathoc.net/gioiluat/02-sadiluatnghi.
florida80_is_offline  
Old 06-22-2019   #882
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Đời Này Ta C̣n Được Gặp Bố Mẹ Mấy Lần?








Đêm qua, tắt TV xong lên giường nằm đọc sách nhưng chẳng vào. Bật điện thoại nghe FM, t́nh cờ nghe được một câu chuyện khiến ta giật ḿnh tự hỏi: Đời này ta sẽ c̣n gặp bố mẹ ḿnh bao nhiêu lần nữa?


Có người mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một lần. Nếu bố mẹ c̣n sống được 20 năm nữa th́ họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Nhưng với nhiều người, bố mẹ có thể c̣n sống trên đời này khoảng 10 năm nữa thôi, vậy là chỉ c̣n 10 lần gặp mặt bố mẹ. Khoảng thời gian bố mẹ c̣n trên đời này của mỗi người có thể ngắn hơn nữa; chắc có người trong chúng ta không dám nghĩ tiếp!





Chủ đề mà chương tŕnh phát thanh đưa ra tṛ chuyện cùng thính giả xoay quanh câu chuyện của một chàng trai từ miền quê tới thành phố xa xôi lập nghiệp. Sau khi học xong, anh ở lại thành phố và bắt đầu đi làm. Rồi thời gian trôi đi; 5 năm liền anh không về quê thăm bố mẹ được một lần.







Mới đây, anh đón được bố mẹ ḿnh đến sống cùng ḿnh ở thành phố th́ không lâu sau, người mẹ được phát hiện là bị ung thư giai đoạn cuối. Theo lời bác sĩ, thời gian cho mẹ anh chỉ c̣n khoảng 1 năm, và khoảng thời gian đó đang từ từ ngắn lại khi mỗi ngày trôi qua…





Giờ đây, ngoài lúc đi làm, anh dành tất cả thời gian c̣n lại để ở bên mẹ ḿnh. Anh nhớ lại tất cả những ǵ mà bố mẹ đă dành cho anh từ thuở ấu thơ và nhận ra rằng ḿnh thật có lỗi với bố mẹ. Lúc này, anh mới thấy được sự quư giá của những khoảnh khắc được ở bên bố mẹ ḿnh.





Trên đất bạn mà sao nghe câu chuyện lại thấy giống với cuộc sống đang diễn ra trên quê hương ḿnh đến vậy! Đời này ta sẽ c̣n được gặp bố mẹ ḿnh bao nhiêu lần? Chàng trai kia cũng sẽ giống như đa số chúng ta. Nếu như mẹ anh không lâm bệnh nặng, cuộc sống cứ đều đều trôi qua th́ anh cũng chẳng thể nào nhận ra được những ǵ quư giá đang dần rời bỏ ḿnh.





Xă hội không ngừng phát triển, cuộc sống ngày càng nhiều áp lực. Mỗi người đều mải lo cho sự nghiệp và cuộc sống bề bộn của ḿnh: Bàn chuyện làm ăn, t́m kiếm cơ hội, quan hệ xă hội, thù tiếp khách khứa bạn bè, rồi học thêm cái này cái kia… Nhiều người ở xa quê, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhưng cũng có người sống gần bố mẹ ngay trong cùng một thành phố mà cũng chẳng có thời gian tới thăm bố mẹ được vài lần trong năm.





Chúng ta có thực sự là bận đến mức không c̣n thời gian để giành cho bố mẹ ḿnh không? Có phải như thế thật không nhỉ?


Nhớ có lần bạn tôi cũng đă hỏi: “Mỗi năm anh về thăm bố mẹ được mấy lần?”. Nhưng lúc đó tôi cũng không để tâm, chỉ trả lời là “hai, ba lần ǵ đó” rồi chẳng nghĩ ngợi ǵ nữa. Mới đây thôi, ngồi tṛ chuyện cùng anh giám đốc công ty, anh ấy bảo “các cụ cứ thích tất cả các con ở loanh quanh đâu đấy không xa nhà ḿnh để khi muốn là gặp được ngay mới thoả”. Tôi nghe xong cũng cười đồng ư rồi chẳng nghĩ ngợi ǵ nữa.





Lúc trước tôi chẳng hiểu sao cứ mỗi dịp có một trong 3 anh em về thăm nhà là y như rằng, mẹ tôi lại hỏi sao cả mấy đứa không cùng về, hay là “chúng nó bận việc không về được à?”. Tôi chỉ cười mẹ tôi sao hay “thắc mắc” vậy, rồi cũng chẳng nghĩ ngợi ǵ nữa…


C̣n bây giờ th́ tôi cũng đang nghĩ: Đời này ḿnh c̣n được gặp bố mẹ bao nhiêu lần?






Sưu tầm
florida80_is_offline  
Old 06-22-2019   #883
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Tờ Khai Sanh Oan Nghiệt - Phan







Tác giả là một nhà báo, người phụ trách một cột mục trên tạp chí Ca Dao tại Dallas, đă nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là hồi kết bài viết mới của ông, với lời ghi: “Gởi chút niềm riêng...”
*
1.
…Cha tôi đánh mẹ tôi như cơm bữa, lần cuối cùng, năm tôi 6 tuổi. Hôm đó, cha về nhà với người đàn bà son phấn chứ không xoàng xĩnh như mẹ tôi. Sáu tuổi đầu nhưng tôi đă linh cảm được đại sự xảy Ra! Thay v́ chạy trốn đ̣n như mọi lần cha về th́ tôi chạy xuống bếp với mẹ để nhớ đời về trận đ̣n kinh khủng mà mẹ tôi phải gánh chịu. Cha đuổi mẹ ra khỏi nhà bằng những câu chửi tục tằn, những hành vi ghê sợ. Người đàn bà kia đứng khoanh tay nh́n cha tôi đá cái ḷ củi đang cháy mà trên đó là nồi cơm chiều đang sôi. Có lẽ do nước cơm đang sôi làm phỏng chân v́ cha đi dép chứ không phải giày nên ông nóng giận hơn b́nh thường và đă trút cơn thịnh nộ lên mẹ tôi một trận đ̣n kinh khủng. Ong đá mẹ tôi liên miên đến không đứng dậy nổi, cuối cùng là nắm tóc và giập đầu mẹ vô vách đến khi ḍng máu đỏ chảy dài xuống mặt th́ người đàn bà kia can Ra, không cho đánh nữa. Bà at mở bóp đầm, lấy Ra cái khăn tay để hỉ mũi… chứ không phải lau máu cho mẹ tôi.



Mẹ nắm tay tôi, lom khom v́ đau đến không đứng thẳng người lên được, trở lên nhà trên, mẹ xốc thằng em tôi đang ngủ dúi ở góc nhà. Mẹ vác nó lên vai, cố tha lưng nó cho đừng khóc nữa. Chúng tôi Ra khỏi nhà trong bóng chiều chạng vạng. Người đàn bà kia đứng lặng nh́n theo… tương lai của bà. Con chó phân bua vài tiếng sủa, rồi quyết định chạy theo những kẻ khốn cùng.





Chúng tôi đi bộ thật gần để sang nhà bà nội. Mẹ tôi gởi chị em tôi cho bà nội để đến nhà ông y tá trong xóm băng bó vết thương v́ máu chảy đầm đ́a. Nội xua đuổi chúng tôi làm om x̣m cả xóm. Chú Tư tôi ngoài quán nhậu, nghe chuyện trở về nhà. Ong Ra lệnh cho bà nội giữ đứa con trai, (năm đó, em tôi 4 tuổi) và Ra lệnh cho mẹ dẫn tôi đi đâu th́ đi, đừng về nhà nữa, đừng đến đây nữa. Mẹ tôi miễn cưỡng gởi lại thằng em tôi cho bà nội, nhưng nó khóc la, không chịu rời mẹ tôi. Chú Tư táng nó một bạt tai đến sặc máu mũi, chửi tới ba đời nhà nó. Mẹ tôi không cho đánh nó nữa bằng cách ôm nó vào ḷng mẹ. Chú Tư trút giận lên mẹ tôi c̣n tàn nhẫn hơn cha tôi. Chú đánh mẹ tôi như đánh chó. Đá lăn lông lốc trên sân… Tôi không c̣n khóc la nổi nữa, chỉ đứng há hốc miệng Ra nh́n. Thằng em tôi thôi khóc, máu mũi nó chảy xuống đỏ cả ngực áo nó lẫn áo tôi, nó vùng Ra khỏi tay tôi đang ôm nó trong lo sợ, nó dơng dạc chỉ mặt chú Tư! "Đụ má mày chú Tư." Ông cho nó một đá văng Ra ngơ, nó giẫy đàng đạch như con cá lóc bị đập đầu. Mẹ tôi ḅ Ra ngơ, lôi thằng em tôi và gọi tôi. Chạy. Con chó chạy theo…




Đêm đó, chúng tôi ngủ sạp ngoài chợ Chồm hổm là ngôi chợ tự phát, mọc lên sau "giải phóng". Bờ sông băi rác trước đây nhưng có lợi thế trên bờ dưới bến, thuận tiện cho việc mua bán của ghe thương hồ. Đêm xuống, mấy chiếc ghe thương hồ Leo lét đèn băo và tiếng hát lời ca vang lên cùng tiếng đàn vọng cổ. Tôi quá lạnh, sợ và đói nên không ngủ được, rúc vô mẹ tôi th́ thằng em không nhường hơi ấm, nó xô tôi Ra. Tôi ôm con chó, khóc thút thít… rồi lịm đi.




Khuya, mấy người Phường đội, du kích, công an… đi bắt vượt biên làm náo động mấy chiếc ghe thương hồ đă yên giấc. Họ bắt chúng tôi Chung với những người lạ, những người vượt biên lớ ngớ không biết chạy di đâu. Tất cả những người bị bắt, được giải về Công an Phường. Sáng hôm sau, công an nhận mặt ba mẹ con tôi là người địa phương nên thả Ra chứ không đưa đi trại giam.




Mẹ dẫn chị em tôi xuống cuối chợ, mua cho mỗi đứa một trái bắp luộc và dặn ngồi ngoan ở đó để mẹ đi xin việc làm. Con chó cũng kêu đói ăng ẳng đ̣i phần, mẹ nhường cho nó củ khoai lang luộc là phần của mẹ. Bây giờ, tôi mới thấy trên đầu mẹ tôi được buộc lại như đeo tang, máu khô c̣n đầy ở mang tai và gương mặt tím bầm nhiều chỗ. Chúng tôi ăn xong, ngồi ngoan một chỗ để mẹ đi gánh nước và rửa tô cho hàng hủ tiếu. Con chó lẽo đẽo theo mẹ đi gánh nước…




Từ đó, chúng sống ngoài chợ. Tối ngủ coi đồ cho hàng hủ tiếu khỏi dọn bàn ghế về nhà như trước đây. Gia đ́nh tôi cũng quen được ông bà Mười làm nghề thương hồ. Ong bà lên hàng là cả ghe cá mắm tới rau trái, dừa khô, khoai lang, bí đỏ… Họ mua bán trao đổi không hết hàng th́ để lại cho mẹ tôi bán chợ chiều v́ công việc phụ hàng hủ tiếu chỉ bán chợ sáng. Những ngày tháng ấy, tôi thấy mẹ tôi cười khi chợ vắng tanh về tối và thằng em tôi chơi với con chó nhiều hơn chơi với chị.




Chuyện ba mẹ con tôi sống ngoài chợ được đồn đến tai cha tôi và chú Tư cũng đồng nghĩa với hết yên ổn từ hôm bà nội đi chợ. Bà ngồi ăn bún thịt nướng chả gị thơm lừng. Tôi không giữ nổi thằng em như lời mẹ tôi dặn ḍ, nó vùng khỏi tay tôi để chạy đến bà nội xin ăn v́ thịt nướng thơm lắm! Bà nội hất nguyên tô bún vô mặt nó. Bảo lượm lấy mà ăn! Chửi ba đời chín kiếp nhà nó. Nó không lượm thịt nướng chả gị dưới đất mà chỉ thẳng vào mặt bà nội! "Đụ má mày bà nội". Người dưng cười hả hê bao nhiêu th́ mẹ tôi bị chú Tư ra chợ đánh cho một trận c̣n thê thảm hơn thế. Chiều tối hôm sau, tới phiên cha tôi ghé chợ, đánh cho mẹ tôi một trận nữa, đánh tới gẫy xương sườn. Từ đó về sau, thằng em tôi chỉ nói một câu: "Đụ má". Ai hỏi nó ăn hôn? Chơi hôn? Ngủ hôn? Đi đái hôn?... nó chỉ trả lời…! Người kẻ chợ gọi nó là "thằng Đụ má".




Chị em tôi sống nhờ cơm ông Mười nấu dưới ghe, bà Mười đưa mẹ tôi đi nhà thương chưa về. D́ Hường (cháu gọi bà hủ tiếu bằng d́, là người làm côn việc gánh nước, rửa tô với mẹ tôi). D́ mua cho chúng tôi hai bộ đồ mới… là tất cả những ǵ tôi c̣n nhớ được tới hôm nay.




Ông ngoại (ông Mười) bỏ chị em tôi xuống ghe, con chó đă bị người ta bắt trộm làm thịt trong hôm mẹ tôi đi nhà thương. Chúng tôi khóc con chó quá mức nên quên khóc cho mẹ dở sống dở chết nơi đâu chúng tôi cũng không biết! Ông ngoại đưa chị em tôi về nhà ngoại ở dưới quê. Bà ngoại ở bệnh viện chờ bác sĩ "hàn xương sườn" cho mẹ tôi. Ông ngoại nói với chị em tôi như thế. Chúng tôi được ở nhà ngoại với d́ Hai, (d́ bị té sông hồi nhỏ nên tâm thần lăng đăng). Nhưng d́ biết nấu cơm cho chúng tôi ăn, d́ biết ca vọng cổ, hay lắm! Không nhớ bao lâu th́ mẹ tôi cũng được ông bà ngoại đưa về quê. Từ đó, mẹ tôi làm người đi trao đổi hàng hóa từ thành phố về, thu mua đặc sản trong xóm, sắp sẵn cho ông bà ngoại về tới là lên hàng và xuống hàng, đi liền. Ông bà ngoại không phải ở lại xóm một hai hôm để mua bán, trao đổi hàng hóa với xóm làng v́ đă có mẹ tôi lo.




Thương vụ của ông bà ngoại phát đạt nhờ có mẹ tiếp sức. Ông bà ngoại tôi tin là mẹ tôi đă đem may mắn đến gia đ́nh có bốn người con gái nên làm ăn ạch đụi hoài! Từ hồi có mẹ tôi th́ gia đ́nh ông bà ngoại đă đủ Ngũ Long Công Chúa nên ai cũng ăn nên làm ra. Trừ d́ Hai bị tâm thần nên không lập gia đ́nh, c̣n lại các d́ kế đều tự nhiên làm ăn được nên khá lên. Cả nhà ngoại thương mến mẹ con tôi đến độ ông bà ngoại gả chồng cho mẹ tôi với người đàn ông trong xóm, cũng làm nghề thương hồ và vợ chết khi sanh đứa con thứ hai cho ông. Mẹ tôi chưa đồng ư chuyện cưới hỏi th́ chú Tư đă xuống tới nơi, tố cáo với công an địa phương là ông bà ngoại tổ chức vượt biên nên mẹ con tôi bị bắt lần nữa. Ông bà ngoại xạt nghiệp lần đó, phương tiện làm ăn chỉ là cái ghe thương hồ mà bị cấm hoạt động v́ tội đưa người; chứa người vượt biên th́ c̣n ǵ để sống! Ngoại bán ghe để chạy chọt cho họ thả chúng tôi ra.




D́ dượng ba của tôi đă âm thầm chuẩn bị cho chúng tôi ra khỏi trại giam với lệnh phải trở về Sài g̣n trong ngày. Nhưng d́ dượng đón chúng tôi khi xe đ̣ rời Vĩnh Long không xa và đưa chúng tôi đi trốn trong g̣ mả - ngoài đồng hoang cả tuần tới hôm đi vượt biên.




2.




Chúng tôi đến đảo như mọi người vượt biên khác và khác người là ba mẹ con thui thủi, không biết có được đi định cư ở nước thứ ba v́ hoàn toàn không có thân nhân ở ngoại quốc. Cơ may bất ngờ là có một gia đ́nh vượt biên như chúng tôi, họ có thơ của thân nhân ở Pháp gởi tới trại. Trong thơ có mấy câu tiếng Pháp do đứa cháu nội của ông già vượt biên viết hỏi thăm ông nội, nhưng ông không biết đọc tiếng Pháp. Mẹ tôi dịch được sang tiếng Việt cho ông hiểu. Nhờ đó, mẹ tôi quen chú Thành. Chú giỏi tiếng Anh và làm việc cho ban lănh đạo trại để giúp đỡ đồng bào tỵ nạn, chứ chú đi Mỹ lúc nào cũng được v́ gia đ́nh chú đă sang Mỹ từ lâu.




Ngày tháng, những gia đ́nh vượt biên cùng chuyến đă đi định cư, chỉ c̣n gia đ́nh tôi ở miết v́ không người bảo lănh đi nước thứ ba; cũng không phái đoàn nào nhận chúng tôi đi bất cứ đâu để khỏi bị cưỡng bức hồi hương. Chú Thành quyết định làm đám cưới với mẹ tôi ngay bên trại tỵ nạn. Đám cưới được Ban lănh đạo trại tổ chức cho và có mấy phái đoàn ngoại quốc dự đám cưới nữa nên gia đ́nh tôi đi Mỹ với chú Thành, khá dễ dàng.




Tôi không tưởng tượng được sự giàu sang của gia đ́nh chú Thành, khi tôi tới Mỹ. Nhưng tôi không được sống trong căn nhà lộng lẫy, gọi bà cụ hiền khô là bà nội. Chúng tôi sống riêng ở một căn aparterment. Cuối tuần, chú Thành ghé thăm.




Mẹ tôi, một lần nữa lăn xả vào cuộc sống mới v́ hai đứa con nhỏ. Ai cũng khen mẹ tôi giỏi giang v́ tới Mỹ mấy ngày thôi đă lội tuyết đi làm cho tiệm fast-food Mỹ. Đêm, ngồi may tới khuya lơ để kiếm tiền. Từ khi mua được chiếc xe hơi cũ, cuối tuần nào mẹ cũng chở chúng tôi đến thăm bà… với quà bánh cho bà rất hậu.




Cuộc sống chúng tôi ổn định dần th́ bà bị trợt té gẫy chân, phải nằm bệnh viện lâu v́ giập lá lách nữa. Mẹ chú Thành có bốn người con trai th́ ba người con dâu trước đây không công nhận mẹ tôi là em dâu út, nhưng bây giờ cần người vô bệnh viện với mẹ chồng th́ gọi vợ Ut Thành! (Tôi đă bắt đầu biết suy nghĩ về gia cảnh của ḿnh và hoàn cảnh của mẹ v́ tôi đến Mỹ năm 10 tuổi, bây giờ đă sắp 13).




Mẹ tôi nói với chú Thành là mẹ xin nghỉ vacation, sau đó nghỉ không ăn lương để có thể chăm sóc cho bà. Nhưng mẹ nói với tôi: "Chú Thành đă cứu chúng ta, bây giờ mẹ phải giúp chú ấy. Mẹ bị buộc thôi việc v́ nghỉ nhiều quá, nên không có tiền lương nữa. Cũng không có thời giờ may để kiếm tiền trả tiền thuê aparterment…" Mẹ dạy tôi may và tôi đă ngủ gục trên bàn may nhiều lần để có tiền trả aparterment, năm tôi 13 tuổi.




Khi bà được xuất viện về nhà, mẹ tôi vẫn chăm sóc bà thêm mấy tháng. Khi bà tự nói: Bà đă có thể tự túc một ḿnh, mẹ tôi nên đi làm lại để nuôi con. Bà cho mẹ tôi một số tiền lớn lắm, có thể mua được căn nhà để ở. Nhưng mẹ tôi không lấy và tŕnh ra giấy ly dị với chú Thành mà mẹ đă kư sẵn để trả lại tự do cho chú Thành như thoả thuận của mẹ với chú Thành từ hồi làm đám cưới bất đắc dĩ bên đảo.




Tôi với thằng em, phản đối v́ chúng tôi đă thân quen với chú Thành như con với cha, dù chú không ăn ở với mẹ tôi. Tôi nhớ lần cuối đến thăm bà vào ngày cuối tuần v́ mẹ tôi quyết định dời đi tiểu bang khác sinh sống. Mẹ không giải thích lư do nhưng tôi lờ mờ hiểu là mẹ muốn xa bà và chú Thành.




Hôm đó thật buồn, bà ngồi trên ghế bành và khóc. Cuối cùng, bà tuốt cái nhẫn trên tay bà mà bà nói là quà cưới của bà. Bà trịnh trọng trao cho mẹ tôi: "Bác không có con gái để trao lại cái nhẫn này nên bác cho cháu. Về chuyện của cháu với thằng Thành, nó là người tín nghĩa trong việc giúp cháu qua được Mỹ, hai đứa phải mang danh nghĩa vợ chồng trên giấy tờ mà nó th́ sống độc thân mấy năm nay. Nó chờ cháu đó! Cháu cứ nhận cái nhẫn gia bảo này như cháu là người xứng đáng được bác trao lại kỷ vật của gia đ́nh. Nếu cháu nhận thêm ư nghĩa thứ hai - là cái nhẫn đính hôn cho con trai của bác th́ bác cảm ơn cháu thật nhiều."




Mẹ tôi khóc, chị em tôi cũng khóc, mẹ đưa tay cho bà đeo nhẫn vào.




Chúng tôi trở về aparterment của chúng tôi. Tôi bắt đầu suy nghĩ về t́nh cảm của người lớn! Tôi ước ǵ chú Thành đến tặng hoa cho mẹ tôi v́ nhẫn đính hôn th́ bà đă trao rồi. Tôi hỏi thằng em: "Mày có muốn chú Thành làm ba của ḿnh hôn?" Nó trả lời tôi bằng cái ôm chị hai thật lâu. (Nó là người khô khan t́nh cảm tới lạnh lùng, nó không thích nói và chỉ thích đánh lộn.) Không ngờ, mẹ tôi khóc sau lưng chúng tôi - hôm đó là thứ bảy. Sáng hôm sau, chú Thành ghé aparterment chở chúng tôi đi chơi như chú hứa. Hai chị em tôi xin qua cây xăng - sát bên aparterment mua kẹo để mang theo ăn. Mẹ tôi đang chuẩn bị đi làm, mẹ tôi đi làm liên tu bất tận…




Lần đầu tiên, chúng tôi nói dối mẹ với chú Thành v́ chúng tôi băng qua chợ Mỹ, mua một bó hoa hồng rẻ nhất (loại người ta đă bỏ ra ngoài tủ lạnh chưng hoa với bảng giá 50% off, v́ tiền chúng tôi có tới đó thôi!) Chúng tôi mang về, dúi vô tay chú Thành và hai đứa đứng yên. Chú nh́n chúng tôi thật lâu sau lớp kính cận rất dày của chú… chỉ có nước mắt chảy ra. Cuối cùng, chú cũng tiến đến mẹ tôi để trao bó hoa, chú trao luôn ra cái hộp bé xíu mà xinh xắn đến tuyệt vời…




Ba mẹ tôi đă ôm nhau thật lâu - trước mặt chị em tôi - để vài năm sau - tôi có thêm đứa em cùng mẹ khác cha. Lần đầu tiên từ khi đến Mỹ, mẹ tôi bỏ việc không làm để đi chơi. Ngày chủ nhật đầu tiên trong đời chị em tôi được đi chơi với cha mẹ. Chiều về, ăn nhà hàng sang trọng để hai chị em tranh nhau cái toilet mà ói v́ đứa nào cũng không quen với cao lương mỹ vị.




3.




Hai năm trước, tôi ghé thăm ba mẹ nhằm hôm ba đi câu với thằng em khác cha của tôi. Mẹ đưa tôi lá thơ viết tay có dấu Bưu điện Sài g̣n chứ không phải Vĩnh Long. Tôi b́nh tĩnh theo phản xạ của người trưởng thành dị biệt. Tôi ngồi nghĩ về ngôi chợ Chồm hổm ở bờ sông Dương Bá Trạc…




…Nhớ ba lần về Việt Nam, gia đ́nh tôi đều thuê xe về thẳng Vĩnh Long. Lần đầu về thăm ông bà ngoại và các d́; lần sau về xây mộ cho ông ngoại; lần cuối về xây mộ bà ngoại. Mẹ tôi về một ḿnh trong lần thứ tư để chôn cất d́ Hai đă măn phần v́ chứng tâm thần từ nhỏ của d́ nên d́ kém thọ. Không biết lần về một ḿnh, mẹ tôi có ghé thăm bên nội?! Tôi không nghĩ mẹ tôi c̣n ghé bờ sông Dương Bá Trạc làm ǵ! Nhưng bằng cách nào mà bên nội biết được địa chỉ của mẹ? Tôi không hỏi, cũng không đọc thơ dù phong b́ đă xé. Tôi ngồi lặng thinh, kư ức trở về năm lên 6 tuổi của ḿnh với ḷng oán hận tới ứa nước mắt. Mẹ tôi nói: "V́ lá thơ có liên quan tới con nên mẹ phải đưa cho con." Tôi ngước lên nh́n mái tóc bạc sớm của mẹ, đôi vai gầy và đôi mắt sâu… làm tôi không nói được lời oán trách nào hết! Mẹ ngồi xuống bên tôi như đêm đầu ngủ chợ, vết thương trên mang tai mẹ chỉ c̣n vết sẹo lu mờ, máu khô nâu đă sạch nhờ ơn chú Thành chùi rửa! Không biết mẹ có biết vết thương trong ḷng tôi với em tôi không bao giờ khép miệng!




Một tuần trôi qua, tôi mất ngủ hoàn toàn v́ ṭ ṃ muốn đọc lá thơ nhưng lại tự ḷng không cho ḿnh đọc. Tôi không muốn xát muối lên vết sẹo c̣n mưng mủ trong ḷng em tôi. Tôi không muốn làm tổn thương chú Thành khi ơn chú chưa trả mảy may! V́ ở vai tṛ người cha kế, chú xử tệ với chị em tôi th́ đă sao? Ngược lại, chú thương tôi bằng vất vả, hy sinh, chia sẻ… cho đứa con gái nhiều mặc cảm về gia đ́nh và xuất xứ bản thân. Chú khổ sở với tánh t́nh hung bạo, hận thù tất cả, không tin ai ở đời… của thằng em bất trị của tôi. Không ít lần nó làm cho chú suưt vô tù, mất việc, tiền bạc tiêu tan trong những lần phải bồi thường cho những người mà nó gây hại cho người ta. (Nó đánh người vô cớ khi chợt nhớ về thù hận đâu đâu trong tuổi thơ của nó.) Nó quên tiếng Việt đến 99%! Phần trăm c̣n lại là câu "Đụ má". Mỗi lần nh́n mẹ tôi cắn răng chịu đựng những cơn đau nội tạng bị tổn thương khi trở trời. Nó chửi thề tiếng Việt ỏm tỏi, mắt long lên giận dữ như con chó điên! Những lúc ấy, tôi an ủi, vỗ về nó để nó đừng ra đường đánh đại - bất cứ ai mà nó thấy mặt. Chú Thành lặng lẽ săn sóc mẹ tôi hết khăn nóng tới khăn lạnh. Chú nói chơi mà tôi khóc thiệt, "Lau ṃn da cũng không hết cái đau bên trong! Tụi con ngoan ngoăn nghe lời, cố gắng vươn lên… mới là cái khăn lông lau được nhức nhối trong ḷng của mẹ con. Hai đứa ráng lên…"




Tôi đến nhà em tôi sau cú điện thoại nó gọi, tôi đoán được việc nó đă thu xếp trước với anh rể v́ chồng tôi ít khi để tôi đi đâu môt ḿnh trong ngày nghỉ cuối tuần. Tôi đến một ḿnh và người vợ mới cưới của nó cũng vắng nhà vô cớ để chỉ có hai chị em tôi gặp nhau. Tôi ngồi chưa nóng ghế th́ ba tôi đến - chú Thành ở trại tỵ nạn năm xưa - nay đă già, qua hai tṛng kính cận thật dày, đôi mắt nhân từ độ lượng của ông vẫn như xưa - người đàn ông khuôn mẫu trong quyết định của tôi khi lập gia đ́nh v́ chồng tôi giống chú đến 90%, mười phần trăm c̣n lại là khoảng cách tuổi tác của hai người.




Ba chúng tôi không vào chuyện được khi chai rượu vang đă gần cạn. Chú Thành hỏi tôi:




- "Con đă đọc lá thơ của ba con chưa?"




Tôi trả lời:




- "Dạ chưa"!




Chú nói:




- "Không cần đọc nữa! V́ mẹ con đă đưa chú đọc.




Chính chú nói:




- Cứ đưa cho con để con quyết định. Nội dung bức thơ do cha con viết, chỉ một yêu cầu: Con bảo lănh ông ấy sang Mỹ v́ thằng Thắng (em tôi) không có giấy khai sanh. Con th́ có. Cha con cũng không có giấy kết hôn với mẹ con, nên chỉ ḿnh con có tư cách bảo lănh ông ấy sang Mỹ. Mẹ các con nhờ chú suy nghĩ giúp v́ bà không lường được hậu quả chuyện này. Với ḷng tin mà mẹ các con đă gởi gắm nơi chú! Chú tin ḿnh có thể vượt qua những khó khăn của gia đ́nh chú. Nhưng, hai con đă trưởng thành nhiều, chú muốn chính chúng con giải quyết việc riêng của gia đ́nh riêng của các con…"




Thằng em tôi nổi giận, mắt nó long lên! Chửi thề văng tục… nó thề giết cha tôi, giết hết bên nội… rồi tới đâu th́ tới nếu tôi bảo lănh ông ấy sang đây.




Tôi biết không bàn tính được ǵ với em tôi, tôi với chú Thành và chồng tôi lại ngồi xuống với nhau. Hai người đàn ông đă gầy dựng lại cuộc đời tôi từ đổ nát… cũng không ai cho tôi được quyết định cuối cùng v́ mỗi ḿnh tôi có liên hệ pháp luật với quá khứ! Tôi có tờ khai sanh oan nghiệt.


4.


Tôi đi gặp mẹ để đi đến quyết định cuối cùng cho chuyện có bảo lănh cha tôi hay không? Mẹ tôi biết trước cuộc gặp này nên có lẽ mẹ đă chuẩn bị chu đáo cho một lần nói hết với con. Tôi như người bạn của mẹ tôi nơi một góc nhà hàng xa lạ, hai người phụ nữ Việt Nam lạc lơng trong cái nhà hàng Mỹ như đôi bạn dạt trôi đến nơi này từ địa ngục trần gian. Mẹ tôi ăn mặc đẹp, nét đẹp trời cho… rồi tiếc! Nên ông ấy ganh tỵ với mẹ tôi hoài. Lâu lắm rồi, tôi mới nh́n kỹ mẹ ḿnh bằng con mắt khách quan để hiểu thêm v́ sao mẹ khổ! Người đàn bà nào không ham nhan sắc! Và đó là nguồn gốc của bất hạnh bản thân cùng những liên lụy đến đời sau… những nghĩ suy miên man trong đầu tôi không trốn chạy được ánh mắt mệt mỏi của mẹ ḿnh. Mẹ tôi dở lại từng trang đời cho đứa con nghe như nước đă qua cầu! Cầu bao nhiêu nhịp ḷng sầu bấy nhiêu…


Mẹ tôi nói:


"…mẹ không trả lời những câu hỏi của con, khi con c̣n quá nhỏ. Đến khi nói được với con th́ tự con thấy không nên hỏi mẹ nữa! Cảm ơn con đă xử sự với mẹ bằng sự chia sẻ thầm lặng đó! Nhưng hôm nay, mẹ nói hết một lần với con về xuất xứ của con và cả xuất xứ của mẹ nữa, khi định mệnh đă không buông tha ḿnh…






Biến cố 1975 đă liệng mẹ ra khỏi Viện mồ côi với tuổi đời 16, thân xác trưởng thành hơn đồng lứa, có lẽ hai người sinh ra mẹ cũng khá đẹp đôi. Mẹ không biết đi về đâu, làm ǵ để sống?... Khi trong tay chỉ có vốn tiếng Pháp ở tŕnh độ biết đọc, biết viết mà các d́ Phước đă dạy cho mẹ; một chút tài may vá, thêu thùa học được trong Viện mồ côi. Mẹ với người bạn thân trong Viện đă đói khát nhiều ngày mới xin được việc ở đợ cho một gia đ́nh mà trước mặt tiền đường là tiệm may. Người bạn của mẹ phải ở nhà dưới lo cơm nước, giặt giũ. Mẹ biết cắt may nên được bà chủ may mặc cho dễ coi để đứng tiệm ở nhà trên, dù thời ấy cũng chẳng ai may mặc ǵ nhiều. Tưởng cuộc đời có ăn có mặc được yên thân, ai dè ông bà chủ bảo coi nhà cho gia đ́nh họ đi chơi Đà lạt dăm hôm. Họ không trở về nữa. Họ đă vượt biên. Công an đến niêm phong nhà cửa, tịch thu tài sản. Mẹ với người bạn bị bắt đưa về Phường để điều tra! Thuở ấy, hai đứa trẻ mồ côi đâu biết được cạm bẫy ngoài đời. Đó chỉ là cái cớ cho họ đưa hai đứa con gái mồ côi ngờ nghệch về hành lạc, chứ ai đi bắt đám con ở làm ǵ! Cả hai đứa bị hăm hiếp tập thể trên tầng ba của ngôi nhà lầu, bất kể ngày đêm… Hai (chị em) mẹ quyết định tự tử. Cô chị nhảy lầu trong hoàn cảnh không mảnh vải che thân. Mẹ nhảy theo không thoát v́ bị níu lại. Người chị chết thảm trên lề đường đêm khuya, chắc cũng không được chôn cất ǵ đâu. Sáng hôm sau, họ giải mẹ lên công an quận để xoá dấu cái chết đêm qua của bạn mẹ. Từ quận giải đi tiếp đến đâu th́ mẹ không biết! Chỉ biết trên xe có chú Tư của con. Dọc đường, đồng bọn của chú Tư giải cứu, cướp tù. Họ bắn nhau với công an. Trong hỗn loạn tiếng súng, chú Tư nói mẹ chạy theo chú chứ ở lại th́ họ xử bắn mẹ. Mẹ chạy theo chú Tư… để ân hận suốt đời.





Chú, đưa mẹ về nhà bà nội con, rồi đi biến đến mấy tháng. Mẹ không có khái niệm về một gia đ́nh v́ nhỏ lớn ở trong Viện mồ côi. Mẹ chỉ biết so sánh gia đ́nh bà nội với gia đ́nh tiệm may và thấy khác xa, thế thôi. (Con cứ nhớ lại năm con 16 tuổi và sự khờ khạo của ḿnh th́ mẹ khờ gấp đôi con v́ mẹ ở trong Viện mồ côi nhỏ lớn. Không biết ǵ về đời sống bên ngoài). Có bà hàng xóm với bà nội, xúi mẹ trốn đi v́ bà nội là người hành nghề chứa chấp măi dâm, đó. Nhưng mẹ biết trốn đi đâu, khi miếng băng vệ sinh, mẹ cũng phải xin bà nội v́ mẹ đâu có đồng nào trong túi để tự mua.Mẹ ở nhà nội như con ở, trong tủi nhục cũng có cái mừng là ḿnh không bị có thai với đám công an. Mẹ bắt đầu hiểu biết về chuyện đó từ bà hàng xóm của bà nội. Mấy d́ Phước chỉ dạy mẹ phải giữ ǵn vệ sinh thật kỹ, hàng tháng thôi. Các d́ không dạy chuyện hơn. Nhưng ông nội con đă hăm hiếp mẹ đến có thai. Lần ông đang hăm hiếp mẹ th́ chú Tư đột ngột về nhà, vô pḥng. Chú, rút dao găm và đâm chết ông nội ngay trên người mẹ. Chú kéo xác ông xuống gầm giường v́ đang trưa. Đến đêm, chú Tư với bác Hai của con đưa xác đi đâu th́ mẹ không biết. Mẹ lên cơn sốt v́ khủng hoảng tinh thần triền miên mấy ngày. Bà nội cho uống thuốc bắc, đối xử tử tế ra mà mẹ không biết? Khi biết th́ đă thành kẻ giết người v́ thuốc đó là thuốc trục thai. Mẹ nhớ suốt đời chỗ bờ sông mà bà nội đă ném cái thai xuống ḍng nước… trôi đi.




Sau đó, mẹ lại có thai v́ chú Tư hăm hiếp. Tiếp theo, chú Tư đi tù bất ngờ v́ chú là người đâm thuê chém mướn. Tới bác Hai ra tù, (anh em họ vào tù ra khám như đi chợ). Bác Hai về nhà cũng bất thường như chú Tư, bác Hai cũng hăm hiếp mẹ như chú Tư. Mẹ biết ḿnh đă có thai với chú Tư nhưng không nói ra v́ sợ bà nội cho uống thuốc nữa. Mẹ không muốn giết người. Con hiểu! Khi bụng mẹ lớn rồi, mà vẫn chưa có tiền và có cách để trốn đi th́ bà nội bắt uống thuốc phá thai như lần trước. Mẹ đă biết gian ngoa, nói dối từ cuộc sống dạy ḿnh. Mẹ cầu cạnh bác Hai che chở và nói dối với bác: Cái thai trong bụng mẹ là con của bác Hai. Con ra đời như thế đó!"




(Tôi điếng người khi h́nh dung ra gương mặt chú Tư… lờ mờ trong trí nhớ! Gương mặt mà những khi thằng Thắng ngủ kḥ trên sofa… tôi nh́n mặt nó rồi nổi da gà v́ vừa thương vừa giận mà tôi không bao giờ hiểu được v́ sao? Tôi giải thích cho ḿnh không thoả đáng khi nghĩ thương v́ là chị em; giận v́ nó gieo tai họa cho gia đ́nh nghiêm trọng. Nó không biết thương chú Thành chút nào hết! Tôi giận nó để rồi thương trong ṿng lẩn quẩn. Sao nó lại giống người đàn ông mà tôi ghê sợ nhất là chú Tư! Cha tôi là chú Tư. C̣n ǵ cay đắng hơn trong đời tôi?!)




Qua cơn xúc động nhất thời, tôi không muốn nghe thêm về gia đ́nh bên nội tôi nữa! Nhưng tôi nghe v́ thương mẹ tôi. Tôi hiểu ḷng người đàn bà được nói ra những khổ tâm sẽ dễ chịu lắm! Nên mẹ tôi nói tiếp:




"Bác Hai thích mẹ th́ đúng hơn thương. Những người nhà nội mà biết thương ai! Mẹ cũng không hiểu v́ sao họ thích khi trong tay họ biết bao nhiêu cô gái trẻ. Bác Hai làm khai sanh cho con để pḥng khi chú Tư ra tù th́ không tranh chấp nữa v́ mẹ đă như là vợ bác Hai. Bác đưa mẹ qua sống ở căn nhà mà ḿnh đă từ đó ra đi…




Khi chú Tư ra tù (vượt ngục hay được thả th́ mẹ không biết). Chú Tư lầm ĺ tới đáng sợ! Lui tới nhà ḿnh khi bác Hai vắng nhà và hăm hiếp mẹ. Sự chống đối của mẹ hoàn toàn không có v́ chỉ thiệt thân với những trận đ̣n không tả nổi. Mẹ thật sự không biết thằng Thắng là con bác Hai hay con chú Tư. Chỉ sau này, căn cứ vô tính t́nh của nó th́ mẹ đoán nó là con chú Tư. Phần bác Hai con, là người nghiện rượu, x́-ke ma túy. Nên mẹ càng tin là thằng Thắng con chú Tư. Mẹ đối phó với hoàn cảnh ḿnh là gian ngoa, nói dối… với chú Tư để bảo vệ cái thai thằng Thắng v́ mẹ không muốn giết người - dù mới là phôi thai. Trong hoàn cảnh của mẹ lúc ấy, không có chọn lựa!




Chú Tư đánh bác Hai suưt chết v́ bác Hai cướp mẹ trên tay chú Tư , bác Hai trở mặt tố cáo chú Tư giết ông nội tại nhà. Sau này mẹ biết ra, ông nội cũng không phải là chồng bà nội. Ong có gia đ́nh và chỉ lui tới với bà nội theo lối già nhân ngăi non vợ chồng. Ông là cán bộ, đă che chở cho bà nội làm ăn phi pháp. Nên chính bà nội cũng nổi ghen với mẹ v́ bị ông bỏ rơi.




"Trong t́nh thế gia đ́nh tranh giành bát nháo đó, họ thi nhau trút giận lên mẹ là vậy! Mẹ hiểu chú Tư có t́nh cảm với mẹ hơn nhưng kẹt người anh tán tận, người mẹ bất nhân. Mẹ không muốn chú Tư giết bác Hai v́ ḿnh - dù họ tàn ác như nhau, nhưng là chuyện của họ! Không nên xui anh em người ta giết nhau để ḿnh mang tội. Người ta có tàn nhẫn với ḿnh th́ để bề trên xét xử.




Sau khi thằng Thắng ra đời, bác Hai không làm khai sanh cho nó v́ nghe lời người ngoài, bà nội… rồi tin nó là con chú Tư. Bác trở nên tàn độc với mẹ hơn, những lúc không tiền uống rượu, chích x́-ke, bác Hai bắt mẹ tiếp khách tại nhà để ông lấy tiền uống rượu và chích. Giai đoạn này th́ mẹ đă học được cách tránh thai từ những cô gái trong nhà chứa của bà nội. Chú Tư thù bác Hai về việc bắt mẹ tiếp khách, điều đó th́ mẹ biết! Nhưng chú bị người ta đâm ḷi ruột trong những tranh chấp ngoài đường, cũng là việc làm ăn của chú. Chú về nhà nội nằm dưỡng thương mấy tháng. Giai đoạn đó, mẹ chỉ muốn tự tử v́ tủi nhục. Nhưng hai con ḿnh ai nuôi? Mẹ rối trí dữ lắm! Mẹ nhớ những người khách hiền lành, họ thật sự có nhu cầu giải quyết sinh lư đơn thuần. Họ thương cảm những cô gái điếm bằng những đồng tiền dấm dúi cho riêng trong khi hành lạc v́ họ dư biết số tiền trả cho ông/ bà tú th́ bản thân người gái đĩ đâu có bao nhiêu, thậm chí không được đồng nào trong những hoàn cảnh bị khống chế.




Mẹ chắt chiu tiền đó để chờ cơ hội dẫn tụi con trốn đi nơi khác, sống. Mẹ có mua cho chú Tư gói thuốc lá, tô hủ tiếu… không phải v́ t́nh cảm của mẹ với chú mà đơn giản - chú là cha của tụi con. Mẹ phải có trách nhiệm với ông ấy cho tới khi tụi con trưởng thành. Suy nghĩ của mẹ lúc ấy là như thế.




Khi chú b́nh phục lại th́ nói mẹ dẫn tụi con lên Long Khánh sinh sống. Chú sẽ giúp đỡ về tài chánh và sẽ sinh sống với mẹ như vợ chồng. Nhưng mẹ tưởng tượng ra tương lai của tụi con… th́ trốn đi làm chi? Mẹ có mưu đồ trốn chạy nhưng với hai con thôi. Đó là căn nguyên của những trận đ̣n tàn tạ mà bác Hai với chú Tư đă trút lên mẹ.




Chuyện người đàn bà son phấn xuất hiện ở nhà ḿnh để bắt đầu một cuộc ra đi của ba mẹ con ḿnh, mẹ vẫn tin là Ơn trên đă cho ḿnh một lối thoát.




Bên ngoài cửa kính của nhà hàng, lá thu bay xào xạc về đâu? những chiếc lá tụ ở một góc parking th́ mục rữa theo thời gian. Tôi theo chiếc lá bay một ḿnh trên parking mênh mông - vô định! Không c̣n tập trung nổi để nghe mẹ tôi nói, nhưng mẹ cứ nói như không c̣n cách nào dừng lại được!




Từ khi ngủ chợ th́ con biết rồi. Những lần về Việt Nam th́ con cũng đă có trí nhớ. Hôm nay, mẹ chỉ nói về lần mẹ về một ḿnh. Sau khi xây mộ cho d́ Hai, (là các d́ muốn mẹ về chơi chứ không ai cần tiền của mẹ.) Lần đó, chú Thành đă chuyển về cho dượng Ba hai chục ngàn đô la, nên khi mẹ về tới là có hai chục ngàn và năm ngàn trong bóp tay của mẹ. Mẹ rời Vĩnh Long với tiền bạc c̣n nguyên v́ không d́ nào cho mẹ chi trả ǵ hết. Mẹ lên Sài g̣n với tâm nguyện thực hiện những điều ḿnh đă nghĩ trước đó. Mẹ t́m lại xóm xưa để thăm d́ Hường, (D́ bây giờ khổ lắm! Con cái cũng nghèo nên không nhờ được ǵ. Người chồng th́ y như bác Hai - x́-ke, nghiện rượu. Thiệt là khổ cho d́. Mẹ cho d́ mười ngàn đô la để sửa sang lại ngôi nhà đă mục nát tới hết cỡ. Bỏ nhà bank cho d́ mười ngàn đô la để d́ có thể sống bằng tiền lời từ nhà bank, chứ tuổi tác chưa già nhưng sức khoẻ yếu kém của d́ th́ chắc chắn khổ tới chết. Mẹ có đến bờ sông để thắp cây nhang xin lỗi người anh/ chị của con, mẹ đă bỏ nó mấy chục năm trời lạnh lẽo ngoài bờ sông - dù mới là phôi thai nhưng nó đă có linh hồn.




Không ngờ d́ Hường là người chị em mà Ơn trên đă ban cho mẹ. D́ nghèo vậy mà cũng đă xin lễ cầu siêu cho nó, rước vong linh nó vô Chùa để cầu siêu theo tín ngưỡng của d́. Mẹ nhớ hoài về hai bộ quần áo mà d́ đă mua cho tụi con - hôm tụi con theo ngoại về quê - là tiền giành dụm của một đứa rửa tô ngoài chợ. Hôm mẹ xuất viện, ông bà ngoại phải lén đưa mẹ xuống ghe (sợ gia đ́nh nội biết được th́ không biết điều ǵ xảy ra cho mẹ). Vậy mà trước lúc ông ngoại nhổ sào cho ghe đi, d́ Hường có mặt kịp thời. D́ đặt chồng tô đi thu gom từ những bạn hàng ở chợ xuống đất, d́ xuống ghe và ôm mẹ khóc hết nước mắt. Khi ghe đă đi rồi, mẹ mới biết được d́ đă lén đút hết cuộn tiền đi thu tiền hủ tiếu vô túi áo mẹ. Nghe bà ngoại nói, d́ bị đ̣n cũng tan xương nát thịt v́ tội ăn cắp số tiền đó.) Bao năm nay, mẹ cứ tâm niệm là mẹ c̣n thiếu người chị em một trận đ̣n, thiếu d́ Hường cái t́nh nghĩa người dưng mà hơn cả ruột thịt.




Mẹ không ghé thăm bà nội hay bác Hai, v́ chẳng có ǵ cho mẹ thăm. Nhưng d́ Hường có cho mẹ hay là chú Tư đang ở tù v́ vận chuyển x́-ke ma túy, chờ ngày ra pháp trường chứ không phải tù ngồi một thời gian như những lần trước. Mẹ suy nghĩ thật kỹ và tự đi thăm ông. Lúc đối mặt nhau ở nhà tù, ông nói: "Ong đă cầu nguyện cho được gặp lại mẹ một lần. Và ông đă măn nguyện". Những câu xin lỗi của một người ăn năn thật hay giả th́ mẹ không quan tâm, Mẹ chỉ nói với ông: "Tôi, không đến đây để thăm ông. Tôi đến đây chỉ để nói với ông: Những ǵ ông đă gây ra cho tôi th́ tôi bỏ qua! Những ǵ gọi là giúp đỡ tôi lúc khốn khổ th́ tôi trả ơn ông bằng cách cho ông biết: Hai đứa con tôi đă nên người…" Mẹ không muốn nói thêm nên ra về.




V́ mẹ không yên tâm lắm về cuộc sống của d́ Hường nên đă để lại địa chỉ cho d́ Hường liên lạc khi túng thiếu và cần mẹ giúp đỡ. Theo d́ Hường cho biết qua thơ th́ người chồng của d́ đă ăn cướp hết tiền sửa nhà (nên nhà cũng chưa sửa được ǵ mà tiền th́ đă hết). Phần tiền trong nhà bank th́ ông không lấy ra được nhưng đánh đập d́ mỗi tháng khi lấy ra tiền lời nhưng không đưa cho ông. Tóm lại, mẹ cũng không giúp được d́ sướng hơn mà làm cho d́ c̣n khổ hơn không có tiền. Thật là đau khổ.




D́ cũng cho mẹ biết: Sau lần mẹ vô thăm chú Tư trong tù th́ ông đă tự tử chứ không đợi ngày bị đưa ra pháp trường. Mẹ không ăn năn, hối hận ǵ về việc đó! Biết ông là cha của tụi con, và mẹ nghĩ ông ấy đă để lại một chút con người cho con cái không quá xấu hổ về người cha - như thế cũng tốt!




Chuyện ông chồng của d́ Hường đă đánh cắp địa chỉ của mẹ để đưa cho bác Hai với thoả thuận ǵ giữa họ th́ mẹ không biết. Mẹ chỉ tŕnh bày hết sự thật cho con quyết định có bảo lănh bác Hai sang đây hay không? Cho con hiểu rơ hết những điều mà bao năm qua mẹ đă không nói! Con thương hay oán trách mẹ th́ mẹ cam chịu khi không thể làm ǵ hơn được…"




Vậy là bức màn u uất về bản thân tôi đă được vén lên rơ ràng. Xét về mọi mặt… th́ tôi không nên bảo lănh bác Hai sang đây làm ǵ! Nhưng ḷng riêng tôi cứ muốn đưa ông sang đây để ông tận mắt thấy được hạnh phúc mà mẹ tôi đang có. Để ông thấm thía tội ác mà ông đă gieo cho người vô tội th́ về sau: Người hiền vẫn được trời thương, người ác vẫn bị trừng phạt. Tôi muốn ông sống thật lâu để chết ṃn trong bơ vơ và đau khổ ở xứ người, hơn là để ông chết với một cơn say thuốc phiện quá liều bằng cách gởi tiền về cho ông ăn hút ngập mặt; chết vô thừa nhận như một kẻ vô lại.




Những thù oán xưa cũ đă cho tôi nghị lực để hoàn thành ư nguyện từ mỗi miếng giấp khai sanh - xét ra chẳng có giá trị ǵ! Tờ khai sanh như tờ giấy lộn với cái mộc đỏ của cấp Phường, là đơn vị hành chánh cấp địa phương, vừa vô nghĩa, vừa nực cười… Nhưng ḷng riêng đă quyết nên tôi không ngại tốn kém. Tôi thực hiện bằng được một cuộc trả thù xứng đáng cho những ǵ mẹ con tôi đă chịu đựng từ mấy mươi năm qua và tới hết đời chúng tôi không chừng! Tánh t́nh em tôi có dịu lại từ khi Ơn trên đă sai phái người vợ hiền ngoan của nó đến giúp nó làm lại cuộc đời. Nhưng tôi biết trong ḷng nó chẳng bao giờ có b́nh an - nhất là những lúc mẹ tôi đau đớn với nội tạng hư hao v́ bị hành hạ xưa kia…




Ngày, vợ chồng tôi ra phi trường đón bác Hai - với danh nghĩa cha tôi. Tôi thề không khoan nhượng trong cuộc trả thù này. Nhưng bề trên không muốn cho tôi trở thành một người độc ác. Người đàn ông răng hô, da trắng xanh đến bệnh hoạn, nói giọng Bắc đặc… th́ chắc chắn không phải bác Hai tôi v́ gia đ́nh nội tôi người miền Nam. Tôi chưng hửng, không biết đối phó ra làm sao trong trường hợp mà ḿnh không lường trước được. May là chồng tôi tỉnh táo, anh nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh và dùng toàn tiếng lóng v́ không biết ông Bắc này có biết tiếng Anh không? Chồng tôi đă b́nh tĩnh để suy xét:




- "… Ba em (bác Hai) đă khôn hơn em tưởng! Ông qua đây làm ǵ cho em trả thù? Ông đă nhường chuyến xuất ngoại này cho một tội phạm trong nước hay cán bộ bị truy nă v́ lư do ǵ đó?... th́ anh không cần biết! Bác Hai ôm một đống tiền, tha hồ ăn hút ở Việt Nam, không sướng hơn sang đây cho em trả thù! Ông này đủ tiền mua một chuyến xuất ngoại và qua mặt chính quyền th́ ông ấy là tay ghê gớm bên Việt Nam. Anh nghĩ, ra khỏi phi trường, ông ta sẽ bỏ trốn ḿnh. Chuyện c̣n lại là chúng ta đối mặt với luật pháp ở đây là không khai báo khi đón nhận thân nhân giả mạo…"




- "…. Em hết biết tính sao rồi! Anh tính toán giùm em."




Chồng tôi cho biết:




- "Nếu ḿnh tố cáo ông ấy ngay trong phi trường th́ ḿnh vô tội. Ông ấy, không phải người tốt cho ḿnh áy náy hay hối hận ǵ đâu! Phần bác Hai của em bên Việt Nam cũng không yên nếu ông này không trót lọt bên đây! Có thể tay chân ông này sẽ đ̣i lại tiền bằng máu của bác Hai. Nhưng những người không đáng giúp này th́ rất cần trừng trị…"




Tôi đồng ư với chồng tôi nên anh giả đi vô toilet để gọi cảnh sát. Ong Bắc đúng như chồng tôi tiên đoán, ông cũng giả đi toilet nhưng trốn chạy! Ong ta là tội phạm cỡ nào bên Việt Nam th́ tôi thật thà không biết!




Chồng tôi đă giúp tôi qua được những rắc rối điên đầu với cảnh sát cho tới khi họ tóm được thủ phạm của một vụ lừa đảo sở Di Trú Hoa kỳ.




Nhiều lần ngồi nhớ lại chuyện ân oán này. Tôi hiểu biết hơn về ḷng ḿnh với những ân oán của con người. Tôi nghĩ… Hăy để bề trên phán quyết thay ta.
florida80_is_offline  
Old 06-22-2019   #884
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Trên Sân Cỏ Đời Sống - Lm Đa Minh Nguyễn Ngọc Long









Trong đời sống ai cũng đă sống trải qua những giai đoạn, những biến cố vui buồn, thành công cũng như thất bại.





Những đội tuyển bóng đá tham dự tranh tài World cup 2014 bên Brazil đă và đang sống trải qua những biến cố bất ngờ hân hoan chiến thắng có và thất vọng thua trận phải cuốn gói trở về nhà sớm có.




Những điều đó không phải chỉ là bất ngờ ngoài dự liệu mong muốn, nhưng c̣n có ư nghĩa chứa đựng sứ điệp, lời nhắc bảo cho đời sống nữa. Nhưng không phải lúc nào, và ai cũng đọc hiểu được sứ điệp lời nhắc bảo qua biến cố mà ḿnh đă trải qua. V́ thế mỗi người đọc hiểu biến cố đă sống trải qua cách khác nhau.




Khi sự việc, biến cố xảy ra trong đời sống, có người không hiểu nh́n ra đó là một biến cố, nhưng cho đó là ảo tưởng, là bị làm cho choáng mắt thôi.




Có người không ngần ngại chối bỏ phủ nhận, cho đó là mơ mộng.




Có người qúa sốt sắng, như thành điên loạn, luôn loan báo rộng răi cho mọi người khác điều ḿnh hiểu, và cho đó là sứ điệp quan trọng. Hễ ai chê cười th́ bị nguyền rủa xỉ vả.




Có người thinh lặng suy nghĩ biến cố sự việc đă xảy ra mang ư nghĩa tích cực ǵ cho đời sống ḿnh. Và họ c̣n ghi chép lại thành bài vở như kinh nghiệm qúy báu cho đời sống.




Biến cố bóng đá World Cup 2014 đang diễn ra ở Brazil. Trên sân cỏ trái banh được hai đội tranh giành nhau dẫn lừa đá tung lưới khung thành đội đối thủ đoạt dành chiến thắng cho đội ḿnh.




Hàng trăm triệu người trên khắp thế giới từ hôm 12.06. đến 13.07. 2014 đă và đang chú tâm theo dơi những trận tranh tài biến cố bóng đá World Cup 2014 sôi nổi qua màn ảnh truyền h́nh. Nhưng họ có những cách thế phản ứng khác nhau.




Có người không màng quan tâm tới cho đó là tṛ chơi ảo ảnh vô bổ.




Có người chối bỏ không chấp nhận tṛ chơi đó, cho là mơ mộng điên lọan.




Có người cuồng nhiệt to tiếng ca ngợi đủ mọi cách, hễ ai chê th́ bị chê bai nguyền rủa là người không biết ǵ hết.

Có người b́nh tĩnh hơn, vui vẻ hơn không coi đó chỉ là tṛ chơi môn thể thao. Nhưng hiểu nhận ra cùng rút ra bài học về cung cách sống trong tương quan với người khác trên sân cỏ cuộc đời như t́nh liên đới đồng đội qua cùng chơi cùng làm việc chung, ḷng khiêm nhượng chia xẻ t́nh người với nhau. Thắng thua là chuyện thường t́nh trong đời sống, có lên cũng có xuống, không ai măi măi ở trên đỉnh cao của thành công chiến thắng, cũng như không ai mất tất cả và măi măi bị thất bại.




Bốn thái độ cung cách sống cũng giống tựa như bốn trường hợp trong dụ ngôn Chúa Giêsu nói về người gieo giống tung văi hạt lúa trên nền đất.




Hạt rơi xuống vệ đường bị chim trời đến mổ nhạt ăn mất.

Hạt rơi trên sỏi đá nơi không có đất nhiều, khi nắng nóng lên, cây lúa chết khô héo ngay.

Hạt rơi chỗ bụi gai cây cỏ mọc um tùm làm cho bị nghẹt, không có ánh sáng chiếu vào, thiếu khí trời nên cũng chết.

Hạt rơi xuống nền đất đồng ruộng tốt nó mọc lên cây lúa tươi tốt mang lại hoa trái nhiều bông hạt lúa mới.




Sự kiện biến cố nào xảy ra trên sân cỏ đời sống cũng đều ẩn chứa sứ điệp của Đấng Tạo Hóa gửi cho con người.




Sứ điệp của Ngài không mang tính chất đe dọa phạt vạ, nhưng mang sâu đậm khía cạnh đào tạo giáo dục cho đời sống con người.




Mùa World Cup 2014

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long



at 8:35 PM
florida80_is_offline  
Old 06-22-2019   #885
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Họ Là "Ngụy", Ta Là Ǵ? - Người Lính Cũ






Cố Thiếu Tá Ngụy Văn Thà





“Tôi đọc thấy trong ánh mắt của bà niềm tin chồng ḿnh đă chết

như một người anh hùng.”

(“Hai bà quả phụ Hoàng Sa”, Huy Đức)




Sao gọi họ là “ngụy”, những người lính đă đổ máu v́ Hoàng Sa, vùi xác thân dưới ḷng biển cả?

Sao gọi họ là “ngụy”, những người lính quyết không cho kẻ thù

đụng đến Hoàng Sa, phần máu thịt thiêng liêng của tổ quốc?

Sao gọi họ là “ngụy”, những người lính như “Ngụy” Văn Thà, “thà”chết quyết không rời tàu, không bỏ Hoàng Sa?

Sao gọi họ là “ngụy”, những người lính như Nguyễn Thành Trí,

quyết chiến đấu đến giọt máu cuối cùng,quyết không để mất Hoàng Sa?




Họ là “ngụy”, thế ta là ǵ?




Ta là ǵ mà khúm núm, mà cúi gập ḿnh trước quan thầy phương

Bắc.

Ta là ǵ mà ca tụng, mà tôn thờ kẻ chiếm đất cướp biển, kẻ giết hại đồng bào ta.

Ta là ǵ mà trấn áp thẳng tay kẻ nào dám xúc phạm đến thiên triều.

Ta là ǵ mà trừng trị đích đáng kẻ nào dám lớn tiếng nói rằng

“Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.

Ta là ǵ mà dân khinh ghét, dân nguyền rủa, dân tặng cho 6 chữ

vàng “Hèn với giặc, ác với dân”.




Nếu là ngụy mà chẳng hiếp đáp dân lành, chẳng khiếp nhược trước giặc thù hung bạo th́ tôi cũng một ḷng một ư xin theo ngụy.

Nếu là ngụy mà chẳng thần phục nước lớn bá quyền, chẳng cắt đất dâng biển để triều cống quan thầy th́ tôi cũng một ḷng một ư xin theo ngụy.

Nếu là ngụy mà quyết bảo vệ chủ quyền, bảo vệ từng tấc đất của

cha ông ta th́ tôi cũng một ḷng một ư xin theo ngụy.

Nếu là ngụy mà chọn cái chết theo tàu trong trận chiến không cân

sức chống giặc ngoại xâm th́ tôi cũng một ḷng một ư xin theo ngụy.

Trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào người ta gọi những người lính

như thế là những anh hùng.

Hoàng Sa gắn liền với tên tuổi những người lính anh hùng mà ta gọi

là “ngụy”.

Hoàng Sa, Trường Sa trở thành tên gọi tinh thần bất khuất của ngườiViệt yêu nước.




Hoàng Sa, Trường Sa trở thành tên gọi nỗi hèn, mối nhục muôn

đời của ta.

Họ là “ngụy”, thế ta là ǵ?

Ta gọi họ là “ngụy”, dân gọi ta là ǵ?




Người Lính Cũ

19/1/2014



(40 năm trận hải chiến Hoàng Sa)



at 2:45 PM
florida80_is_offline  
Old 06-22-2019   #886
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Đàn Bà Quyến Rũ...V́ Đâu ???










Nếu đời không có đàn bà th́ đàn ông chỉ biết nhậu, coi đá banh rồi … chết. Nếu trên thế giới số lượng đàn bà chỉ bằng một phần mười đàn ông th́ mười ông Adam sẽ giành nhau một bà Eva, sẽ đánh nhau rồi cũng … chết. C̣n nếu như đàn bà nhiều hơn đàn ông như hiện nay th́ đàn ông vẫn tiếp tục lai rai bỏ mạng v́ bị đàn bà nó ghen, nó hành cho chết.






Nhưng tại sao quư ông cứ lẽo đẽo chạy theo đàn bà?


Đó là v́ đàn bà có sức quyến rũ.


Trước hết sự quyến rũ nằm ở làn da. Dân gian thường ví da cô gái đẹp trắng như tuyết, nhưng dưới con mắt của bác sĩ da liễu th́ da trắng như tuyết là da bị bệnh bạch tạng (albinisme), tế bào da không có hắc tố (mélanine). Bệnh này rất khó trị. Vậy làn da đẹp phải trắng hồng, tươi nhuận, săn chắc, lỗ chân lông nhỏ và nếu có một chút lông tơ lại càng hay. Phụ nữ châu Âu da trắng quá nên họ muốn làm cho rám nắng bằng cách phơi nắng trên những băi biển mùa hè.



Tuy nhiên cũng có những thiếu nữ da màu đồng. Làn da ấy đi đôi với cái dáng cao, thon thon, với mái tóc đen hoang dă sẽ gợi lên h́nh ảnh một thiếu nữ digan huyền thoại.


Tiêu chuẩn sắc đẹp ngày nay trước hết là phải cao. Chiều cao cộng với số đo lư tưởng của ba ṿng là niềm hănh diện của nữ giới. Hiện nay có một câu nói được truyền miệng trong giới người mẫu thời trang:“Người đàn ông thành đạt là người ra đường với một phụ nữ cao hơn ḿnh”. C̣n tôi, tôi lại nghĩ rằng“người phụ nữ không thành đạt là người ra đường với một người đàn ông không cao hơn ḿnh”.


Nhưng khi người ta nói cao hay thấp, mập hay ốm th́ cũng chỉ muốn tả cái dáng. Ra phố, ồn ào, bụi bặm, nắng cháy, phụ nữ ai cũng che mặt kín mít như người Ả Rập. Không thấy mặt nhưng vẫn thấy cái dáng. Vẫn bị sức hút của nó.


Lần đầu tiên Kim Trọng gặp Thúy Kiều cũng chỉ nh́n thấy cái dáng chứ chưa nh́n rơ mặt v́ chàng đang bận tṛ chuyện với Vương Quan c̣n hai cô Kiều th́ đang “e lệ nép vào dưới hoa”. Tuy nhiên:






Bóng hồng nhác thấy nẻo xa


Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai






Mới nh́n thấy cái dáng từ “nẻo xa” mà đă biết mặt mũi người ta “mặn mà” th́ rơ ràng là cái dáng đă bỏ bùa chàng Kim rồi c̣n ǵ!






***


Đó là nói về da và dáng người. Bây giờ sang tới răng và tóc.


Nói tới răng, thấy ớn lạnh. Nhưng bạn đă từng “được” một hàm răng huyền thoại cắn bật máu chưa?


Hăy bỏ ra mười năm đi khắp thiên hạ, t́m cô nương có hàm răng ngà ngọc ấy rồi quỳ xuống cho người ta … cắn. Yên chí, bạn sẽ không bị lây bệnh dại đâu nhưng hăy coi chừng cú cắn đó sẽ làm bạn đau khổ suốt đời.



Người có hàm răng đẹp chắc chắn phải có cái miệng rất đẹp. Tôi vẫn nghĩ rằng miệng là bộ phận quan trọng nhất trên gương mặt một người nữ. Nếu người đời vẫn hay nói rằng: đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, th́ cũng phải nói: miệng là cửa lớn của tâm hồn. Bởi v́ một cái miệng tươi cười chính là lời chào, là sự làm quen, là sự khuyến khích. Chính cái miệng đă nhận lời hẹn ḥ, đă tỏ t́nh, và cũng chính nó nhận nụ hôn đầu tiên của ta.


Khi nhớ về một người nữ tôi vẫn thường nhớ cái miệng chứ không phải đôi mắt.


Thế c̣n tóc?


Tóc mai sợi vắn sợi dài


Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm.






Tóc mai là tóc ǵ mà quan trọng vậy? Người xưa hay để tóc mai dài ở mang tai, vuốt cong lên hai bên má, có khi xoắn lại như cái ḷ xo. Người có tóc mai đẹp chắc chắn sẽ có mái tóc đẹp. Tóc dày như rừng. Tươi mới. Thanh xuân. Mạnh mẽ. Cuồng nhiệt. Thử hỏi làm sao không thương hoài ngàn năm cho được.


Cuối cùng là đôi mắt.


Sách tướng số ghi:


Những người ti hí mắt lươn


Trai thời trộm cắp gái buôn chồng người.






Thật ra mắt lươn hay mắt phượng là vấn đề nhân chủng học, chẳng dính dáng ǵ tới tướng số. Người Hàn Quốc, người Nhật đa số là mắt lươn mà họ rất văn minh, rất đáng yêu. Cái quan trọng không phải là mắt lươn hay mắt phượng mà chính là cái “thần” của con mắt.


Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Quư Phi là tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc có “cái thần của con mắt” ấy. Họ liếc một cái nghiêng cả thành quách, liếc cái thứ hai sụp cả chế độ (nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh quốc).


Con gái Việt Nam cũng không hiếm mắt một mí, nhưng có chàng thi sĩ kia cũng muốn phát rồ v́ đôi mắt ấy:






Mắt một mí v́ không cần hai mí


Một mí thôi cũng đủ ngả nghiêng đời


Mắt hai mí tức là thừa một mí


Một mí thừa xin để lại cho tôi.






Vậy th́ sự quyến rũ trong đôi mắt đàn bà chính là cái ma lực bí ẩn. Có những ánh mắt như thu hồn người ta, có những đôi mắt quyến rũ đàn ông bằng sự tự tin, đằm thắm… Mỗi người đàn ông thích một ánh mắt khác nhau nhưng những người đàn ông có tật đá lông nheo th́ chỉ thích những ánh mắt lẳng lơ, c̣n các chàng hay dụ dỗ gái vị thành niên th́ lại ưa sưu tầm những cặp mắt nai tơ ngơ ngác…


Tóm lại, mỗi kiểu mắt có sự quyến rũ riêng, chỉ trừ những ánh mắt vô hồn, thờ ơ, tẻ nhạt th́ chắc chắn không có người đàn ông nào thích.


Nhưng một người đàn bà quyến rũ thực ra không nhất thiết phải hội đủ những “tiêu chuẩn” về cái da, cái dáng, về răng hàm mặt hay tai mũi họng … mà có khi chỉ cần một cái miệng cười.




Đôi khi gặp một người đàn bà không có ǵ đặc sắc. Mà ta vẫn yêu.
florida80_is_offline  
Old 06-22-2019   #887
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Không Hiểu Nổi!










Ôi con gái....Bạn trai cần biết
Rất đơn giản, nhưng lại cực kỳ phức tạp. Rất yếu đuối, nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, v́ đó chính là... Bạn có đoán được là ai chưa?


Nếu bạn hôn cô ấy, bạn là chàng trai không tốt. Nhưng nếu bạn không hôn cô ấy, bạn không phải con trai.


Nếu bạn ca ngợi cô ấy, cô ấy sẽ cho rằng bạn đang nói dối. Nhưng nếu bạn không nói ǵ, th́ cô ấy cho rằng bạn chẳng có ǵ tốt đẹp cả.




Nếu bạn đồng t́nh với những ư thích của cô ấy, th́ bạn là người ba phải. Nhưng nếu bạn không làm thế, th́ bạn là người chẳng “am hiểu” ǵ cả.




Nếu bạn gặp cô ấy thường xuyên, cô ấy cho rằng bạn tẻ nhạt. Nhưng nếu không như thế, cô ấy sẽ kết tội bạn là người hai mặt.




Nếu bạn ăn mặc chải chuốt, cô ấy nói bạn là dân chơi. Nhưng nếu bạn không ăn mặc như thế, th́ bạn đúng là một chàng trai chán phèo.




Nếu bạn ghen, cô ấy cho rằng như thế thật xấu. Nhưng nếu bạn không ghen, cô ấy lại nghĩ bạn không yêu cô ấy




Nếu bạn chậm một phút, cô ấy phàn nàn v́ phải đợi lâu. Nhưng nếu cô ấy muộn giờ, th́ cô ấy sẽ nói: “Con gái mà, ai chẳng thế?”.




Nếu bạn ít hôn cô ấy, cô ấy sẽ nói bạn lạnh lùng. Nhưng bạn thử hôn cô ấy thường xuyên xem? Cô ấy sẽ gào lên rằng bạn là người ưa “lợi dụng”.




Nếu bạn không giúp cô ấy qua đường, bạn đúng là “đồ không có đạo đức”. Nhưng nếu bạn giúp, cô ấy cho rằng bạn “chỉ là kẻ hay dụ dỗ phụ nữ”.




Nếu bạn nh́n ngắm người phụ nữ khác, cô ấy buộc tội bạn hay tán tỉnh và không chung thuỷ. Nhưng nếu cô ấy nh́n ngắm người đàn ông khác, cô ấy nói đó chỉ thể hiện sự ngưỡng mộ thôi.




Nếu bạn nói, cô ấy muốn bạn lắng nghe. C̣n nếu bạn lắng nghe, th́ cô ấy lại muốn bạn nói.




Nhưng lắm lúc lại chẳng biết thế nào mà lần.




Tóm lại:




Rất đơn giản, nhưng lại cực kỳ phức tạp.




Rất yếu đuối, nhưng lại vô cùng mạnh mẽ.




Rất khó hiểu, nhưng ai cũng khát khao có được.




Rất đáng trách, nhưng lại vô cùng tuyệt vời, v́ cô ấy là… CON GÁI!

Sưu tầm
florida80_is_offline  
Old 06-22-2019   #888
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Dù giàu có và quyền lực bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu không sống hôm nay, th́ bạn không cảm nhận được giá trị của cuộc đời.


Chuyện xưa kể rằng, có một vị vua ngày đêm lo lắng về sự an nguy cho vương quốc của ḿnh, về kho báu và đặc biệt về ngai vàng của ḿnh. Ông không t́m thấy b́nh an trong cuộc sống; các vị quan trở thành mối nghi ngờ, và tương lai trở thành nỗi ám ảnh sợ hăi cho ông.




Từ chốn cung điện nh́n xuống đám dân nghèo, ông cảm thấy như thèm muốn được như họ, v́ ở họ toát lên nỗi đơn sơ, chất phác và không một chút lo lắng cho tương lai. Quá ṭ ṃ lối sống của dân nghèo, vị vua quyết định hóa trang thành người ăn mày để t́m hiểu nguyên nhân nào đă làm cho những dân nghèo được b́nh an như vậy.




Ngày kia, vua giả dạng người ăn mày gơ cửa một người nghèo để xin ăn. Người nghèo mời người ăn mày vào và cùng chia sẻ một ổ bánh ḿ với thái độ hạnh phúc và yêu đời. Vị vua giả dạng hỏi: "Điều ǵ đă làm ông hạnh phúc như vậy?". Người nghèo đáp: "Tôi có một ngày rất tốt. Tôi sửa giày và kiếm đủ tiền để mua ổ bánh cho buổi tối nay". Vị vua giả dạng hỏi tiếp: "Chuyện ǵ sẽ xảy ra, nếu ngày mai ông không kiếm đủ tiền mua bánh ḿ?". "Tôi có niềm tin vào mỗi ngày. Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp", người thợ đáp.




Sau khi ra về, vị vua muốn thử niềm tin của người thợ giày. Vua ra lệnh cấm những người sửa giày dép hành nghề. Khi biết bộ luật mới ban, người thợ giày nhủ thầm: "Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp". Ngay lập tức ông thấy một vài phụ nữ đang gánh nước ra chợ bán rau, ông xin được gánh nước thuê cho họ. Và hôm đó, ông kiếm đủ tiền để mua bánh ḿ cho buổi tối.




Trời tối, vị vua dưới dạng người ăn mày lại tới thăm người nghèo. Người thợ sửa giày vẫn giữ thái độ ung dung, hạnh phúc với ổ bánh ḿ của ḿnh. Hôm sau, vua cho ra lệnh cấm không cho phép hành nghề gánh nước thuê. Và cứ như thế, người nghèo đă thay đổi nhiều nghề khác nhau, nhưng nơi ông vẫn luôn có sự b́nh an và tin tưởng vào triết lư sống từng ngày của ḿnh. C̣n vị vua vẫn không thể nào hiểu nổi sự b́nh an và niềm tin của người nghèo kia. Mỗi lần bị cấm hành nghề, người nghèo vẫn thản nhiên tin rằng, "Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp".




V́ quá ṭ ṃ trước triết lư sống của người nghèo này, đức vua ra lệnh và dàn xếp để người nghèo làm lính cho cung điện. Thật đáng thương, người nghèo không được phát lương hằng ngày, mà phải hết tháng ông mới nhận được thù lao. Mặc dù vậy, ông đă bán lưỡi gươm và có đủ tiền để mua bánh ḿ cho một tháng. Tối đến, ông vẫn có bánh ḿ và vẫn hạnh phúc.




Vị vua giả dạng tới thăm ông và hỏi, "Hôm nay ông làm nghề ǵ mà kiếm tiến mua bánh ḿ?". "Tôi được làm lính cho vua", người nghèo đáp. Ông cũng đơn sơ kể rằng: "Làm lính nhưng nhận lương vào cuối tháng, nên tôi đă bán lưỡi gươm thật và đủ tiền để mua bánh ḿ cho một tháng. Sau khi có lương, tôi sẽ chuộc lại lưỡi gươm thật và như thế tôi sẽ có cuộc sống tốt hơn. Hiện nay tôi đang dùng lưỡi gươm bằng gỗ." Nhà vua giả dạng hỏi tiếp, "Nhưng nếu ông phải sử dụng tới gươm vào ngày mai th́ sao?". Người thợ sửa giày đợt trước vần thản nhiên: "Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp".




Quả thật, hôm sau người ta bắt được một tên trộm và bị kết án xử chém. Vua yêu cầu người nghèo trong trang phục lính thực hiện việc này. V́ nhà vua biết rằng, với lưỡi kiếm gỗ, người đàn ông này sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ. Và như vậy để xem niềm tin vào triết lư sống từng ngày của ông có thể giúp được hay không?




Tên tử tội quỳ xuống chân anh lính và van xin được tha mạng v́ c̣n vợ và con nhỏ. Người đàn ông nhà nghèo trong trang phục lính nh́n đám đông xung quanh và hô lớn: "Lạy Đấng tối cao, nếu người sắp bị hành quyết này là người có tội, th́ xin cho con được phép thi hành lệnh của vua. C̣n nếu anh ta vô tội, xin hăy biến lưỡi gươm này thành gươm gỗ". Ngay tức khắc, ông rút lưỡi gươm ra và quả thực thanh gươm bằng sắt đă biến thành gươm gỗ. Đám đông đồng thanh la lên: "Đây là phép lạ". Vị vua truyền lệnh tha tên ăn trộm đồng thời tiến đến người lính nghèo thú nhận rằng: "Trẫm chính là người ăn mày mỗi tối tại nhà ngươi. Từ nay trở đi, trẫm muốn ngươi là bạn và là quân sư cho trẫm. Ngươi hăy dạy cho ta cách sống lạc quan và b́nh an".




Bạn thân mến, "Ngày từng ngày, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp". Thế đó, cuộc sống chỉ thực sự tồn tại trong hiện tại, chứ không ở trong quá khứ hay trong tương lai. Cái triết lư của người đàn ông nghèo thực sự có giá hơn cả vàng bạc, địa vị, nhan sắc hay quyền lực.




Dù giàu có và quyền lực bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu bạn không sống hôm nay, th́ bạn không cảm nhận được giá trị của cuộc đời. Nếu bạn không sống cho giây phút hiện tại, th́ cuộc đời của bạn vẫn như là những chuỗi ngày kiếm t́m, rượt bắt cái bóng "an toàn, hạnh phúc" một cách vô vọng. Thật hữu ư và hợp t́nh khi danh từ tiếng Anh "present" mang nghĩa "quà tặng" và cũng có nghĩa "hiện tại." Như vậy, hiện tại là quà tặng. Ai không sống trong hiện tại là tự ḿnh khước từ quà tặng của cuộc sống. Đó chính là niềm vui, hạnh phúc sự b́nh an và tự chủ trong mọi giây phút của cuộc đời mỗi người.


Mint



(Dịch từ Ellentrousdale)



at 10:58 PM







No comments:





Post a Comment







Newer Post Older Post
florida80_is_offline  
Old 06-22-2019   #889
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Từ 1975 Đến Giờ Mới Dám Nói !!!








Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm lănh tụ sinh viên, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài G̣n trước 1975, Đại biểu Quốc hội khóa 6, TBT đầu tiên của báo Thanh Niên







THƯ TÂM T̀NH CỦA BS. HUỲNH TẤN MẪM GỬI THANH NIÊN, SINH VIÊN, HỌC SINH


Sài G̣n, ngày 4 tháng 7 năm 2014



Cùng các bạn Thanh niên - Sinh viên - Học sinh thân mến,



Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xă hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tôi dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ư thức trách nhiệm về t́nh h́nh đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không c̣n nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.



Như các bạn đă biết, sự kiện giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc hiện diện hai tháng nay ở vùng lănh hải Việt Nam, không phải là sự kiện lớn đơn thuần, mà nó biểu hiện một tiến tŕnh vô cùng hệ trọng đối với sinh mệnh của Tổ Quốc chúng ta, nó là màn mở đầu công khai cuộc xâm lược của Trung Quốc vào lănh thổ, lănh hải nước ta trong kế hoạch có quy mô thôn tính cả Biển Đông, từng bước khống chế toàn vùng Đông Nam Á, để thực hiện mộng siêu cường bá chủ không giấu diếm của ḿnh. Nó c̣n bộc lộ cho toàn dân ta biết mối quan hệ mờ ám được che giấu lâu nay dưới các từ ngữ và khẩu hiệu đẹp đẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Việt Nam ta.



Nhưng đồng thời cũng cần hiểu rằng đây là vận hội mới cho dân tộc, v́ nó mang ư nghĩa thức tỉnh toàn diện của một giai đoạn lịch sử, bởi toàn bộ sự thật đă được phơi bày.






Việt Nam là một nước nhỏ về quy mô dân số và diện tích so với họ, lại chậm phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật, về công nghệ thông tin, công nghệ quân sự… lại đúng vào lúc xă hội đang suy yếu, kinh tế bên bờ vực thẳm, tầng lớp lănh đạo th́ suy thoái tư tưởng - đạo đức - lối sống, tham lam, nhũng nhiễu đầy khắp. Thử hỏi trong t́nh thế đó làm sao có thể đối địch trước một tham vọng vĩ cuồng như thế của đối phương?






Câu hỏi ấy đang xoáy vào ḷng mỗi người dân nước ta, và chúng ta thật sự day dứt về câu trả lời.






Dù chúng ta yêu ḥa b́nh bao nhiêu, chân thành mong muốn hữu nghị bao nhiêu, tất cả cũng bằng thừa, nếu không nói là tự huyễn hoặc lấy ḿnh, trước tham vọng của chủ nghĩa Đại Hán phương Bắc.






Bành trướng Bắc Kinh đang tiến công chúng ta ở thế áp đảo về bạo lực, thế thượng phong về kinh tế, đánh phủ đầu ta về ngoại giao tuyên truyền. Quan chức cao cấp của Trung Quốc – Dương Khiết Tŕ – đến nước ta, đưa ra một thông điệp với tư cách cao ngạo của một nước lớn, thể hiện mối quan hệ bất b́nh đẳng không phải đột nhiên mới có: yêu cầu ta chấm dứt cái gọi là “quấy nhiễu” chúng ở giàn khoan HY981, đe dọa nếu ta kiện chúng ra ṭa án quốc tế, ta sẽ nhận lấy “hậu quả” khôn lường. Nếu ta “ngoan cố” không hàng phục, chúng sẽ phong tỏa kinh tế, phong tỏa bờ Biển Đông, và mọi tai họa khác sẽ xảy đến. Chúng ngăn cản ta không được mở rộng liên minh quân sự với Mỹ và các nước khác, bởi làm như thế chúng quy là ta mang tội “khiêu khích” chúng.






Các bạn thử nghĩ xem. Họ bao vây và khống chế ta, nhưng không cho ta la lên để nhờ người can thiệp, không cho ai giúp sức, vâng, trói lại và đánh, buộc ta phải tự nguyện đầu hàng!






Qua cách nói và hành động của họ, cơ hồ như ta đă là quốc gia phụ thuộc không có bao nhiêu chủ quyền?






Các quốc gia có chủ quyền, có quan hệ b́nh đẳng, bất kể là nước lớn hay nhỏ, chưa từng nói năng như thế. Hồ đồ, trịch thượng phải bắt nguồn từ một thực tế. Song, yếu kém, nhu nhược vốn cũng không phải không có nguyên nhân. Có khi là sự tương thích bắt nguồn từ những sự kiện chưa bộc lộ từ phía nhà cầm quyền nước ta chăng? Dù sao cũng đă có một câu phương ngôn đáng nhớ: “Nếu ta đứng lên, là ta ngang hàng, nếu ta quỳ xuống, th́ ngang rốn đối phương”.






Các bạn thân mến,






Đó là kết quả của một thực tế yếu kém, hay từ một tinh thần bạc nhược, hay cả hai? Sự than trách hay nguyền rủa đối phương lúc này quả là một sự xa xỉ.






Làm công dân của một nước, làm sao ta không thấy đau ḷng khi đất nước bị xâm lăng? Làm sao ta không thấy nhục khi bị kẻ khác lăng nhục vào dân tộc ḿnh? Trên những con đường mà các bạn đi làm hay đi học hằng ngày, trong công viên mà các bạn dạo chơi, trong sách sử mà các bạn đă đọc, luôn phảng phất bóng dáng của tiền nhân, mang tên những vị anh hùng, trong lịch sử hàng ngh́n năm trải qua từng thế hệ, đă chống trả lại bọn xâm lược phương Bắc oanh liệt ra sao, và không hề khiếp sợ. Tiền nhân đă để lại cho chúng ta một giang sơn vẻ vang. Đến lượt chúng ta, chúng ta không thể thoái thác, và không hề thoái thác bởi bất cứ lư do ǵ, để hết ḷng bảo vệ giang sơn ấy.






Nhưng lời tâm t́nh của tôi là vô nghĩa, nếu tôi không nói với các bạn rằng, sức mạnh có ưu thế nhất đang lớn lên từ trong tim và trong trí tuệ của các bạn, là niềm hy vọng của dân tộc – những thế hệ Thanh niên - Sinh viên - Học sinh hôm nay. Các bạn đang đứng ở đầu thề kỷ 21 của một nhân loại đang toàn cầu hóa, mà tri thức th́ trở nên vô biên giới và không ai có thể che giấu hay độc quyền được.






Một cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc bằng mọi biện pháp và thông minh mà các bạn sẵn sàng dấn thân, và một xă hội mà các bạn cần xây dựng, có tương lai như thế nào, là hai vấn đề quyện vào nhau mà có lẽ các bạn đang suy nghĩ?






Để có một đất nước độc lập tự do, trước hết mỗi chúng ta cần có một trí tuệ độc lập tự do, không để bị nhuộm đen, nhuộm đỏ, hay bất cứ màu nào khác; nó phải là ḷng yêu nước nồng nàn, trong sáng, yêu ḥa b́nh độc lập và dân chủ bằng một nhận thức kịp thời đại. Một cuộc chiến đấu chỉ bằng niềm tin và sinh mạng dù rất cao cả, nhưng nó sẽ đem lại một kết quả ra sao?






Một xă hội các bạn mong muốn, chưa biết là thế nào, nhưng ít nhất, và chắc chắn nó không thể là một xă hội như các bạn đang nh́n thấy, nó đầy dẫy những bất công, trên một tầng nền của hẹp ḥi và thiển cận, nó không bao giờ là bền vững!






Tôi không muốn nói một câu như sáo ngữ: tương lai đang nằm trong tay thanh niên, với nghĩa nó là màu hồng. Không, có thể nó không đến các bạn với màu hồng, ṇ tùy thuộc vào ư thức của các bạn. Đó là cái nh́n thẳng vào thực tế với đôi mắt biết đúng sai và nói được tiếng nói của trái tim ḿnh. Một cuộc chiến đấu sẽ rất mạnh mẽ khi nó có đầy đủ chân lư.






Điều tôi muốn nói cùng các bạn, chúng ta phải cương quyết làm người công dân tự do, dù xă hội chưa có luật pháp thừa nhận tự do đúng nghĩa. Chúng ta cương quyết làm con người có quyền con người, dù quyền con người chưa được thừa nhận đầy đủ. Chúng ta có quyền và có nghĩa vụ – quyền sống tự do và nghĩa vụ bảo vệ độc lập, toàn vẹn lănh thổ. Tôi trộm nghĩ, tự do trong bối cảnh Việt Nam hôm nay quan trọng hơn v́ nó chứa cả sự độc lập. Tôi muốn nói đến một thể chế dân chủ, một xă hội dân sự, nó sẽ không bị đem ra mua bán hay đổi chác bất ngờ bởi một đất nước, nếu nằm gọn trong tay của một nhóm người độc quyền.






Chúng ta tin tưởng sẽ giữ được độc lập tự do, sẽ bảo vệ được giang sơn v́ chúng ta có hai điều quan trọng:






- Một, chúng ta có chính nghĩa, lẽ phải ở về phía chúng ta. Thế giới bây giờ là sự liên kết rộng lớn và có sức mạnh vô tận, vấn đề là ta có làm cho sức mạnh ấy hội tụ lại được hay không? Chúng ta có làm rơ chính nghĩa để xứng đáng được nhận sự ủng hộ đó hay không? Chế độ phát xít của Bắc Kinh hiện nay với chủ trương bạo lực và bành trướng đang tự đào mồ cho ḿnh, và nhân loại sẽ chôn chúng. Tôi tin chắc chắn điều đó sẽ xảy ra như lịch sử nhân loại đă cho thấy.






- Hai, chúng ta biết sửa ḿnh. Một quốc gia hùng mạnh là v́ có phương hướng đúng, một quốc gia yếu kém là v́ có phương hướng sai. Đó là một thể chế chính trị tiến bộ hay lạc hậu, có tạo được sức mạnh đoàn kết của toàn dân hay không mà Việt Nam ta phải cấp bách xem xét để sửa đổi. Sự sửa đổi đó phải đến từ sức mạnh đoàn kết của nhân dân, kể cả những lực lượng, những con người từ trong bộ máy nhà nước, và đồng bào ở nước ngoài.






Tôi tự hỏi, có lẽ cũng giống như các bạn, v́ chúng ta không muốn hy sinh xương máu khi chưa cần thiết, và nếu chúng ta là chính nghĩa, tại sao chúng ta không dám kiện để đưa họ ra ṭa án quốc tế? Thế giới ngày nay không c̣n ở thời kỳ hồng hoang, nhân loại không phải là bầy thú trong rừng để con lớn dễ dàng giày xéo con bé, hay chính chúng ta mang mặc cảm tự ti, tội lỗi và hẹp ḥi mà không dám nh́n nhận và tiếp nhận sức mạnh đang rộng mở của thời đại? Làm sao chúng ta có thể tin là an toàn và có giá trị khi tự thu ḿnh, núp vào hang ổ “hữu nghị” giả dối dưới nách của kẻ xâm lược?






Thưa các bạn,






Bao giờ, hay ngay bây giờ chúng ta có thể cất lên tiếng nói thống nhất, mạnh mẽ đối với những người đang mang trọng trách dẫn dắt dân tộc?






Hiện nay, tôi không tán thành nhiều điều, trong đó có hai điều căn bản và cấp bách mà Chính phủ của Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện:






1- Đặt Hiến pháp cũng như luật pháp của một Quốc gia dưới cương lĩnh và các chỉ thị của Đảng Cộng sản. Thay v́ ngược lại, Đảng Cộng sản phải đặt ḿnh dưới Hiến pháp và luật pháp nhà nước, với chức năng là thi hành chứ không phải chỉ đạo. Từ sự trái ngược đó, với quyền hành độc đoán trong tay, Đảng đă tự tha hóa và suy thoái (như đă tự thừa nhận), đưa đến một Chính phủ thiếu trách nhiệm và không hiệu quả, làm cho xă hội rệu ră, không phát triển và mất dần sức sống, người dân trở nên lơ láo, mất phương hướng và tích lũy nỗi bất b́nh. T́nh trạng này là điều kiện phù hợp ư muốn của kẻ xâm lược.






2- Đường lối đối ngoại hiện nay, là thuộc về Đảng Cộng sản, cụ thể là Bộ Chính trị, chứ không phải do một Chính phủ của nhân dân, v́ thế đă không giữ được tư thế chính danh của một Quốc gia, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc. Các từ ngữ: hữu nghị, bạn, môi răng, đồng chí, anh em, 16 chữ vàng (*), 4 tốt…đă xóa tan tư cách và khoảng cách phải có của một quốc gia với một quốc gia. Mối quan hệ mang tính chất t́nh cảm quá đà và độc hại đó đă tràn ngập trong tư tưởng giới lănh đạo, quan chức, các đoàn thể, kể cả Đoàn Thanh niên Cộng sản mới lớn sau chiến tranh, thể hiện lời nói, phong cách trong các văn kiện cũng như trong cách hành xử, chứng tỏ một tinh thần dựa dẫm, bấu víu, lệ thuộc, thiếu tự tin của tâm lư nhược tiểu chưa trưởng thành về mặt quốc gia, làm mất quốc thể, của giới lănh đạo hiện nay. Lẽ ra, mối quan hệ không chính danh đó phải được chấm dứt, khi chiến tranh chấm dứt và đất nước thống nhất. “Ân đền oán trả” ǵ khi c̣n nằm trong rừng sâu suối lạnh, th́ cũng phải minh bạch trong chính sách ngoại giao, không “giáo dục” toàn dân theo cách “xóa tan biên cương” mập mờ như thế được! V́ thế, làm sao trách thái độ kẻ cả của Dương Khiết Tŕ khi bảo Việt Nam “quấy rối” chúng ở giàn khoan, hay kêu gọi Việt Nam “ đứa con đi hoang hăy sớm quay đầu về”, hoặc bí thư Quảng Đông gởi “danh mục công việc phải làm” cho Bộ Ngoại giao ta?






Tôi sống ở miền Nam, và biết người dân miền Nam đều nhận thấy cực kỳ phẫn nộ về cách ngoại giao xa lạ như trên.






Thưa các bạn,






Văn hóa ngoại giao cũng là biểu hiện chiều sâu của thực thể. Lẽ nào tôi dám nói ép, nói oan cho các lănh đạo Việt Nam chăng, khi cho rằng mối quan hệ được biểu hiện như thế là xuất phát từ hành vi và tư duy lệ thuộc do quán tính, hoặc do “tận đáy ḷng”?






Tôi không tán thành về mối quan hệ bất b́nh đẳng, được gọi là “hữu nghị” giữa Việt Nam và Trung Quốc lâu nay, mà ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đang cố gắng níu kéo một cách vô vọng trong cô đơn và sợ hăi, có tác dụng cuốn cả đất nước rơi vào quỹ đạo của bành trướng Bắc Kinh. Tôi cho rằng Trung Quốc là không đáng sợ, một nước rộng về đất, đông về dân, mạnh về bạo lực, chứ không hề là một nước lớn với ư nghĩa là có sức mạnh văn hóa, văn minh và đáng nể trọng. Không tự cúi người xuống để phong Trung Quốc là đại ca vô địch. Cũng không thể có ư nghĩ đến việc có thể hay không thể “rinh” đất nước chạy đi nơi khác với lời than thở vô nghĩa: “Có ai chọn được láng giềng đâu!”. Thật ra đó là ư của một tướng Tàu đă nói ở Hà Nội các đây hai năm, nhằm đe nẹt Việt Nam đă lỡ nằm cạnh Trung Quốc, không thể “chọn” thân phận khác được đâu, lẽ ra không nên lặp lại theo cách áo năo như thế. Thủ tướng Nhật, chưa từng than van chuyện phải bê mấy ḥn đảo của ḿnh đi đâu. Nữ Tổng thống Hàn Quốc cũng không có một lời nào tương tự!






Tôi chân thành bày tỏ, chia sẻ cùng các bạn về niềm tự tin và tự hào của dân tộc, trước vó ngựa của quân Nguyên-Mông xưa, nay là trước sự hung hăng của quân Tập, với tinh thần là nhân dân phải biết làm chủ vận mệnh của ḿnh, thông qua một thể chế dân chủ bởi một Hiến pháp đứng đắn, và quan hệ b́nh đẳng không lệ thuộc Bắc Kinh. Đó là khẳng định căn bản và lâu dài, dù cho nay mai giàn khoan có thể rút đi, hay thay một chiếc khác. Mối quan hệ giữa “hai” dân tộc – theo nghĩa dân sự – xưa nay chưa từng có vấn đề, ngoại trừ bọn cầm quyền hung hăng mỗi lúc. Nhắc lại điều này với dân chúng cũng lại là một xa xỉ nữa.






Hai điều nêu trên, không phải là vô cùng hệ trọng của hiện t́nh đất nước đáng trăn trở hay sao?






Chúng ta không để sự thờ ơ của hôm nay là nỗi hối tiếc của ngày mai. Chúng ta không muốn một đồng bào nào của ḿnh phải tự thiêu như người Tây Tạng, không muốn những nhóm thanh niên ta đến lúc phải vung dao liều chết vào bọn Hán tộc ở các bến tàu như ở Tân Cương. Và chúng ta cũng cần tinh tường cảnh giác về những kẻ diễn hài nội địa.






Một phương châm chân chính đă từng vang lên trong ḷng dân tộc: “Chúng ta yêu ḥa b́nh nhưng sẵn sàng chiến tranh” để bảo vệ Tổ quốc.






Mong rằng tôi có nhiều cơ may được gặp các bạn, góp phần nhỏ bé của ḿnh cùng các bạn bước tới, cùng cả đất nước đứng hẳn lên đấu tranh, giữ vững độc lập trước sự khống chế và xâm lược của Bắc Kinh, xây dựng một xă hội dân sự vững chắc, công bằng và dân chủ.






Ao ước thay!






Trân trọng kính chào.




Huỳnh Tấn Mẫm – một thanh niên nhiều tuổi./.




________________






(*) “Sơn thủy tương liên, lư tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan” (!) – thập lục tự phương châm – do Trung Quốc đưa ra, dịch thành phương châm hành động: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.






Nguồn: BVN.





at 9:35 PM
florida80_is_offline  
Old 06-22-2019   #890
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Bệnh Gan Ở Mỹ Tăng Nhiều Do Thuốc Lá Cây




Thưa đây là email nhận được, xin gởi các bạn xem đề pḥng. Bệnh Gan ở Mỹ tăng nhiều do thuốc lá cây.

HUỲNH CHIẾU ĐẲNG.







Bệnh Gan ở Mỹ Theo báo cáo của cơ quan US Food and Drug Adminitration
(Tuyết Duơng sưu tầm)


( US Food and Drug Adminitration) tuần vừa qua th́ 20% Bệnh Gan ở Mỹ là do thuốc giăm cân tác hại , c̣n lại 80% là thuốc bổ nhập từ China ( loại thuốc bổ này gồm : trừ mỡ xấu , bổ gan , trị ung thư , tăng cường sinh lực , trị lăo hóa , trị đau khớp , làm đẹp DA , trừ ung bứu …)
USA -- Hiểm họa vô hình cho lá gan của bạn: thuốc giảm cân và thuốc trị bệnh Tim mạch và trị ung bứu. tất cả thuốc ngoài luồng đều nhập từ phân xưởng tại China. Khảo sát cho biết thuốc giảm cân là nguyên nhân cho 20% hồ sơ bệnh gan tại các bệnh viện Hoa Kỳ. C̣n lại 80% là thuốc bổ Made in China.
Báo The New York Times có bài viết nghiên cứu về hiện tượng này, và cho thấy con số này là tăng từ 7% so với một thập niên trước, và con số này chỉ bao gồm những hồ sơ bệnh gan nặng nề nhất.






Hiện thời dân Mỹ tiêu xài tới 32 tỷ đôla cho thuốc giảm cân mỗi năm, và trong khi các bác sĩ nói rằng đại đa số thuốc phụ trợ bổ túc (supplements) –đa số là làm từ China , rồi đem sang Hoaky đóng gói vào bao b́. Được các tay lang băm tung lên hệ thống truyền thông . Nào Tivi , Radio , nhật báo …Họ mời các tay quảng cáo lừng danh như các tay MC của các Trung tâm Entertainmnet , thế là người xem hay đọc đều tin tưởng là thần dược . Mua về uống thấy rất hưng phấn , nhưng thật Ra là do thành phần “ cortisone “ , kích thích trung tâm thần kinh . Nhưng về sau th́ di hại đến gan , thận không thể trị được .









Tạo sự nhiễm độc gan lâu dài mà người tiêu thụ vô t́nh không biết. Khi biết th́ quá trể để cứu gan . Với thuốc dược thảo được quảng cáo là tiêu mỡ, tăng lực, giảm cân và săn chắc bắp thịt, trị ung thư , làm đẹp DA… đang tới mức báo động.




Một bác sĩ nói, "Khi một sản phẩm được giám sát, bạn biết lợi ích và sự rủi ro, và bạn có thể có một quyết định với đủ thông tin về việc nên dùng thuốc đó hay không. Nhưng với thuốc phụ trợ bổ túc (supplements)... đó chỉ là một hộp đen đầy chất độc không được cơ quan FDA kiểm soát, khi bác sỉ khám chẩn th́ quá trể mà thôi."

Thuốc nhập theo đang viên ( từng thùng box , mỗi box hàng vạn viên nan thuốc ) , rồi được vào chai plastic , dán nhăn tiêu dùng đọc rất hứng khời . Tạo người đọc một cảm giác như thần dược vừa được các pḥng y dược sáng chế Ra tại Hoaky .
Nhưng tất cả đều không có sự kiểm nhiệm của cơ quan U.S.FDA ( tạm gọi là Bộ Y tế Hoaky ).Hầu hết đều bán tại các tiệm của người Hoa tại địa phương , chớ không được bán tại các Pharmacy Hoaky ( US Durg Stores ) . V́ luật của Hoaky , khi thuốc được bày bán tại các Pharmacy Hoaky ( US Drug Stores ) th́ sẽ bị kiểm soát bởi cơ quan US FDA đến khám xét thường xuyên , định kỳ . Những nhân viên bán thuốc tại các US Drug Stores đều phải thi đậu kỳ thi sát hạch về dược liệu , đó là chưa kể các Dược sỉ phải có bằng hành nghề chuyên môn .

C̣n tại các tiệm thuốc Bắc , th́ chỉ cần các bác sỉ học lực 6 tháng , nghành nghề châm cứu rồi kê toa thuốc bổ ngoài luồng cho thân chủ. Thật sự những bác sỉ 6 tháng ấy, tŕnh độ học vấn không đủ viết nổi một công thức hóa học về dược liệu.Người Việt chúng ta hiện nay tại các địa phương có đông dân cư Việt , rất nhiều người bị viêm gan mà không biết . Khi khám bệnh th́ được báo là ngày xưa có lẽ hút thuốc , hay uống nhiều rượu độc từ Việt nam …nay bị ảnh hưởng từ đó .
Thật sự họ đă bị thuốc bổ ngoài luồng bày bán nhan nhản tại các tiệm thuốc Bắc , hay từ các nơi châm cứu của các bác sỉ 6 tháng ấy.

Nếu những thần dược ấy trị bệnh như chai thuốc in ấn bên ngoài..nào trị dứt ung thư , tăng cường sinh lực , làm đẹp DA , hồi sinh sức khỏe…th́ chúng ta sẽ thấy hàng ngh́n bệnh nhân người Mỹ sẽ xếp hàng rồng rắn bên ngoài tiệm thuốc Bắc ấy mà mua uống từ lâu , khỏi đến phiên bạn từ Việt Nam định cư sang Hoa kỳ mà mua thuốc ấy …
Như vậy chẵng lẽ các bác sỉ học lực trên 7 năm tại đại học Y Khoa Hoaky đều là những kẻ đáng vụt thùng rác , c̣n các bác sỉ 6 tháng trường rể cây , rể cỏ , châm cứu…th́ tất cả đều là thần y hay chăng ? (< -- hết trích)

Và đây là nguồn tin khác từ báo The NewYork Times

http://www.nytimes.com/2013/12/22/us...anted=all&_r=0










When Christopher Herrera, 17, walked into the emergency room at Texas Children’s Hospital one morning last year, his chest, face and eyes were bright yellow — “almost highlighter yellow,” recalled Dr. Shreena S. Patel, the pediatric resident who treated him.


Christopher, a high school student from Katy, Tex., suffered severe liver damage after using a concentrated green tea extract he bought at a nutrition store as a “fat burning” supplement. The damage was so extensive that he was put on the waiting list for aliver transplant.


“It was terrifying,” he said in an interview. “They kept telling me they had the best surgeons, and they were trying to comfort me. But they were saying that I needed a new liver and that my body could reject it.”


New data suggests that his is not an isolated case.Dietary supplements account for nearly 20 percent of drug-related liver injuries that turn up in hospitals, up from 7 percent a decade ago, according to an analysis by a national network of liver specialists. The research included only the most severe cases of liver damage referred to a representative group of hospitals around the country, and the investigators said they were undercounting the actual number of cases.

While many patients recover once they stop taking the supplements and receive treatment, a few require liver transplants or die because of liver failure. Naïve teenagers are not the only consumers at risk, the researchers said. Many are middle-aged women who turn to dietary supplements that promise to burn fat or speed up weight loss.


“It’s really the Wild West,” said Dr. Herbert L. Bonkovsky, the director of the liver, digestive and metabolic disorders laboratory at Carolinas HealthCare System in Charlotte, N.C. “When people buy these dietary supplements, it’s anybody’s guess as to what they’re getting.”

Though doctors were able to save his liver, Christopher can no longer play sports, spend much time outdoors or exert himself, lest he strain the organ. He must make monthly visits to a doctor to assess his liver function.


Americans spend an estimated $32 billion on dietary supplements every year, attracted by unproven claims that various pills and powders will help them lose weight, build muscle and fight off everything fromcolds to chronic illnesses. About half of Americans use dietary supplements, and most of them take more than one product at a time.


Dr. Victor Navarro, the chairman of the hepatology division at Einstein Healthcare Network in Philadelphia, said that while liver injuries linked to supplements were alarming, he believed that a majority of supplements were generally safe. Most of the liver injuries tracked by a network of medical officials are caused by prescription drugs used to treat things like cancer,diabetes and heart disease, he said.


But the supplement business is largely unregulated. In recent years, critics of the industry have called for measures that would force companies to prove that their products are safe, genuine and made in accordance with strict manufacturing standards before they reach the market.


But a federal law enacted in 1994, the Dietary Supplement Health and Education Act, prevents theFood and Drug Administration from approving or evaluating most supplements before they are sold. Usually the agency must wait until consumers are harmed before officials can remove products from stores. Because the supplement industry operates on the honor system, studies show, the market has been flooded with products that are adulterated, mislabeled or packaged in dosages that have not been studied for safety.


The new research found that many of the products implicated in liver injuries were bodybuilding supplements spiked with unlisted steroids, and herbal pills and powders promising to increase energy and help consumers lose weight.
“There unfortunately are criminals that feel it’s a business opportunity to spike some products and sell them as dietary supplements,” said Duffy MacKay, a spokesman for the Council for Responsible Nutrition, a supplement industry trade group. “It’s the fringe of the industry, but as you can see, it is affecting some consumers.” More popular supplements like vitamins, minerals, probiotics and fish oil had not been linked to “patterns of adverse effects,” he said.


The F.D.A. estimates that 70 percent of dietary supplement companies are not following basic quality control standards that would help prevent adulteration of their products. Of about 55,000 supplements that are sold in the United States, only 170 — about 0.3 percent — have been studied closely enough to determine their common side effects, said Dr. Paul A. Offit, the chief of infectious diseases at the Children’s Hospital of Philadelphia and an expert on dietary supplements.


“When a product is regulated, you know the benefits and the risks and you can make an informed decision about whether or not to take it,” he said. “With supplements, you don’t have efficacy data and you don’t have safety data, so it’s just a black box.”


Since 2008, the F.D.A. has been taking action against companies whose supplements are found to contain prescription drugs and controlled substances, said Daniel Fabricant, the director of the division of dietary supplement programs in the agency’s Center for Food Safety and Applied Nutrition. For example, the agency recently took steps to remove one “fat burning” product from shelves, OxyElite Pro, that was linked to one death and dozens of cases of hepatitis and liver injury in Hawaii and other states.


The new research, presented last month at a conference in Washington, was produced by the Drug-Induced Liver Injury Network, which was established by the National Institutes of Health to track patients who suffer liver damage from certain drugs and alternative medicines. It includes doctors at eight major hospitals throughout the country.


The investigators looked at 845 patients with severe, drug-induced liver damage who were treated at hospitals in the network from 2004 to 2012. It focused only on cases where the investigators ruled out other causes and blamed a drug or a supplement with a high degree of certainty.


When the network began tracking liver injuries in 2004, supplements accounted for 7 percent of the 115 severe cases. But the percentage has steadily risen, reaching 20 percent of the 313 cases recorded from 2010 to 2012.


Those patients included dozens of young men who were sickened by bodybuilding supplements. The patients all fit a similar profile, said Dr. Navarro, an investigator with the network.


“They become very jaundiced for long periods of time,” he said. “They itch really badly, to the point where they can’t sleep. They lose weight. They lose work. I had one patient who was jaundiced for six months.”

Tests showed that a third of the implicated products contained steroids not listed on their labels.


A second trend emerged when Dr. Navarro and his colleagues studied 85 patients

with liver injuries linked to herbal pills and powders. Two-thirds were middle-aged women, on average 48 years old, who often used the supplements to lose weight or increase energy. Nearly a dozen of those patients required liver transplants, and three died.


It was not always clear what the underlying causes of injury were in those cases, in part because patients frequently combined multiple supplements and used products with up to 30 ingredients, said Dr. Bonkovsky, an investigator with the network.

But one product that patients used frequently was green tea extract, which contains catechins, a group of potent antioxidants that reputedly increase metabolism. The extracts are often marketed as fat burners, and catechins are often added to weight-loss products and energy boosters. Most green tea pills are highly concentrated, containing many times the amount of catechins found in a single cup of green tea, Dr. Bonkovsky said. In high doses, catechins can be toxic to the liver, he said, and a small percentage of people appear to be particularly susceptible.


But liver injuries attributed to herbal supplements are more likely to be severe and to result in liver transplants, Dr. Navarro said. And unlike prescription drugs, which are tightly regulated, dietary supplements typically carry no information about side effects. Consumers assume they have been studied and tested, Dr. Bonkovsky said. But that is rarely the case. “There is this belief that if something is natural, then it must be safe and it must be good,” he said. (< -- hết trích)





Tuyết Dương sưu tầm
florida80_is_offline  
Old 06-23-2019   #891
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Những Thời Điểm Tuyệt Đối Không Nên Tắm Để Tránh Đột Quỵ

sau đây có thể bạn không bị đột quỵ.





Tắm khi đang sốt

Người ốm sốt thường có thân nhiệt nóng hơn b́nh thường nên muốn đi tắm cho sảng khoái, tỉnh táo. Trên thực tế, thân nhiệt cơ thể lúc này có thể lên đến 39 - 40 độ C và người của bạn đang rất yếu. Nếu đi tắm ngay lúc này sẽ dễ xảy ra những hậu quả không mong muốn, trong đó có nguy cơ đột quỵ rất cao.




Tắm sau khi uống rượu

Sau khi uống rượu, mùi cồn nồng nặc lên khiến nhiều người muốn lao vào pḥng tắm ngay. Tuy nhiên, rượu có thể gây ức chế hoạt động của chức năng gan, đồng thời ngăn cản quá tŕnh giải phóng glycogen. Nếu tắm lúc này th́ cơ thể sẽ gặp phải t́nh trạng hoa mắt, chóng mặt, toàn thân bủn rủn, nhức mỏi, nghiêm trọng hơn c̣n bị hạ đường huyết và dẫn tới t́nh trạng hôn mê sâu.




Tắm khi vừa vận động mạnh

Sau khi vận động mạnh, cơ thể ra đầy mồ hôi nên nhiều người muốn đi tắm để làm sạch cơ thể. Việc tắm ngay lúc này có thể dẫn đến t́nh trạng đau tim, thiếu máu năo, gây choáng váng, ngất xỉu... Do đó, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên bạn nên ngồi nghỉ khoảng 30 phút cho thân nhiệt cơ thể ổn định rồi mới vào đi tắm.








Tắm đêm

Sau 9 giờ tối hàng ngày là lúc nhiệt độ cơ thể giảm xuống thấp, việc tắm gội trong thời điểm này khiến bạn dễ mắc bệnh cảm lạnh về đêm. Bên cạnh đó, bạn c̣n có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như chứng liệt nửa mặt, méo miệng, đột quỵ, tử vong đột ngột... nếu cứ duy tŕ thói quen tắm đêm hàng ngày.




Tắm lúc đói và ngay sau khi ăn no

Vừa ăn no xong mà đă đi tắm ngay th́ các mạch máu sẽ bị giăn nở, lượng máu lúc này cũng giảm xuống và gây ảnh hưởng đến quá tŕnh tiêu hóa để hấp thụ thức ăn vào cơ thể. C̣n khi bụng đang trống rỗng mà đi tắm th́ vô t́nh gây hạ đường huyết và khiến bạn gặp phải t́nh trạng đột quỵ.








Theo VTV

Nguồn: http://soha.vn
florida80_is_offline  
Old 06-23-2019   #892
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

30 tháng 4: Thử Nhìn Lại - Trần Gia Phụng











Thông thường, ngày 30-4-1975 được giải thích là ngày sụp đổ của Việt Nam Cộng Ḥa, và là ngày “đại thắng mùa xuân” của cộng sản Bắc Việt. Ngoài hai cách nh́n nầy, c̣n có một cách nh́n thứ ba mà ít người chú ư đến.


Trong thập niên 60, khi viếng thăm Việt Nam Cộng Ḥa, được hỏi làm thế nào để chiến thắng cộng sản, Moshe Dayan, danh tướng độc nhăn Do Thái, đă trả lời như sau: “Bắc Việt sẽ thất trận khi họ chiếm được Sài G̣n.”(1) Lúc đó, giới báo chí và chính trị Sài G̣n đă bàn tán về câu nói của Moshe Dayan(1915-1981), nhưng không ai dại ǵ giao trứng cho ác (quạ), mà nghĩ đến một giải pháp quá rủi ro là để cho cộng sản chiếm được Sài G̣n. Cuối cùng, khi cộng sản thật sự chiếm được Sài G̣n năm 1975, một bên buồn quá, cũng như một bên vui quá, nên cả hai phía đều quên luôn ư kiến của Moshe Dayan.


1.- AI THẮNG AI?

Trong cuộc chiến tranh vừa qua, người cộng sản thường tự hào rằng chính họ đă “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Theo biểu kiến bên ngoài, “Mỹ cút, ngụy nhào” thật đó, nhưng thực sự Mỹ không cút, mà phải nói cho thật đúng ư nghĩa bối cảnh lịch sử là Mỹ ngưng không tiếp tục hiện diện ở Việt Nam v́ lư do thay đổi chiến lược toàn cầu của họ, và lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa không thất trận, chỉ ở thế bắt buộc phải ngưng súng, ngưng chiến đấu. Việt Nam Cộng Ḥa dư biết rằng trong thế tranh chấp giữa các cường quốc, với sự thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ, nếu lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa tiếp tục chiến đấu, chỉ làm tổn hại thêm xương máu của binh sĩ và dân chúng, mà không tránh được sự áp đặt từ bên ngoài, trong khi Liên Xô và Trung Cộng tung hết vũ khí cho Bắc Việt và Hoa Kỳ ngưng tiếp liệu quân nhu và vũ khí cho Việt Nam Cộng Ḥa.


Sau khi thế chiến thứ nh́ (1939-1945) kết thúc, thế giới bước vào chiến tranh lạnh giữa hai khối tự do (tư bản) và cộng sản. Khi đắc cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 5-11-1952 thay ông H. Truman, đại tướng D. Eisenhower tuyên bố rằng chiến tranh Đông Dương không c̣n là chiến tranh thuộc địa mà là “cuộc chiến giữa Cộng sản và thế giới Tự do.”(2) Từ đó, Hoa Kỳ viện trợ Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng càng ngày càng nhiều để chống lại Việt Minh cộng sản.


Lúc đó, Hoa Kỳ và các nước Tây phương nghĩ rằng các nước trong thế giới cộng sản như Liên Xô, Trung Quốc là một khối chính trị chặt chẻ, nên t́m tất cả các cách để ngăn chận sự bành trướng của cộng sản. V́ vậy, sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954, Hoa Kỳ quyết định giúp miền nam Việt Nam để chận đứng làn sóng cộng sản mà cụ thể hơn là sự bành trướng của Trung Quốc.


Những diễn tiến chính trị trong khối cộng sản sau khi Stalin từ trần ngày 5-3-1953, và nhất là khi Khrushchew lên cầm quyền, rồi đưa ra chủ trương sống chung ḥa b́nh giữa các nước không cùng một thể chế chính trị, ḥa dịu với các nước Tây phương năm 1956, th́ bắt đầu sự rạn nứt giữa Liên Xô và Trung Quốc. Lúc đầu mới chỉ lời qua tiếng lại giữa hai đảng Cộng Sản anh em, sau đó giữa hai nhà nước cộng sản, và cuối cùng thực sự đánh nhau dọc biên giới đông bắc Trung Quốc, trên sông Ussuri (Ô Tô Lư giang) năm 1969.

Dựa trên những dữ kiện thực tế đó, các chính trị gia Hoa Kỳ nhận thấy rằng các nước cộng sản không phải là một khối chặt chẽ, mà họ là những thực thể riêng biệt, với những quyền lợi mâu thuẫn nhau khá trầm trọng. Hoa Kỳ không bỏ lỡ cơ hội kiếm cách khai thác mâu thuẫn giữa các nước cộng sản, đúng ra là giữa Liên Xô và Trung Quốc để làm thế nào ly gián họ, và tránh cho họ xích lại gần nhau như trước. V́ vậy, người Hoa Kỳ bắt đầu xét duyệt lại chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ


Trong khi đó, nếu Hoa Kỳ càng giúp Việt Nam Cộng Ḥa chống lại Bắc Việt cộng sản, th́ Liên Xô và Trung Quốc ở thế cùng liên kết để giúp Bắc Việt chống lại Hoa Kỳ, tức Hoa Kỳ tạo nên một hoàn cảnh thuận lợi cho Liên Xô và Trung Quốc tạm gác những mâu thuẫn song phương, để cùng nhau cứu giúp một nước cộng sản khác nhắm tạo uy tín và hấp lực với các nước khác, nhất là các nước trong khối không liên kết. Nói cách khác, làm như thế, chẳng khác ǵ Hoa Kỳ tạo cơ hội cho hai nước Liên Xô và Trung Quốc xích lại với nhau. Trên quan niệm địa lư chính trị học (geopolitics), vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, người Hoa Kỳ c̣n ngộ ra rằng “Bắc Việt không thể tàn phá Hoa Kỳ trong ṿng nửa giờ, hoặc tiêu hủy các thành phố, giết một nửa dân số, nhưng với hỏa tiển nguyên tử, Liên Xô có thể làm được việc đó. Trung Quốc tuy chưa ngang tầm của Liên Xô v́ ít vũ khí nguyên tử, nhưng lại đe dọa phần c̣n lại của Á châu v́ ư hệ chính trị cứng rắn và v́ dân số đông đảo của họ.”(3)


Chẳng những thế, các chính trị gia Hoa Kỳ lúc đó c̣n đi xa hơn, cho rằng “hy sinh Việt Nam mới thật là đáng giá. C̣n hơn là hao phí thêm nhiều sinh mạng người Mỹ và hàng tỷ mỹ kim để chống đỡ Việt Nam với chẳng có hy vọng thắng lợi, tại sao không thỏa thuận thua cuộc để đổi lấy sự mở cửa của Trung Hoa nhắm làm yếu đi kẻ thù thực sự là Liên Xoâ.”(4) Chúng ta hăy nghe một nhà ngoại giao kỳ cựu Hoa Kỳ, ông Bill Sullivan, nguyên là đại sứ Hoa Kỳ tại Lào, lúc đó là thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Đông Á và Thái B́nh Dương, sau đó phụ tá và sát cánh với Henri Kissinger trong các cuộc thương thuyết tại hội nghị Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam, trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Như thế, tôi đi đến kết luận, và điều nầy ông nghe có vẽ tráo trở, rằng không thắng cuộc chiến nầy th́ chúng ta sẽ khá hơn. Đặc biệt nữa là người Trung Hoa đă khai thông với chúng ta, và làm cho người Trung Hoa tách rời khỏi Liên Xô và nghiêng về phía chúng ta, đối với chúng ta c̣n quan trọng hơn nhiều việc chiến thắng ở Việt Nam.”(5)


Ngày 14-4-1971, tại Đại sảnh đường Nhân dân Bắc Kinh, thủ tướng Trung Quốc là Chu Ân Lai tiếp đăi và nói chuyện thân mật với đoàn bóng bàn Hoa Kỳ sang đấu giao hữu với đoàn bóng bàn Trung Quốc theo lời mời của Tổng cục Bóng bàn nước nầy. Ngày 9-7-1971, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ là Henri Kissinger có mặt ở Bắc Kinh và được Chu Ân Lai tiếp kiến. Ngày 25-10-1971, Đại hội đồng thứ 26 của Liên Hiệp Quốc biểu quyết chấp nhận Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa được giữ ghế đại biểu Trung Quốc thay cho Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) mà không bị Hoa Kỳ phủ quyết, nghĩa là Hoa Kỳ cũng bỏ rơi Đài Loan, đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ, để bắt tay với Trung Quốc. Sau đó, tổng thống Hoa kỳ Richard Nixon viếng thăm Trung Quốc một tuần bắt đầu từ ngày 21-2-1972 mà ông Nixon cho rằng đây là “một tuần lẽ sẽ làm thay đổi thế giới.”(6) Cuộc viếng thăm nầy đưa đến “Thông cáo chung Thượng Hải” ngày 28-2 theo đó hai bên đưa ra những quan điểm hoàn toàn khác nhau, chỉ trừ một điều là cùng nhau tôn trọng sự khác biệt giữa hai bên và hứa sẽ kiếm cách cải thiện bang giao song phương.


Đúng như ông Nixon loan báo, cuộc viếng thăm đă đưa đến việc thay đổi thế giới, bắt đầu từ việc Hoa Kỳ sắp đặt lại chiến lược toàn cầu và Á Châu, từ đó rút quân dần dần ra khỏi Việt Nam. Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam theo đúng chiến lược của họ, bởi v́ người Mỹ tin rằng “thua trận ở Việt Nam lành mạnh hơn cho Hoa Kỳ hơn là thắng trận. Rằng thua trận nằm trong quyền lợi quốc gia. Rằng đó là lợi thế… Đó là quan niệm cấp tiến triệt để vào thời đó, rằng thua trận và phó mặc các đồng minh Đông nam Á của chúng ta cho số phận của họ, như thế mới đúng là cách làm của chúng ta.“(7)


Như thế, xét cho cùng, Hoa Kỳ chẳng thua trận, mà Hoa Kỳ chỉ bỏ cuộc ở Việt Nam để thực hiện việc thay đổi chiến lược toàn cầu quan trọng hơn đối với họ trong cuộc tranh chấp với Liên Xô. Trong khi tự cho rằng “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”,(8) th́ chính Bắc Việt đă tiếp tay với người Mỹ để thực hiện kế sách của Hoa Kỳ. Từ đó, Hoa Kỳ đă thành công trong việc làm sụp đổ khối Liên Xô và Đông Âu. Như thế, có thể nói người Hoa Kỳ đă chịu thua mặt trận (battle) Việt Nam, để đại thắng cuộc chiến tranh (war) toàn cầu, và hiện nay trở thành cường quốc số 1 trên thế giới.(9)


Đi vào thế chiến lược mới của Hoa Kỳ, về phía Việt Nam Cộng Ḥa, dầu bị Hoa Kỳ bỏ rơi, ngưng viện trợ, và trước sức mạnh của Bắc Việt được Liên Xô và Trung Cộng giúp đỡ tận “cây kim sợi chỉ”, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa vẫn tiếp tục chiến đấu anh dũng trong 2 năm sau hiệp định Paris, chứ không để cho đất nước sụp đổ ngay. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa không thua bộ đội cộng sản Bắc Việt, mà chỉ buông vũ khí, ngưng chiến đấu v́ nhận thấy rằng trong thế chiến lược mới, các cường quốc trên thế giới quyết tâm áp đặt một giải pháp chính trị, mà ḿnh cô thế khó cưỡng chống lại được, tiếp tục chiến đấu chỉ làm tổn hại thêm nhiếu nhân mạng vô tội, nên cuối cùng lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa chấp nhận ngưng chiến đấu chứ không phải họ thua cuộc.


Trước khi kư hiệp định Paris năm 1973, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đă hứa hẹn, mà không ghi thành văn bản, là sẽ viện trợ Việt Nam 4 tỹ Mỹ kim để Việt Nam tái thiết đất nước sau chiến tranh. Tuy nhiên, Bắc Việt cưỡng chiếm Nam Việt bằng vơ lực, đi ngược lại với tinh thần hiệp định Paris kư kết giữa các bên lâm chiến, và đă được nhiều nước công nhận. Dựa vào việc Bắc Việt không tôn trọng hiệp định Paris, Hoa Kỳ bác khước lời hứa trước kia. Hơn nữa, khi cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Ḥa sau hiệp định Paris, Bắc Việt cưỡng chiếm luôn số tài sản khổng lồ ước tính khoảng 6 tỷ Mỹ kim mà Hoa Kỳ đă để lại Việt Nam. Số tài sản nầy c̣n cao hơn lời hứa hẹn của Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho Việt Nam 4 tỷ Mỹ kim trước đây. V́ cả hai lư do nầy, cho đến nay, cộng sản Việt Nam không thể mở miệng nhắc lại chuyện Hoa Kỳ hứa hẹn viện trợ để tái thiết Việt Nam sau 30 chiến tranh mà Hoa Kỳ đă can dự vào. Thua cuộc cờ toàn cầu, Bắc Việt lại thất bại luôn trong cuộc đấu trí để đ̣i viện trợ của Hoa Kỳ sau chiến tranh.


2.- THỰC TẾ SAU 30-4


Quan sát kỹ sinh hoạt xă hội Việt Nam sau khi cộng sản Bắc Việt chiếm được miền Nam năm 1975, mọi người đều nhận thấy rơ ràng ngay từ đầu, đại đa số những người Bắc, từ cán bộ, bộ đội đến thường dân, khi vào Nam đều học theo cách sống của người Nam, chứ hầu như người Nam không học theo người Bắc, trừ một thiểu số xu phụ theo chế độ mới, kè kè chiếc nón cối để tỏ ra là người “cách mạng”. Người Bắc thích ăn bận theo người Nam, đua đ̣i thời trang miền Nam, nghe nhạc Nam mà cộng sản gọi là “nhạc vàng”, đọc sách Nam, từ tiểu thuyết trữ t́nh, tiểu thuyết kiếm hiệp đến văn chương, triết học, và làm tất cả các cách để thành người Nam. Ngay cả những cán bộ cao cấp trong Bộ chính trị đảng Lao Động (năm 1976 cải danh thành đảng Cộng Sản) cũng từ bỏ bộ áo quần đại cán cao cổ để ăn bận Âu phục theo kiểu người Nam. Chẳng những thế, hầu như miền Bắc cũng được Nam hóa bằng sản phẩm của miền Nam. Lúc đó, đại đa số người nào ở miền Bắc vào cũng “tranh thủ” cho được tối thiểu ba thứ “đạp đồng đài”(10) để đem về Bắc sử dụng hoặc trang bị cho gia đ́nh. (Rất ít người như bà Dương Thu Hương chỉ lo đi mua sách miền Nam. Theo lời Dương Thu Hương, khi bà vào Sài G̣n th́ bà t́m đến các chợ sách để mua sách cũ và bà ta bị choáng ngợp v́ sách vở văn chương triết học ở miền Nam quá phong phú chứ không nghèo nàn và bị kềm kẹp như cộng sản tuyên truyền.)


Trong lịch sử thế giới, ai cũng biết người Mông Cổ nổi tiếng thiện chiến và chiếm được một đế quốc rộng lớn từ thời Thành Cát Tư Hăn (Genghis Khan, trị v́ 1206-1227). Cháu nội của Thành Cát Tư Hăn là Hốt Tất Liệt (Qubilai) tức Nguyên Thế Tổ (trị v́ 1260-1294) đem quân Mông Cổ vào chiếm Bắc Kinh năm 1264, rồi từ đó chiếm luôn toàn bộ nước Trung Hoa. Khi người Mông Cổ tiếp xúc và tiêm nhiễm nền văn minh và văn hóa Trung Hoa, th́ dường như họ không c̣n làø người Mông Cổ nữa. Có thể nói vó ngựa chiến chinh Mông Cổ oai hùng khắp Âu Á một thời đă hoàn toàn bặt tăm khi họ đặt chân vào đất trung nguyên Trung Hoa.


Cộng sản Bắc Việt, dầu chẳng oai hùng như người Mông Cổ, tiến quân vào miền Nam, chiếm đóng bằng bạo lực, nhưng cuối cùng bị choáng ngợp v́ sự phồn thịnh của miền Nam (mà họ gọi là phồn vinh giả tạo) và nền văn hóa đa dạng của miền Nam, một nền văn hóa vừa giữ bản sắc dân tộc, vừa ḥa hợp với tinh hoa của văn hóa Tây phương. Từ đó, người cộng sản Bắc Việt không c̣n là họ nữa, chỉ trừ có vỏ bọc là đảng Cộng Sản để nắm độc quyền lănh đạo đất nước.


Chẳng những chỉ có Bắc Việt được Nam hóa mà cả khối Quốc tế Cộng sản cũng biến chuyển theo. Ngay sau khi cộng sản chiếm Đà Nẵng, trước khi Sài G̣n sụp đổ, tại bán đảo Sơn Trà diễn ra một cuộc gặp gỡ vào đầu tháng 4-1975 giữa đại biểu của một số nước cộng sản, để quan sát đài truyền tin phát sóng của quân đội Hoa Kỳ đặt tại núi nầy. Sau khi nghe thuyết tŕnh viên cộng sản Việt Nam tŕnh bày về công suất lớn lao của đài phát sóng Hoa Kỳ đặt tại đây, đại diện Liên Xô làm thinh, đại diện Trung Cộng cười mỉa và chúc mừng Việt Nam, đại diện của Ba Lan rất thích thú. Trởû về lại Đà Nẵng, đại diện Ba Lan xin Uỷ ban Quân quản, do Hồ Nghinh làm chủ tịch, được dùng điện đài Đà Nẵng để liên lạc với Ṭa Đại sứ Ba Lan ở Hà Nội. Đại khái nội dung liên lạc là yêu cầu Ṭa Đại sứ Ba Lan điện về nước xin chính phủ Ba Lan tạm ngưng các chương tŕnh đặt mua máy truyền tin của Liên Xô, đợi phái đoàn quan sát về nước. Lư do chính của thái độ các đại diện các nước cộng sản, kể cả việc đại diện Trung Cộng cười mỉa, là v́ trước đó không lâu, vào cuối 1974, đầu 1975, tại Hà Nội, vừa mới khánh thành một trạm thông tin liên lạc do Liên Xô viện trợ cho Hà Nội mà Liên Xô khoe rằng đó là máy tối tân nhất thế giới lúc bấy giờ, với công suất chỉ bằng một phần hai mươi (1/ 20) công suất của trạm truyền tin của quân đội Hoa Kỳ đặt tại Sơn Trà, Đà Nẵng.(11)


Câu chuyện trên giải thích thắc mắc của nhiều người lư do v́ sao khi rút lui khỏi miền Nam Việt Nam ngày 30-4-1975, nhân viên Hoa Kỳ được lệnh để lại toàn bộ kho lẫm, máy móc, dụng cụ, vật liệu, trang thiết bị của tất cả các cơ sở Hoa Kỳ tại Việt Nam mà không phá hủy ǵ cả, từ đài phát thanh địa phương, đến ṭa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n, và cả Trung tâm Nguyên tử lực tại Đà Lạt. Lúc đó, người ta cho rằng người Hoa Kỳ lo bỏ chạy nên không kịp phá hủy, nhưng ngay lúc đó cũng có dư luận cho biết rằng một nhân viên Hoa Kỳ tại Huế, trước khi rút lui, đă tháo một chốt chính làm tê liệt đài phát thanh Huế đặt tại Phú Bài (Thừa Thiên) khi chạy vào Đà Nẵng, liền bị ṭa lănh sự Hoa Kỳ tại đây khiển trách.


Cũng có dư luận cho rằng Hoa Kỳ cố t́nh để lại vật liệu và trang thiết bị cho cộng sản Việt Nam sử dụng, tạo thành nhu cầu mới cho cộng sản, đến khi hư hao hay cạn hết, th́ phải t́m mua lại nơi các nước tư bản. (Ví dụ người ta nói rằng ở miền Tây có một kho phân bón khổng lồ. Bắc Việt lấy được, chở ra Bắc sử dụng. Đến khi phân bón hết, ruộng đă lỡ dùng phân bón, nay không dùng không được, đành phải đi kiếm mua ở các nước tự do khác.)


Sau năm 1975, nhiều phái đoàn của các nước Liên Xô và Đông Âu đến thăm Việt Nam đều được xem cuộc “triển lăm nguội” của hàng hóa Hoa Kỳ và các nước phương Tây, cũng như tham khảo báo chí, sách vở khoa học kỹ thuật Âu Mỹ tại miền Nam.(12)


Như thế có thể người Hoa Kỳ đă nghĩ đến kế hoạch Moshe Dayan, và không phải chỉ nhắm vào cộng sản Bắc Việt, mà c̣n nh́n xa hơn, muốn “bày hàng triển lăm” kỹ thuật tối tân với các nước trong khối Quốc tế Cộng sản, mà từ lâu nay bị Liên Xô bưng bít che đậy. Phải chăng cuộc “triển lăm nguội” nầy của Hoa Kỳ đă lôi cuốn được các nước cộng sản, góp phần làm cho t́nh h́nh ở đây biến động mau lẹ, đưa đến sự sụp đổ của các nước cộng sản Đông Âu và Liên Xô vào các năm từ 1989 đến 1991?


3.- CỘNG SẢN BẮT ĐẦU THUA CUỘC

Trong cuộc chiến năm 1975, phải b́nh tâm mà nhận xét rằng một trong những lư do cộng sản Bắc Việt thành công là bộ máy tuyên truyền của cộng sản hoạt động có kế hoạch và mạnh mẽ hữu hiệu hơn phía Việt Nam Cộng Ḥa. Bộ máy tuyên truyền nầy đă làm việc có tính toán liên tục từ năm 1945, khá thành công ở trong nước cũng như trên thế giới. Năm 1956, ở ngoài Bắc xảy ra vụ Nhân Văn – Giai Phẩm. Cuộc đàn áp trí thức và văn nghệ sĩ của nhà cầm quyền Hà Nội diễn ra rơ ràng như thế, mà cộng sản bưng bít và tuyên truyền ngược lại, khiến ở trong Nam, nhiều người không tin là những chuyện đó có thật. “Chế độ miền Nam, tất nhiên là làm rầm rộ lên nhân vụ án nầy để tuyên truyền mặt trái của chế độ miền Bắc. Nhưng sau nầy, khi hỏi chuyện anh em miền Nam th́ được biết là họ không tin, họ tưởng là sự việc bị bịa đặt ra, chứ làm ǵ đảng có thể đối xử với trí thức miền Bắc tàn tệ đến mức như thế.” (13)


So với tŕnh độ văn hóa của toàn dân, học giả Nguyễn Hiến Lê, tác giả của khoảng trên 20 bộ sách nghiên cứu lớn nhỏ, phải được kể là một nhà thông thái. Ông Nguyễn Hiến Lê đă can đảm thú nhận những suy nghĩ và t́nh cảm của ông trước năm 1975: “Tôi vốn có cảm t́nh với Việt minh, với cộng sản; ghét thực dân Pháp, Mĩ, nhất là từ 1965 khi Mĩ đổ quân ào ạt vào miền Nam; tôi khinh những chính phủ bù nh́n của Pháp, Mĩ. Tôi phục tinh thần hi sinh, có kỉ luật của anh em kháng chiến và mỗi lần có thể giúp họ được ǵ th́ tôi sẵn ḷng giúp.”(14) Một người thông thái như ông Nguyễn Hiến Lê mà c̣n bị lầm lẫn về cộng sản, huống ǵ là đại đa số dân chúng Việt Nam. Sau năm 1975, chạm mặt với đời sống thực tế dưới chế độ cộng sản, ông Nguyễn Hiến Lê mới thấy rơ ḿnh đă lầm lẫn bấy lâu nay. Ông viết tiếp: “… muốn thấy chế độ đó ra sao th́ phải sống dưới chế độ dăm năm. Đó là bài học đầu tiên và vô cùng quan trọng mà tôi [Nguyễn Hiến Lê] và có lẽ 90% người miền Nam rút được từ 1975 tới nay [1981]“.(14)


Bên cạnh đó, phải kể thêm một hiện tượng tâm lư khá lạ lùng: trước năm 1975, không kể dân chúng ở ngoài chính quyền, ngay cả nhiều công chức hoặc sĩ quan binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, tuy làm việc và lănh lương chính phủ quốc gia, đôi khi cũng chao đảo và không mấy tin tưởng ở chính nghĩa Quốc gia của chế độ ḿnh đang phục vụ. Tuy nhiên, sau khi cộng sản vào chiếm miền Nam, th́ tất cả mọi người miền Nam đều tiếc nhớ một thời đă qua, hướng trở về chế độ Việt Nam Cộng Ḥa và từ đó ư thức Quốc gia dân tộc trong họ trổi dậy mạnh mẽ hơn cả thời trước nữa.


Như vậy, chính từ sau đỉnh cao chiến thắng quân sự ngày 30-4-1975, thiết lập được chế độ độc tài dựa vào bạo lực công an trị, cộng sản Hà Nội lại bắt đầu thua cuộc, mất hết nhân tâm, mất hết quần chúngï. Chẳng những cộng sản Hà Nội đă thua cuộc ở trong nước, càng ngày cộng sản Hà Nội càng thua cuộc trên thế giới. Các nước trên thế giới trước đây vốn có cảm t́nh với cộng sản Việt Nam, nay hoảng hốt trước cảnh vượt biên ồ ạt của dân chúng Việt Nam. Điều nầy khiến cho cả thế giới sực tỉnh. Không cần ai tuyên truyền, cả thế giới đều thấy rơ nhà cầm quyền Hà Nội đă mất ḷng dân đến độ nào, dân chúng mới bất chấp gian nguy, dùng tính mạng đánh cuộc với số phận, để t́m đường sống.


Những tác giả Tây phương trước đây viết bài ủng hộ cộng sản, nay lại quay qua đả kích cộng sản. Tiêu biểu cho những người nầy là sử gia Jean Louis Margolin, giáo sư tại Université de Provence (Pháp), một trong các tác giả viết bài trong sách Le livre noir du communisme [Sách đen về chủ nghĩa cộng sản], đă nói trong một cuộc phỏng vấn vào cuối năm 1999: “Thành thật mà nói, vào những năm 60, tôi đă từng xuống đường biểu t́nh ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tôi đă từng reo mừng với những cuộc chiến thắng tại Cam-bốt cũng như tại Việt Nam. Tôi từng nghe nói đến những vụ tàn sát Tết Mậu Thân 68, nhưng tôi tin và nghĩ rằng đó chỉ là sự tuyên truyền của Mỹ. Không phải chỉ một ḿnh tôi, mà tôi tin rằng rất nhiều người cùng thời với tôi đă bị sai lầm v́ những tuyên truyền sai lạc của cộng sản.”(15)


Có lẽ cũng nên thêm ở đây lời sám hối của nữ tài tử Jane Fonda. Năm 1972, bà Jane Fonda đến Bắc Việt chụp những tấm h́nh đăng khắp các báo trên thế giới quảng cáo cho cộng sản Bắc Việt. Về Hoa Kỳ, bà tham gia phong trào phản chiến để yêu cầu Hoa Kỳ rút quân. Năm 1988, chính Jane Fonda đă hối hận khi trả lời phỏng vấn của kư giả Barbara Walters: “Tôi sẽ c̣n hối tiếc đến lúc xuống mồ về những bức h́nh chụp tôi đứng cạnh mấy khẩu súng bắn máy bay, trông như tôi đang nhắm bắn các máy bay Mỹ… Hành động đó làm hại bao nhiêu chiến sĩ… Đó là hành động kinh khủng nhất mà tôi có thể phạm. Đúng là không biết suy nghĩ.”(16)


Dù luôn luôn tự hào là kẻ chiến thắng, nhưng cuối cùng cộng sản lại chạy theo học hỏi tất cả những ǵ do “Mỹ ngụy” để lại, kể cả việc bắt buộc phải tự từ bỏ chính sách kinh tế chỉ huy, chấp nhận nền kinh tế tự do vốn thịnh hành ở miền Nam và tại các nước tự do trên thế giới, mà họ gọi là kinh tế thị trường. Nay nền kinh tế thị trường không phải chỉ được áp dụng ở miền Nam như trước năm 1975, mà cả trên miền Bắc, nơi cộng sản đă bỏ công sức hơn 20 năm (1954-1975) để xây dựng và củng cố xă hội chủ nghĩa. Cộng sản mà không c̣n chính sách kinh tế chỉ huy th́ chắc chắn không c̣n là cộng sản nữa. Trong khi đó, nước Mỹ không bị hư hao một tấc đất; lại càng ngày càng mạnh; và cộng sản Việt Nam phải trải thảm đỏ để đón lănh tụ của Hoa Kỳ vào tháng 11-2000. Trong cuộc đón tiếp nầy, dầu nhà cầm quyền Hà Nội không thông báo, dân chúng đă đứng ngoài trời nhiều giờ trong thời tiết lạnh lẽo của mùa đông để chào mừng người khách quư Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam sau 1975. C̣n về phía “ngụy”, người dân Việt Nam ngày nay, kể cả những người ở ngoài Bắc đều hănh diện nếu được gọi là “ngụy”. “Ngụy” không nhào mà “ngụy” đi vào ḷng người, người Nam cũng như người Bắc, và đang càng ngày càng hiển hiện khắp nơi trong đời sống hằng ngày, to lớn và mạnh mẽ đến nổi nhà cầm quyền Hà Nội nay lại sợ “diễn biến ḥa b́nh”, c̣n hơn là thời chiến tranh súng đạn.


4.- NH̀N VỀ TƯƠNG LAI

Lúc mới cưỡng chiếm được miền Nam, cộng sản Hà Nội rất lo sợ phản ứng của dân chúng, nên việc đầu tiên là bắt ngay sĩ quan, công chức, cán bộ của chế độ Cộng Ḥa c̣n lại trong nước đi “học tập cải tạo”, thực chất là tập trung, cô lập, bắt giam dài hạn không tuyên án trên các vùng rừng thiêng nước độc, v́ cộng sản lo sợ họ là những người có khả năng tập họp, tổ chức, và lănh đạo dân chúng chống cộng sản. Số lượng sĩ quan và công chức bị bỏ tù tối thiểu là 1.000.000 người. Những người nầy bị tù tối thiểu là một năm (rất ít), có người hai năm (nhiều), ba năm, có người lên đến 15 năm hoặc 20 năm. Nếu tính trung b́nh một người bị tù 2 năm, và tối thiểu 1.000.000 người bị tù, th́ số thời gian mà người Việt nói chung bị cộng sản giam tù là 2 .000.000 năm.(17)Những người nầy lại ở trong độ tuổi trung niên sung măn để hoạt động, sản xuất, và có tŕnh độ văn hóa khá cao nếu so chung với tŕnh độ của toàn thể dân chúng Việt Nam.


Việc bắt giam sĩ quan, công chức, cán bộ Việt Nam Cộng Ḥa của cộng sản c̣n có mục đích đe dọa gia đ́nh những người có thân nhân bị tù, v́ nếu họ vọng động th́ thân nhân của họ khó có cơ hội trở về đoàn tụ gia đ́nh. Dầu chính sách nầy rất thâm độc, nhưng lúc đầu, ngay sau năm 1975, vẫn xảy ra những tổ chức bạo động chống nhà cầm quyền cộng sản, ví dụ vụ các ông Nguyễn Nhuận, Đặng Ngọc Quờn, nguyên là giáo sư Viện Đại Học Huế, vụ Ông Nguyễn Văn Bảy, nguyên giáo sư trường Kỹ Thuật Đà Nẵng, vụ nhà thờ Thánh Vinh Sơn ở Sài G̣n…Dĩ nhiên những cuộc bạo động nầy không thể thành công, nhưng đă nhen nhóm ngọn lửa đấu tranh trong ḷng dân chúng. Dần dần, người ta ư thức rằng phương thức bạo động khó thành công, nên quay qua phản ứng bất bạo động nhưng không kém phần cương quyết. Từ đây, bắt đầu sự lên tiếng của những nhà trí thức như Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Đ́nh Huy, Hoàng Minh Chính, Phan Đ́nh Diệu, Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh. Sự lên tiếng nầy liền được đáp ứng ở trong cũng như ngoài nước. Tiếp đó, là những cuộc biểu t́nh bất bạo động của dân chúng ở Thái B́nh, Xuân Lộc


(Đồng Nai), Huế…



Một sự thật lư thú là hiện nay ở trong nước, dân chúng không c̣n phân chia Quốc gia hay cộng sản, mà tất cả đoàn kết thành một khối tranh đấu đ̣i hỏi tự do dân chủ, đối kháng với nhà cầm quyền độc tài cộng sản. Khi được nhà cầm quyền Hà Nội gởi đi lưu diễn ở Hoa Kỳ vào đầu tháng 3-2001, nữ ca sĩ Phương Thanh đă tuyên bố: “Nói rằng Phương Thanh hát dở, hay không thích tiếng hát của Phương Thanh th́ Phương Thanh xin tạ lỗi, nhưng nói rằng Phương Thanh là Việt Cộng th́ tội nghiệp cho Phương Thanh lắm! “(18)


Ngay cả những thành phần trước đây đă từng trung kiên với đảng Cộng Sản, nay cũng đứng về phía dân chúng, đ̣i hỏi dẹp bỏ đảng Cộng Sản. Tiêu biểu nhất là ư kiến của ông Vũ Đ́nh Huỳnh, một thời làm bí thư cho Hồ Chí Minh, gần cuối đời đă tỉnh ngộ và đề nghị: “”Muốn cho dân tộc ta không thua kém các dân tộc khác, muốn cho đất nước được thịnh vượng, dân ta không nghèo khổ măi th́ không thể thiếu một điều kiện tiên quyết: ấy là phải gạt bỏ sự lănh đạo của đảng Cộng Sản.”(19) Sau đó, ông Nguyễn Văn Trấn (1914-1998), gia nhập đảng Cộng Sản miền Nam ngay từ những ngày đầu mới thành lập, đă từng làm Phó bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ năm 30 tuổi (1944), tập kết ra Bắc năm 1954, dân biểu Quốc hội Hà Nội trước năm 1975, cũng viết:” Tội ác của chế độ này [chế độ cộng sản Việt Nam], từ 40 năm nay, thật nói không hết.” (20)


Trong khi đó, ở ngoài nước, nhờ sống rải rác khắp nơi trên thế giới, cộng đồng người Việt hải ngoại tạo nên một địa bàn ngoại cứ rộng răi bất khả xâm phạm. Từ đó, cộng đồng người Việt hải ngoại là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho những thành phần yêu nước và ly khai với đảng Cộng Sản ở trong nước; đồng thời là một ngoại lực hỗ trở người Việt ở trong nước về mọi mặt, tạo niềm tin để họ tiếp tục cùng với cộng đồng ở hải ngoại tranh đấu, đưa đất nước ra khỏi chế độ cộng sản phi nhân vong bản hiện nay.


Trước t́nh h́nh đó, để lấy ḷng dân chúng lần nữa, ở trong nước, cộng sản Việt Nam mở phong trào đổi mới từ năm 1985. Nói là đổi mới nhưng vẫn duy tŕ độc quyền chính trị, lo sợ “diễn biến ḥa b́nh”, định hướng kinh tế xă hội chủ nghĩa, không cho tự do báo chí, bóp nghẹt tự do ngôn luận. Cho đến nay, ở trong nước chưa có một tờ báo tư nhân, chưa có một tổ chức hay đoàn thể chính trị nào đứng ngoài quốc doanh. Cộng sản kiếm cách đổi mới để tự cứu ḿnh chứ không phải để cứu dân tộc Việt Nam.


Ra bên ngoài, nhà cầm quyền cộng sản kiếm cách ve vuốt Việt kiều. Chính sách của cộng sản đối với Việt kiều có một điểm cần chú ư: khi dân chúng không chịu nổi cuộc sống dưới chế độ cộng sản, phải bỏ nước ra đi, th́ nhà cầm quyền Hà Nội gọi họ là phản động, phản quốc. Sau một thời gian ổn cư tại nước ngoài, người Việt hải ngoại chắt chiu tiết kiệm, gởi tiền về nuôi thân nhân càng ngày càng nhiều. Vào đầu thập niên 90, cộng sản liền đổi cách xưng hô, gọi những người vượt biên là “núm ruột ngàn dặm” của tổ quốc.


Những người Việt Nam ra đi định cư tản mác khắp thế giới, đông nhất là tại Hoa Kỳ. Dần dần, cộng đồng Việt Nam lớn mạnh và thành công trên đất khách, nay là quê hương thứ hai của ḿnh. Nhờ có điều kiện học hành, nhiều tinh hoa Việt Nam đă đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng chung của quê hương mới. Chế độ cộng sản liền kiếm cách lợi dụng, kêu gọi “núm ruột ở xa” hăy bỏ qua quá khứ, nh́n về tương lai, đóng góp xây dựng đất nước. Chính sách của cộng sản đối với người Việt ở hải ngoại có thể tóm tắt trong các điểm sau đây:

· Ḅn rút tiền bạc càng nhiều càng tốt.

· Chỉ sử dụng tay sai để kinh doanh, hoặc tuyên truyền đường lối chính sách nhà nước cộng sản.

· Lợi dụng trí thức thuộc ngành khoa học kỹ thuật, mời về nước để giảng dạy hoặc làm việc trong các ngành hoàn toàn chuyên môn về khoa học kỹ thuật, như bác sĩ, kỹ sư…

. Hoàn toàn không chấp nhận các phê b́nh hay góp ư thẳng thắn về chính trị để xây dựng quê hướng, những đ̣i hỏi về nhân quyền, dân quyền, và không chấp nhận những thành phần trí thức về khoa học nhân văn như triết học, tư tưởng, văn chương, sử học, xă hội học, trừ những thành phần t́nh nguyện làm tay sai tuyên truyền cho cộng sản để đổi lấy một số quyền lợi và hư danh nhất thời.

Dầu rất yêu nước, và rất khắc khoải về tiền đồ dân tộc, đại đa số người Việt ở nước ngoài, nhất là những thành phần tinh hoa trong các ngành thương măi, khoa học kỹ thuật, văn chương giáo dục, chẳng ai chấp nhận hợp tác với chế độ cộng sản Hà Nội. Hợp tác với nhà cầm quyền Hà Nội chỉ giúp kéo dài một chế độ vong bản, phi nhân, từ đó gián tiếp kéo dài thêm niềm thống khổ triền miền của dân tộc Việt.


Kinh nghiệm Đông Âu cho thấy khi dân chúng nh́n ra chân tướng phản dân hại nước của chế độ cộng sản, đồng thời ư thức được tự do dân chủ, dân quyền và nhân quyền, tự họ đứng lên lật đổ chế độ cộng sản để cứu nguy dân tộc. Tuy đảng Cộng Sản Việt Nam hiện đang lợi thế nhờ cầm quyền bằng bạo lực công an trị, nhưng thời điểm giải trừ chế độ nầy đang khởi động, và chắc chắn sẽ lớn mạnh, nhất là một khi cộng đồng người Việt ở hải ngoại càng ngày càng đông đảo, và khoa học kỹ thuật càng ngày càng phát triển, nhà cầm quyền cộng sản không thể che đậy độc tài, nói láo một chiều để đánh lừa như trước đây.


Tiến tŕnh dân chủ và dân quyền trên thế giới hiện nay là không thể đảo ngược được; những nhà nước độc tài càng ngày càng bị lên án và cô lập. Bằng chứng là khi Lê Khả Phiêu, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam viếng thăm nước Pháp từ 21 đến 25-5-2000, chẳng có đài truyền h́nh nào ở Paris đưa tin. Rải rác vài báo viết ít ḍng ngắn ở trang trong và nhân đó chỉ trích chế độ cộng sản Việt Nam, kể cả các báo trước đây ủng hộ cộng sản Việt Nam như tờ Libération [Giải Phóng]. Đặc biệt báo Nouvel Observateur [Người Quan Sát Mới] số ngày 31-5 chạy bài của nhà báo nổi tiếng Delfeil de Ton, với tựa đề “Một Pinochet này nữa”. Trong bài báo nầy có đoạn viết: “Pinochet vừa thăm nước Pháp; không có ai đ̣i bắt giữ hắn. Hắn mang tên Lê Khả Phiêu, cái tên rất khó đọc. Khác với Pinochet ở Chili, tội ác thuộc về quá khứ, đă về hưu, Lê Khả Phiêu đang tại chức, đang gây tội ác, tổ chức của ông ta từng gây nhiều vụ ám sát, giết người, nhiều người chết trong biển cả khi trốn chạy chế độ độc ác của ông ta. Ông ta không cho phép một chút quyền tự do tư tưởng và tự do báo chí nào…”(21)


Do tất cả những lẽ trên, câu nói của Moshe Dayan đúng là một lời tiên tri về tương lai cuộc chiến vừa qua: “Bắc Việt sẽ thất trận khi họ chiếm được Sài G̣n.” Chính v́ chiếm được Sài G̣n năm 1975, nên ngay sau đó chẳng những cộng sản Việt Nam, mà cả cộng sản thế giới cũng bắt đầu thất trận. Cho nên có thể xem ngày 30-4 chỉ là ngày sụp đổ tạm thời của Việt Nam Cộng Ḥa, nhưng lại chính là khởi điểm đánh dấu sự sụp đổ vĩnh viễn của huyền thoại cộng sản Việt Nam trong ḷng dân tộc Việt Nam. Sự sụp đổ của huyền thoại cộng sản càng làm cho chính nghĩa Quốc gia dân tộc xuyên suốt từ thời tổ tiên chúng ta lập quốc, bị chao đảo một thời gian v́ hỏa mù của lư thuyết Mác xít ngoại lai, nay lại sáng tỏ hơn bao giờ cả. Tinh thần Quốc gia Dân tộc bất di dịch là chân lư ngàn đời của dân chúng Việt không thể nào bị đánh bại. Chắc chắn trước t́nh h́nh quốc nội cũng như quốc tế thuận lợi như trên, một ngày không xa, chính thể Quốc gia sẽ phục sinh, nhân dân Việt Nam sẽ được tự do, hạnh phúc và phú cường.




TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto)





CHÚ THÍCH:

1. Nguyễn Tiến Hưng and Jerrold L. Schester, The Palace File, Harper & Row, Publishers, New York, 1986, tr. 350. Nguyên văn: “North Vietnam will lose the war when it takes over Saigon.” [Sách The Palace File được các ông Cung Thúc Tiến và Nguyễn Cao Đàm chuyển dịch sang tiếng Việt dưới nhan đề Hồ sơ dinh Độc Lập, vơi một số những thay đổi do Nguyễn Tiến Hưng; Chu Xuân Viện nhuận sắc, Nxb. C & K Promotions, Inc., Los Angeles, không đề năm xuất bản. Trong sách nầy, câu nói của Moshe Dayan được trích dẫn ở trang 594.]


2. Nguyễn Đ́nh Tuyến, Những biến cố lớn trong 30 năm chiến tranh tại Việt Nam 1945-1975, Houston, Texas, 1995, tr. 19.


3. Roger Warner, Shooting at the Moon [Bắn trăng], Steerforth Press, South Royalton, Vermont, 1996, tr. 333-334. Sách nầy được chọn là sách hay nhất về bang giao quốc tế của Câu lạc bộ Overseas Press, Hoa Kỳ.


4. Roger Warner, sđd. tr. 336. Nguyên văn: “that it might be worthwhile to sacrifice South Vietnam. Rather than squander more American lives and billions of dollars trying to prop up South Vietnam, with little chance of succeeding, why not accede to its failure in exchange for an opening to China, in order to weaken the real ennemy, the USSR?“.


5. Roger Warner, sđd. tr. 336. Nguyên văn: “So I came to the conclusion, and this may sound thoroughly cynical to you, that we would be better off not ro win this war. Particularly because the Chinese had made a breakthrough to us, and it was far more important to get the Chinese broken off from the Soviets and leaning to one side in our favor than for us to win in Vietnam.” [Bill Sullivam là một nhà ngoại giao kỳ cựu của Hoa Kỳ, đă từng làm đại sứ Hoa Kỳ tại Ai Lao, thứ trưởng Bộ Ngoại giao đặc trách Đông Á và Thái B́nh Dương, phụ tá và sát cánh cho đến phút chót với Henri Kissinger trong các cuộc thương thuyết tại hội nghị Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam.]


6. John S. Bowman, tổng biên tập, The Vietnam War, Day by Day [Chiến tranh Việt Nam, việc từng ngày], Mallard Press, New York, 1989, tr. 190.


7. Roger Warner, sđd. tr. 333. Nguyên văn: “that losing the Vietnam War would be healthier for the U.S. than winning it. That losing was in the national interest. That it was a plus… It was a radical notion at the time, that by losing the war and by abandoning our Southeast Asian allies to their fate we would be doing the right thing.”


8. Lời của Lê Duẩn, bí thư thứ nhất đảng Lao Động Việt Nam. (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, hồi kư chính trị của một người không làm chính trị, Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422, phần chú thích.)


9. Một ví dụ rơ rệt nhất trong lịch sử Việt Nam, là vào năm 1801, nhà Tây Sơn đem quân vây Quy Nhơn do Vơ Tánh và Ngô Tùng Châu của lực lượng Nguyễn Phúc Ánh trấn giữ. Theo kế hoạch của Vơ Tánh, Nguyễn Phúc Ánh chịu thua trận nầy, bỏ Quy Nhơn, tung quân ra đánh chiếm Phú Xuân, rồi ra Bắc hà dẹp nhà Tây Sơn,
thống nhất đất nước.


10. Đạp đồng đài: tức xe đạp, đồng hồ, và radio transistor. (Lúc đó có nhiều từ ngữ rất lạ lùng về việc nầy: ví dụ đồng hồ không người lái tức đồng hồ tự động, đồng hồ có đèn tức đồng hồ dạ quang, đồng hồ có cửa sổ tức đồng hồ có khung ngày.)


11. Chuyện nầy do một cán bộ tên Phương, thuộc Uỷ ban Khoa học Xă hội Hà Nội, được gởi vào Nam để nghiên cứu kế hoạch văn hóa, kể tại nhà của nhà văn Phan Du tại Đà Nẵng vào thời điểm trên, người viết có mặt trong buổi nói chuyện nầy.


12. Một câu chuyện mà người viết nghe kể tại Sài G̣n trước năm 1980: Khi thủ tướng Cộng Ḥa Dân Chủ Đức (Đông Đức), ông Erich Honecker (1912-1994), qua thăm Việt Nam, ghé Sài G̣n, lúc đó đă có tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Honecker đề nghị thuê các trí thức Sài G̣n sang làm việc tại Đông Đức, trả bằng ngoại tệ qua nhà cầm quyền cộng sản. Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân TPHCM lúc đó là Vơ Văn Kiệt đồng ư ngay v́ nhà nước cộng sản rất cần ngoại tệ. Theo nhu cầu về chuyên viên của chính phủ Đông Đức, ông Vơ Văn Kiệt lên danh sách các chuyên viên đă tốt nghiệp các trường đại học Đông Âu, Liên Xô và Trung Cộng, nhưng Honecker lắc đầu từ chối, và tự ḿnh đưa ra một danh sách nêu đích danh tên tuổi những chuyên viên khoa học kỹ thuật miền Nam đă tốt nghiệp tại miền Nam, cũng như ở Âu Mỹø c̣n ở lại miền Nam.


13. Nguyễn Minh Cần, Công lư đ̣i hỏi, Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tt. 76-77.


14. Nguyễn Hiến Lê, Hồi kí tập III, Nxb. Văn Nghệ, California, 1988, tt. 17-18, 25.


15. Cuộc phỏng vấn do Thanh Thảo thực hiện, nguyệt san Việt Nam Dân Chủ, số 40, California, tháng 1-2000. (tài liệu rút từ Internet, http//www.Imvntd.org/vndc0100/bai06.htm). Những chữ in đậm do người viết bài nầy muốn nhấn mạnh.


16. * Ngô Nhân Dụng, “Jane Fonda hối tiếc”, http://www.nguoi-viet.com/spcl/0622/binhluan.htm * Xin xem thêm về Jane Fonda: http://www.rjgeib.com/thoughts/fonda/fonda.html


17. Số người Việt Nam Cộng Ḥa bị tù sau năm 1975 chưa từng được cộng sản tiết lộ. Sau khi thăm ḍ nhiều người bị tù ở nhiều trại học tập tại các tỉnh khác nhau, người viết chỉ đưa ra con số ước chừng mà thôi. Nhiều người cho biết con số thật sự bị tù nhiều hơn, phải trên 1.000.000 người, v́ chẳng những quân nhân, công chức, mà cán bộ xă ấp ở nông thôn, và cả phụ nữ nữa, cũng bị đi tù nhiều năm


18. Việt Mercury, San Jose, California, 9-3-2001, http://www.vietmercury.com/2001/week...s/Story01.html)

(Nữ ca sĩ Phương Thanh, trả lời phỏng vấn của thông tín viên Đức Hà)


19. Vũ Thư Hiên, sđd. tr. 303. Lời nói trên là của ông Vũ Đ́nh Huỳnh nói với con là nhà văn Vũ Thư Hiên năm 1986. Ông Vũ Đ́nh Huỳnh gia nhập đảng CS năm 1930, từng chứa chấp, nuôi ăn trong nhà tại Hà Nội những cán bộ cộng sản, kể cả ông Hồ Chí Minh. Ông Vũ Đ́nh Huỳnh c̣n là bí thư của ông Hồ, Vụ trưởng Vụ lễ tân Bộ ngoại giao cộng sản cho đến khi hưu trí năm 1964.


20. Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc Hội, Nxb. Văn Nghệ, California, 1995, tr. 345.


21. Thành Tín, “Pháp du phiêu lưu kư”, Thông Luận.


http://www.nvbonphuong.com/forums/sh...Cn-l%E1%BA%A1i



at 2:02 AM







1 comment:







Nguyen TriApril 30, 2019 at 3:21 PM

Rất sâu sắc. Xin cám ơn chú Trần Gia Phụng đă chiếu một chùm ánh sáng vào thời điểm âm u nhất của lịch sử Việt Nam.
Reply
florida80_is_offline  
Old 06-23-2019   #893
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Tuổi Trẻ Xinh Đẹp Không Phải Là Vốn Liếng Lớn Nhất Của Người Phụ Nữ






Thanh xuân là hữu hạn, trí tuệ là vô hạn, bất luận là bao nhiêu tuổi, trí tuệ đều khiến người phụ nữ thể hiện tối đa được bản thân. (Ảnh: Pinterest)




Người phụ nữ nào cũng đều có tuổi trẻ, nhưng nếu phụ nữ cả đời chỉ muốn lưu giữ thanh xuân, cự tuyệt tuổi già, th́ đó không phải là cách làm hay. Một người phụ nữ khôn ngoan sẽ không sợ tuổi già, mà biết cách từ từ bồi dưỡng sáu điều này khi c̣n trẻ, v́ đó mới chính là ưu thế tốt nhất trong cuộc đời người phụ nữ.


Thanh xuân là hữu hạn, trí tuệ là vô hạn, bất luận là bao nhiêu tuổi, trí tuệ đều khiến người phụ nữ thể hiện tối đa được bản thân, sống cuộc sống của chính ḿnh, lưu giữ được ư nghĩa của cuộc sống và những điều quan trọng có giá trị.





1. Sự giáo dưỡng của phụ nữ

Phụ nữ có thể ngoại h́nh không xuất chúng, có thể b́nh thường không có ǵ đặc biệt, có thể tư chất kém cỏi, nhưng không thể không có giáo dưỡng.

Người phụ nữ có giáo dưỡng, làm việc ǵ cũng tự nhiên thoải mái, thỏa đáng đúng đắn, không khoa trương, không khoe mẽ, như một cây hoa lan, tự nhiên tỏa hương thơm ngào ngạt.

Người phụ nữ có giáo dưỡng thấu hiểu ḷng người, thấu t́nh đạt lư, không ngây thơ, không cực đoan, trước bất kỳ thay đổi đột ngột nào cũng giữ tâm thế “gặp khó mà không nao núng”.




2. Sự sạch sẽ của phụ nữ

Sạch sẽ là ăn mặc tươm tất, dáng vẻ đoan trang, với một trái tim thuần khiết, một tầm nh́n rộng mở. Sạch sẽ là biết chú trọng vào bản thân, tự tin và tràn đầy sức sống.

Có rất nhiều người phụ nữ trong cuộc sống này, xinh đẹp mê người, hài hước cuốn hút, hoạt bát dễ thương, nhưng chỉ có cô gái sáng sủa sạch sẽ là luôn lưu lại ấn tượng măi măi không quên.










Phụ nữ có thể ngoại h́nh không xuất chúng, có thể b́nh thường không có ǵ đặc biệt, có thể tư chất kém cỏi, nhưng không thể không có giáo dưỡng. (Ảnh: Onet Kobieta)








3. Sức mạnh của phụ nữ

Cảm giác an toàn nhất của phụ nữ, chính là xuất phát từ nội tâm. Sức mạnh của người phụ nữ không phải là lấy một người giàu có, mà là sự quyết tâm, là sức ảnh hưởng, là năng lực đem lại hạnh phúc cho chính ḿnh. Dáng vẻ tràn đầy sức mạnh của bạn, chính là diện mạo cho cuộc sống tương lai.




4. Sự dày công tu dưỡng của phụ nữ

Người phụ nữ có tu dưỡng sẽ không dần phai mờ theo thời gian, mà ngày càng rực rỡ chói lọi. Sự tu dưỡng nh́n có vẻ b́nh thường, nhưng lại bao hàm vẻ đẹp của trí tuệ, phẩm đức, sự cuốn hút và xinh đẹp măi không úa tàn.




5. Khí chất của phụ nữ

Khí chất của phụ nữ có được từ sự tu dưỡng nội tâm bên trong và một tâm thái ôn ḥa. Giống như nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Dương Giáng từng nói: “Tôi không tranh giành với ai, cũng không ai đáng để tôi tranh giành”.

Khí chất chân chính của phụ nữ đến từ sự điềm đạm và biết thế nào là đủ. Đời này kiếp này quá ngắn ngủi, biết đủ là hạnh phúc, chính là ch́a khóa cho sự an yên.




Sự khắc họa về nhà văn Dương Giáng cũng như vậy, bà sinh ra đă là một người phụ nữ tài năng, nhưng trên đường đời, bà và người bạn đời sớm đă quyết tâm tập trung vào học thuật, cự tuyết những mê hoặc ở thế giới bên ngoài, từ lâu đă can tâm t́nh nguyên ḥa ḿnh vào thế giới b́nh thường, đây chính là ch́a khóa để nuôi dưỡng thể xác và tâm hồn cũng như tạo phúc cho người khác.




6. Phẩm chất của người phụ nữ

Thiện lương luôn là con át chủ bài của người phụ nữ. Có nhiều người từng nói với rằng, tại sao càng lương thiện, th́ lại càng bị kẻ xấu hăm hại. Về bản chất mà nói, lương thiện không phải là sai, mà là do người phụ nữ đôi lúc thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân. Bởi v́, lương thiện là thứ dễ rung động ḷng người nhất nên hay bị lợi dụng.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, hi vọng mỗi người phụ nữ đều đẹp cả nội tâm bên trong lẫn h́nh thức bên ngoài.




Tuệ Tâm (Theo Secretchina
florida80_is_offline  
Old 06-23-2019   #894
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Tự Do Không Hề Miễn Phí - Đỗ Ngà









Các bạn có biết, Việt Nam có bao nhiêu cơ quan báo chí không? Hiện này cả nước có 858 cơ quan báo in, 105 báo điện tử. Toàn bộ 64 tỉnh và thành phố của Việt Nam, mỗi tỉnh đều có ít nhất 1 đài phát thanh và 1 đài truyền h́nh. Vậy tính ra thêm 128 cơ quan phát thành và truyền h́nh địa phương. Trung ương c̣n có VTV. Như vậy tổng số cơ quan báo chí các loại là 1092 với cả triệu nhân viên. Nhưng tất cả những tờ báo này đều quy về một tổng biên tập duy nhất, đó là Vơ Văn Thưởng. Hơn ngàn tờ báo nhà nuớc nhưng không một tờ báo tư nhân nào tồn tại. Như vậy tiếng nói người dân ở đâu? Hoàn toàn không có, thế nhưng trong điều 25 Hiến pháp cho phép tự do báo chí.


Các bạn có biết, Việt Nam có Quốc hội với 487 người, th́ hết 468 người là đảng viên ĐCS, và 19 người là không đảng phái. Tỷ lệ đang viên là 96%, trong 19 người không là đảng viên ấy cũng là loại làm cảnh cho có vẻ "dân chủ" chứ thực chất những kẻ đó nhiệm vụ cũng gật mà thôi, ông Dương Trung Quốc là ví dụ. Vậy trong quốc hội CS gần như 100% là người CS. C̣n chỗ nào cho tiếng nói của dân? Hoàn toàn không có.




Vậy tiếng nói của dân ở đâu? Ở facebook - một công cụ do người Mỹ sáng tạo ra, nơi đó là duy nhất người dân cất lên tiếng nói của ḿnh. Ban đầu, các tờ báo nhà nước đều có fan page bên facebook, v́ nơi đó giúp bạn đọc dễ t́m đến bài đọc bằng một cái chạm thay v́ phải tốn nhiều thao tác hơn để vào website của báo. Chính v́ thế, các tờ báo nước ngoài đều có trang fan page để tiếp cận bạn đọc dễ dàng và cũng để quảng bá tờ báo rộng răi. Điều rất đỗi b́nh thường thế, nhưng với báo chí CS th́ hoàn toàn khác.




Vào năm 2016, Cục Báo Chí Việt Nam ra công văn 779/CBC-TTPC nhằm kiểm duyệt các trang fan page v́ trên đó, khi đọc comment người ta thấy hiện lên sự sai trái của chính sách nhà nuớc và ḷng dân không thuận những ǵ Đảng làm. Thế là hàng loạt trang fan page đóng cửa. Trong đó có trang fan page của Ban Tuyên Giáo v́ bị dân chửi dữ quá. Đặc biệt, Báo Nhân Dân không bao giờ mở fan page. Nhớ mấy năm trước đây, cổng Thông Tin Chính Phủ mở để tương tác với nhân dân, bị nhiều comment chất vấn ad không thể đối đáp được nên đă block hết những người đó.




Fan page trên Facebook là nơi duy nhất dân tương tác với chính quyền. Thế nhưng họ đă cuốn gói tháo chạy né tránh. Điều đó chứng tỏ chính quyền không có thiện chí đối thoại với nhân dân. Mặc dù có đến 1092 cơ quan báo chí nhưng chỉ làm mục đích tuyên truyền một chiều. Báo chí nhà nước né dân, và cả lănh đạọ nhà nước cũng né. Không một quan chức nào công khai nick trên Facebook. Họ không đối thoại với dân, né tránh tương tác, thay vào đó là chính quyền dùng đến công an ch́m nổi để truy lùng bắt bớ những ai dám nói lên những điều khó nghe đối với chính quyền. Đó là cách chính quyền "lắng nghe" dân.




Tiếng nói người dân bị bóp nghẹt như thế. Tiếng nói trên truyền thông không, tiếng nói trong nghị trường cũng không. Vậy làm ǵ để tiếng nói của sự thật lan toả? Chỉ c̣n mỗi người trong chúng ta nỗ lực truyền tải. Sự thật bị chặn đủ đường nên khai dân trí phải chấp nhận sự chuyển biến chậm chạp. Tự do không hề miễn phí, nó đ̣i một cái giá rất đắt. Dân tộc nào không đủ khả năng trả cho tự do một giá đắt đỏ, th́ dân tộc đó chỉ đáng là nô lệ. Muốn sang, không thể mặc măi áo của kẻ hèn được.




Fb. Đỗ Ngà
florida80_is_offline  
Old 06-23-2019   #895
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Tướng Lưu Á Châu Nói Về Niềm Tin Và Đạo Đức - Nguyễn Hải Hoành Lược Dịch Và Ghi Chú








Lời giới thiệu: Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/09/2002 của Lưu Á Châu – hồi đó là Thiếu tướng không quân, Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam. Lưu Á Châu từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học.




Người phê phán văn hoá Trung Hoa

Trong quá khứ, tôi trước tiên là người kế thừa văn hoá Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hoá Trung Hoa. Hiện nay tôi trước tiên là người phê phán văn hoá Trung Hoa sau đó mới là người kế thừa.




Lịch sử phương Tây là một bộ sử sửa cái xấu, cái sai thành cái tốt, cái đúng. Lịch sử Trung Quốc th́ là một bộ sử sửa cái tốt cái đúng thành cái xấu cái sai. Thời cổ, phương Tây cái ǵ cũng cấm, chỉ có điều không cấm bản năng con người. Trung Quốc cái ǵ cũng không cấm, riêng bản năng th́ cấm.




Người phương Tây dám thể hiện bản thân, tức thể hiện tư tưởng ḿnh và c̣n dám phô bầy thân xác loă lồ của ḿnh. Trung Quốc chỉ biết mặc quần áo, mặc quần áo cho tư tưởng. Mặc bao giờ cũng dễ hơn cởi. Phương Tây đả kích mặt đen tối của ḿnh, cho nên t́m được ánh sáng, tư tưởng của họ đang bay bổng. Chúng ta ca ngợi sự sáng sủa của ḿnh, kết quả đem lại bóng tối ngh́n năm.




Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Hegel từng nói: “Trung Quốc không có triết học.” Tôi cho rằng mấy ngh́n năm nay Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào. Nhà tư tưởng tôi nói là những người như Hegel, Socrates, Plato, những nhà tư tưởng ấy có cống hiến to lớn đối với tiến tŕnh văn minh nhân loại. Lăo Đan [tức Lăo Tử – ND], bạn nói ông ấy là nhà tư tưởng phải không?




Chỉ dựa vào “Đạo đức kinh” 5.000 chữ mà có thể làm nhà tư tưởng ư? Đấy là chưa nói “Đạo đức kinh” của ông có vấn đề.

Khổng Tử có thể coi là nhà tư tưởng chăng? Thế hệ chúng ta xem xét ông thế nào? Tác phẩm của ông bị xem xét ra sao? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho nội tâm người Trung Quốc một hệ thống giá trị có thể đối kháng quyền lực thế tục. Cái mà ông cung cấp là tất cả xoay xung quanh quyền lực.




Nếu Nho học là một tôn giáo th́ đó là một tôn giáo rởm; nếu là tín ngưỡng th́ là tín ngưỡng rởm; nếu là triết học th́ đó là triết học của xă hội quan trường hoá. Xét trên ư nghĩa này th́ Nho học có tội với người Trung Quốc.




Trung Quốc không thể có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Xă hội Trung Quốc là xă hội binh pháp, dân tộc ta chỉ tôn sùng nhà mưu lược. Một Gia Cát Lượng chẳng mấy thành công về sự nghiệp lại được người ta kỷ niệm nhiều lần. Ông ấy bụng dạ kém khoáng đạt, cách dùng người cũng chưa thích hợp.




Có tư liệu cho thấy ông ta c̣n là kẻ lộng quyền. Nhưng chính con người như thế lại được nâng lên tầm cao phát sợ. Đây cũng là một phác hoạ tâm hồn dân tộc ta. Dưới h́nh thái xă hội như thế có ba loại hành vi thịnh hành ở Trung Quốc.




Ba loại hành vi thịnh hành tại Trung Quốc

1.Thuật nguỵ biện. Con trai tôi năm nay thi vào khoa báo chí một trường đại học. Khoa này là một trong những khoa báo chí tốt nhất Trung Quốc. Tôi bảo nó: Đưa giáo tŕnh cho bố xem. Đọc xong tôi bảo thứ này không đáng đọc. Trong giáo tŕnh có một suy đoán như sau: Trung Quốc phát minh ra thuốc nổ; thuốc nổ truyền tới châu Âu đă phá tan dinh luỹ phong kiến của châu Âu. Thật nực cười. Thuốc nổ anh phát minh ra phá tan dinh luỹ phong kiến của người ta, thế sao dinh luỹ của chính anh lại không bị phá vỡ? Ngược lại c̣n vững chắc hơn?




Tại Đại học Quốc pḥng Trung Quốc, khi thảo luận vấn đề Đài Loan có một quan điểm được nhiều người tán đồng như sau: Đài Loan như một cái ổ khoá. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan th́ ổ khoá ấy sẽ khoá chặt cánh cổng lớn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không có lối ra biển cả. Đó là sự nguỵ biện. Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc biển, đâu có thể ngăn cản anh hàng xóm Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc biển. Eo biển Dover của Pháp cách nước Anh có 28 hải lư, Anh Quốc có thể ngăn cản Pháp trở thành cường quốc biển không?

Trung Quốc mất biển, chủ yếu là do tầng lớp thống trị Trung Quốc nhiều đời chưa có quan điểm Quyền lực biển.




Có lẽ mọi người chưa chú ư tới chuyện một số hội Phật Giáo, Đạo giáo thường đứng ra chủ tŕ việc phê phán một số đoàn thể mê tín phong kiến, các vị đạo trưởng ung dung nói năng, phê phán người ta là mê tín phong kiến. Tôi muốn cười thầm nhưng lại không nhịn được cười thành tiếng. Bảo người ta là mê tín phong kiến, lẽ nào ông là duy vật chăng? Chẳng phải cũng là mê tín đó sao?




2. Đối ngoại lôi kéo vỗ về, đối nội tàn nhẫn. Văn minh châu Âu và văn minh Trung Quốc hầu như đồng thời cất bước nhưng châu Âu h́nh thành nhiều quốc gia nhỏ, Trung Quốc h́nh thành một đại đế quốc thống nhất. Nói tới chuyện này chúng ta thường hí hửng phấn khởi. Thực ra châu Âu h́nh thành nhiều quốc gia như thế chính là một dạng thể hiện tư tưởng tự do của họ. Tuy h́nh thành nhiều quốc gia như vậy nhưng bao nhiêu thứ có liên quan đến văn minh nhân loại chính là sinh ra từ các tiểu quốc chia tách ra ấy.

C̣n chúng ta đă làm được ǵ cho văn minh thế giới? Có thể khẳng định, thống nhất giang sơn có mối quan hệ tất nhiên nào đó với tư tưởng thống nhất. Xă hội mưu lược là xă hội hướng nội.




Tôi từng nghiên cứu kỹ sự khác biệt giữa Trung Quốc với Mỹ. Trên mặt công việc quốc tế, về cơ bản Trung Quốc mềm mỏng, c̣n trên mặt công việc trong nước th́ cứng rắn. Nước Mỹ ngược lại, họ rắn trên mặt công việc quốc tế, mềm trên mặt công việc trong nước. Chẳng c̣n nhớ trong một cuốn sách nào đấy tôi có đề cập vấn đề này, có lẽ là cuốn Đánh giá nguy hiểm tác chiến với Đài Loan, và kết luận: Chuyện này là do sự khác biệt văn hoá quyết định.




Văn hoá Trung Quốc có tính khép kín, kín đáo, hướng nội. Văn hoá Mỹ th́ cởi mở, hướng ngoại. Tư tưởng đại nhất thống cũng là tư tưởng kiểu hướng nội. Điều đó giải thích v́ sao trước bọn xâm lược nước ngoài th́ chúng ta là bầy cừu, trước đồng bào ḿnh th́ chúng ta là lang sói. Ngót trăm lính Nhật là đủ để áp giải 50 ngh́n tù b́nh quân Quốc Dân Đảng đến Yến Tử Cơ [một địa danh thuộc tỉnh Giang Tô – ND] xử bắn. Chưa nói đến chống lại, các tù binh này chẳng có cả tới dũng khí bỏ chạy nữa kia.




3. Hành vi thô bỉ. Sự thô bỉ về tinh thần ắt đem lại sự thô bỉ trong hành vi. Sự cao quư tinh thần ắt sẽ đem lại sự cao quư trong hành vi. Khoảng hai chục năm trước khu phố nhà tôi có xảy ra chuyện như sau: Một đôi vợ chồng li dị, ông chồng dẫn cô bồ mới về nhà, hai vợ chồng căi nhau. Bà vợ chạy lên gác trên muốn nhảy lầu. Rất nhiều người xúm lại xem. Có kẻ v́ hí hửng khi thấy người khác gặp tai nạn mà hét to: “Nhảy đi, nhảy đi!” Về sau cảnh sát đến cứu được bà kia xuống, những người xem thậm chí c̣n cảm thấy tiếc rẻ.




Tôi thở dài một cái rồi về nhà, mở ti-vi xem. Đúng lúc ấy trên ti-vi đang chiếu bộ phim kể về một chuyện có thật xảy ra ở châu Âu. Chuyện như sau: Một nước nào đó, nhớ mang máng là Hungary th́ phải, 70 năm trước có một anh thợ mỏ trẻ sắp cưới vợ. Trong lần cuối cùng xuống giếng mỏ trước ngày cưới th́ mỏ xảy ra sụt lở, anh thợ kia măi măi không thể trở về. Cô dâu không thể tin rằng người yêu của ḿnh có thể bỏ cô mà đi, cứ thế đằng đẵng chờ 70 năm trời.




Cách đây ít lâu người ta sửa lại hầm mỏ, phát hiện thấy trong vũng nước đọng ở chỗ sâu có một xác người. Đó chính là chàng rể- thợ mỏ nọ bị vùi dưới giếng 70 năm trước. V́ dưới ấy không có không khí, xác lại ngâm trong nước có khoáng chất nên người ấy trông vẫn trẻ như lúc chết. Cô dâu th́ đă là bà lăo tóc bạc phơ.

Bà cụ ôm lấy người yêu khóc nức nở. Bà quyết định tiếp tục làm lễ cưới của họ. Cảnh này thật quá xúc động: Cô dâu 80 tuổi mặc áo cưới trang trọng một màu trắng như tuyết. Tóc cũng trắng như tuyết. Người yêu của bà th́ vẫn trẻ như xưa, mắt nhắm nghiền nằm trên cỗ xe ngựa. Hôn lễ và tang lễ đồng thời tiến hành. Bao nhiêu người rơi lệ.




Vụ 11/9 thử thách tŕnh độ đạo đức quốc dân

Vụ 11/ 9 năm ngoái là sự việc có thể khảo nghiệm tŕnh độ đạo đức của dân tộc ta nhất. Hôm nay [tức 11/09/2002 – ND] vừa đúng tṛn một năm sự kiện ấy. Vụ 11/ 9 tuy không thể thay đổi thế giới nhưng đă thay đổi nước Mỹ. Đồng thời, thế giới sau ngày ấy rất khó trở lại trước sự kiện này.




Khi xảy ra vụ 11/9, ít nhất trong một quăng thời gian sau đó nước ta bị bao phủ bởi một bầu không khí không lành mạnh. Tối hôm 12/9, có người bạn gọi điện thoại cho tôi nói sinh viên ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang khua chiêng gơ trống. Tôi bảo đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc c̣n chưa lọt vào ṿng sau kia mà, phải đến mồng 7/10 đội Trung Quốc mới đấu trận cuối cùng với đội Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, nếu thắng th́ sẽ lọt vào danh sách dự World Cup. Một lúc sau mới biết th́ ra sinh viên Trung Quốc đang chúc mừng việc toà tháp đôi Mỹ bị đánh sập.




Báo chí nước ngoài đưa tin: Hồi ấy có một đoàn nhà báo Trung Quốc đang ở thăm Mỹ, khi thấy h́nh ảnh toà nhà Trung tâm Thương mại Thế giới bị đánh phá, các thành viên đoàn nhà báo này bất giác vỗ tay. Đây là một dạng ngấm văn hoá; điều đó không thể trách họ, bọn họ đă không thể kiềm chế được bản thân.




Kết quả họ bị [chính phủ Mỹ – ND] tuyên bố là những người măi măi không được hoan nghênh. Hồi ấy tôi đang ở Không quân Bắc Kinh,[1] mấy hôm ấy đều có người ở quân đội đến thăm, gặp ai tôi cũng hỏi quan điểm của họ đối với vụ 11/9. Tất cả đều trả lời: Đánh bom hay lắm.




Sau này tôi nói đây là một t́nh trạng rất đáng buồn. Nếu những người ấy yêu mến Trung Quốc, thế th́ có cứu được Trung Quốc hay không? Về giới truyền thông th́ càng chẳng nên nhắc tới. Ở Trung Quốc, nơi không có tin tức nhất là trên báo chí.




Năm 1997 công nương Diana chết v́ tai nạn giao thông. Cho dù Diana là người thế nào, hoàng gia Anh Quốc ra sao th́ ít nhất bà ấy cũng có giá trị tin tức. Các tờ báo lớn trên thế giới đều đăng tin này trên trang nhất, riêng báo chí Trung Quốc không đăng tin ấy. Hôm đó tin tức đầu bảng của các tờ báo lớn ở Bắc Kinh là “Các trường trung, tiểu học Bắc Kinh hôm nay khai giảng”. Tin này chẳng khác ǵ tin “Người Bắc Kinh hôm nay ăn sáng rồi”, chỉ có cái giá trị [thông tin – ND] ấy thôi.




Tối hôm 11/9 tôi ngồi xem chương tŕnh “Tiêu điểm phỏng vấn” trên ti-vi. Tôi muốn xem xem “những cái miệng lưỡi của đất nước” đánh giá tiêu điểm vụ 11/9 như thế nào. Kết quả chương tŕnh “Tiêu điểm phỏng vấn” hôm ấy có nội dung là nói về việc các chi bộ ở nông thôn tăng cường xây dựng chi bộ ǵ ǵ đó. Bạn muốn xem cái ǵ th́ không có cái ấy. Cái bạn không muốn nghe th́ người ta cứ nói cho mà nghe. Dĩ nhiên, những cái miệng lưỡi của quốc gia th́ vô tội.




Văn hoá truyền thống ảnh hưởng tới quan niệm đạo đức

Năm 1999 Mỹ tấn công Nam Tư. Trung Quốc đứng ra phản đối. Cái giá của lần ấy là Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị bắn phá. Suưt nữa th́ Trung Quốc lại đứng ra lần nữa. Đoàn tàu văn hoá này của chúng ta có quán tính lớn, chở chúng ta, những kẻ có khiếm khuyết đạo đức, phóng như bay tới điểm chót.




Hồi ấy có người c̣n đề xuất nhân dịp này tấn công Đài Loan, ra tay một lần là xong. Có thể thông cảm với nỗi ḷng của các bạn ấy, nhưng bấy giờ quả thật không phải là thời cơ thích hợp. Hồi ấy tôi nghĩ, vụ 11/9 chết bao nhiêu người, đều là người vô tội. Cái mất đi là sinh mạng con người, thứ tôn nghiêm nhất trên thế giới. Những sinh mạng ấy không có liên quan với chính phủ Mỹ. Chúng ta dùng thái độ như vậy đối xử với người ta, nhưng người ta không dùng thái độ như vậy đối xử với ta.




Thảm án Dover h́nh thành sự đối chiếu rơ rệt với việc này. Năm 2000, một đoàn người Phúc Kiến vượt biên trái phép ngồi trong xe thùng bịt kín cập cảng Dover lên đất Anh Quốc. V́ ngồi mấy chục giờ trong thùng xe thiếu không khí, tất cả đều chết ngạt,[2] chỉ có 2 người sống sót.




Khi vụ này bị phanh phui, không một quan chức nào của Đại sứ quán Trung Quốc xuất đầu lộ diện. Cuối cùng dân chúng Anh Quốc vùng Dover tự phát làm lễ truy điệu và lễ thắp nến tưởng niệm những người đă chết.




Rất nhiều trẻ em tham dự, chúng cầm trong tay những thứ đồ chơi chế tạo tại Trung Quốc. Nhân đây xin nói thêm, hiện nay 90% đồ chơi trên thế giới là Made in China. Nhà báo hỏi lũ trẻ: Tại sao các cháu dự lễ truy điệu? Bọn trẻ nói: Họ cũng là người cả mà; các thứ đồ chơi trong tay chúng cháu cầm đây có thể là do những người trong số họ sản xuất.

Không một người Trung Quốc nào có mặt trong buổi lễ truy điệu ấy. Thế nào là văn minh, thế nào là không văn minh? Tôi đang suy nghĩ.




Thờ ơ, coi nhẹ sinh mạng con người thật đáng sợ

Thật là đáng sợ khi người ta ca ngợi khủng bố. Trung Quốc thoát thai từ nền văn hoá giáo dục Trung Quốc, trước hết thờ ơ coi khinh sinh mạng của chính ḿnh, từ đó mới có thái độ coi tính mạng của người khác, nước khác như tṛ trẻ con. Bản thân không có quyền lực quư trọng sinh mạng ḿnh, cũng không cho người khác có cái quyền ấy. Tâm trạng “khán giả” năm xưa từng bị Lỗ Tấn hồi trẻ phê phán chính là được tôi luyện như vậy đấy.




Người Trung Quốc xem cảnh giết người khác, không ai không vui mừng phấn khởi. Giai cấp thống trị cố ư đem người ta ra giết tại nơi đông người. Kẻ bị thống trị th́ hưởng thụ tại nơi đông người cái cảm giác khoái trá của kẻ thống trị. Nhất là khi xử tử bằng kiểu tùng xẻo, kéo dài ba ngày, người xem đông ngh́n nghịt. Cả đến những chủ sạp hàng nhỏ cũng bày hàng ra bán tại đấy. Đao phủ c̣n bán bánh màn thầu dính máu.




Trung Quốc ngày nay không có tục tùng xẻo nữa. Nhưng xử án tại nơi đông người cũng là sự mở rộng tập quán đó. Người nước ta năm nào đi xem giết Lục Quân Tử Đàm Tự Đồng[3] như đi trẩy hội. Với những người như thế, trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ[4] ta sao mà không mất Đài Loan. Con cháu họ, tức chúng ta, nếu lại như họ th́ làm sao mà giải phóng được Đài Loan.




Khi có kẻ xấu hành hung trên xe buưt, những người đi xe đều im thin thít. Dựa vào những con người ấy đi giải phóng Đài Loan ư? Dựa vào họ để thực hiện 4 hiện đại hoá ư? Bạn thực hiện 4 hiện đại hoá rồi th́ có lợi ǵ nhỉ?




Sáng nay khi tập thể dục tôi tranh thủ xem truyền h́nh, chương tŕnh quảng cáo “Tin tức buổi sáng”, sản phẩm nào bán chạy nhất? Đó là cửa chống trộm. Đây là nỗi buồn của một dân tộc. Bạn xem đấy, nhà chúng ta ở chẳng khác ǵ cái cũi. Tại Thành Đô, tôi ở căn nhà mấy vị chính uỷ không quân tiền nhiệm từng ở. Tôi vào xem, ôi chao, như vào nhà giam ấy. Cửa sổ, ban công đều bao bọc bằng hàng rào chấn song chống trộm. Tôi bảo dỡ bỏ hết.




Hôm nọ đọc một cuốn sách có tên “Trung Quốc có thể nói Không”. Tôi bảo, anh có thể nói Không, nhưng anh đứng sau cánh cửa chống trộm mà nói Không; đó chẳng phải là dũng sĩ mà là kẻ hèn nhát. Kiều Lương[5] nói chí lư: “Những người yêu nước khi gặp bọn trộm cướp mà c̣n lánh mặt nhưng lại dũng cảm dơng dạc nói Không với một cường quốc ở xa tít mù!”




Cần nh́n nhận nước Mỹ một cách khách quan toàn diện. Nước Mỹ là một quốc gia như thế nào? Nhớ lại hồi trẻ từng nghe một câu nói h́nh dung thành phố New York: Cái tốt nhất trên thế giới và cái xấu nhất trên thế giới cộng lại với nhau th́ là New York. Dùng câu ấy để h́nh dung nước Mỹ ngày nay có thích hợp hay không?

Thế hệ quân nhân chúng ta, những quân nhân đảm nhận niềm hy vọng tương lai của tổ quốc, vừa không nên làm “phái thân Mỹ”, cũng chẳng thể làm “phái chống Mỹ” một cách đơn giản, mà nên làm “phái hiểu Mỹ” chín chắn.




Hiểu kẻ địch th́ mới chiến thắng được kẻ địch. Đánh giá thấp đối thủ tức là đánh giá thấp chính ḿnh. Thác Bạt Đạo[6] đổi tên nước của Nhu Nhiên thành “Nhu Nhu”, ư là sâu bọ, nhưng chính ông lại bị con sâu ấy đánh bại. Thế th́ ông chẳng bằng con sâu nữa kia.

Mỹ không muốn Trung Quốc hùng mạnh, hoàn toàn cũng như Trung Quốc không muốn Mỹ xưng bá. Mối quan hệ Trung – Mỹ có xung đột nhưng cũng có lợi ích chung nhất định. Làm thế nào hoá giải xung đột, phát triển lợi ích chung là việc các nhà ngoại giao Trung Quốc hiện nay nên cố gắng làm.




Trung Quốc muốn phát triển th́ không thể cắt đứt sự đi lại với thế giới. Thế giới hiện nay là đơn cực, chỉ khi nào Mỹ suy sụp th́ mới có thể xuất hiện thế giới đa cực. Chúng ta vừa không thể cắt quan hệ với Mỹ lại vừa không thể có quá nhiều kỳ vọng về Mỹ. Hiện nay mà đối kháng với Mỹ th́ chưa phải là thời cơ thích hợp nhất. Lợi ích quốc gia nên măi măi là chuẩn tắc cao nhất cho hành động của chúng ta. Chúng ta cần nhẫn nại; nhẫn nại không phải là mềm yếu, chỉ có khuất phục mới là mềm yếu.




Đấu tranh ngoại giao càng cần đấu trí

Dĩ nhiên Mỹ không từ bỏ dă tâm diệt chủ nghĩa xă hội. Dĩ nhiên Mỹ không muốn Trung Quốc trỗi dậy, không muốn kinh tế Trung Quốc phát triển đi lên. Nhưng cần nhớ cho kỹ: Khi đấu tranh với đối thủ, nhất định phải làm cho đối thủ của anh nh́n thấy cái t́nh h́nh họ không muốn thấy nhất.




Người Mỹ muốn người Trung Quốc nội chiến; chúng ta quả thật đánh nội chiến rồi. Họ không rúc trong chăn mà cười đến nôn ruột th́ mới lạ chứ. Dĩ nhiên nhất mực “Nằm gai nếm mật, thao quang dưỡng hối [vờ ngu giả dại/ giấu tài – ND]” cũng không được.




Là một nước lớn, Trung Quốc có thể làm theo cách như một vơ hiệp thời xưa ẩn vào núi sâu khổ luyện vơ công, chờ khi vơ nghệ cao cường rồi tái xuất quyết thắng kẻ địch chăng? Với số dân và tài nguyên của Trung Quốc, đặc biệt là với nền văn hoá của ḿnh, Trung Quốc không thể lớn mạnh như nước Mỹ được, huống chi Mỹ cũng chẳng dừng lại không tiến lên.




Vẫn là Mao Trạch Đông nói chí lư: “Đánh vẫn cứ phải đánh, đàm vẫn cứ phải đàm, hoà vẫn cứ phải hoà.” Con người cần khôn ngoan tài trí, đấu tranh ngoại giao lại càng cần khôn ngoan. Phải dắt mũi người ta mà đi chứ đừng bị người ta dắt.




Khrushchev (Khơ-rut-xôp) là một tay khôn ngoan. Tôi xin kể cho các bạn nghe chuyện này: Tại một đại hội nọ [ư nói Đại hội XX đảng Cộng sản Liên Xô – ND], Khrushchev ra sức vạch trần và phê phán chế độ chính trị tàn bạo của Stalin. Có người chuyển lên một mẩu giấy chất vấn Khrushchev: Bản thân Khrushchev cũng là một thành viên trong tập đoàn quyền lực ṇng cốt khi Stalin nắm chính quyền.




V́ sao hồi ấy ông không đứng lên chống lại sự độc đoán của Stalin? Khrushchev cao giọng đọc nội dung mẩu giấy kia rồi lớn tiếng nói với mọi người: Đây là mẩu giấy của ai thế? Xin người đó đứng ra! Đứng ra nào! … Bên dưới nhốn nháo một lúc nhưng chẳng thấy ai đứng ra cả.

Khrushchev nói: Mọi người xem đấy, chúng ta hiện nay dân chủ như thế này, trong t́nh h́nh chẳng có ǵ phải sợ hăi mà ngay cả đồng chí viết mẩu giấy này cũng không dám đứng ra. Vậy hăy nghĩ xem, trong bầu không khí dưới thời Stalin thống trị ấy có người nào dám đứng ra căi lại Stalin không? Cả hội trường vỗ tay.




Chúng ta đấu tranh với Mỹ nên có sự khôn ngoan ấy của Khrushchev. Khi cần thao quang dưỡng hối th́ thao quang dưỡng hối đến tận nhà. Như một câu đồng chí Đặng Tiểu B́nh năm nào nói với Thủ tướng Canada Trudeau (đại ư): Cái Thao quang dưỡng hối chúng tôi nói bao gồm cả việc không cần giữ thể diện cũng nhất định phải giữ mối quan hệ với quốc gia phát triển nhất trên thế giới. Ư của đồng chí Đặng Tiểu B́nh là Trung Quốc nhất định phải bước cùng nhịp với văn minh thế giới, không thể xa rời nền văn minh thế giới.




Không có lư do căm ghét Mỹ

Trong sự kiện 11/9, trừ một số quốc gia cá biệt, một bộ phận dân chúng Trung Quốc (chứ không phải là chính phủ) đă tỏ ra ḿnh ở cách nền văn minh ḍng chính của thế giới một khoảng cách xa nhất.

Khi cần đấu tranh th́ một tấc cũng không nhường. “Sùng bái Mỹ” là không đúng, “Thân Mỹ” không đúng, “Ghét Mỹ” cũng không đúng. Chính phủ và chính khách Mỹ vừa giống dân chúng Mỹ lại vừa không giống. Bạn cần phải có trí tuệ cao để phân biệt họ.




Trong quá khứ, v́ để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xă hội Trung Quốc. Hai nước Trung Quốc- Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm ḷng đạo đức để b́nh xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước “phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau”. Thế th́ chúng ta có lư do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?




Những cái đáng sợ của Mỹ

Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ? Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng h́nh của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có ǵ đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.




Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: “Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đă sắp xuống mồ, hết hơi rồi.” Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: “Thưa thày, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn ǵ ǵ đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ.”




Thầy giáo bực ḿnh, tái mét mặt ấp úng nói: “Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!” Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ “dám”. Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.

Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đă lănh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc ḿnh hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lănh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái ḿnh sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!

Nói một thôi một hồi rồi, vậy th́ cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.




Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn t́nh h́nh là người có tư tưởng th́ không quyết sách, người quyết sách th́ không có tư tưởng. Có đầu óc th́ không có cương vị, có cương vị th́ không có đầu óc.




Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế h́nh tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm th́ có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta th́ mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi th́ rất khó sửa sai.




Mỹ dùng một ḥn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ v́ vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh th́ tính quan trọng của lănh thổ đă giảm nhiều, đă chuyển từ t́m kiếm lănh thổ sang t́m kiếm thế mạnh của quốc gia.




Người Mỹ không có yêu cầu lănh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lănh thổ, toàn bộ những ǵ họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là ǵ? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế th́ là ḷng dân chứ c̣n ǵ nữa! Có ḷng dân th́ quốc gia có lực ngưng tụ, lănh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có ḷng dân th́ khẳng định đất đai anh sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lănh đạo quốc gia chỉ nh́n một bước. Nước Mỹ hành sự thường nh́n 10 bước. V́ thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi th́ có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.




Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nh́n thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.

Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong ṿng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.




Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xă hội, biến thành cái gọi là quốc gia “dân chủ”. Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này c̣n ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, c̣n việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.




Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, c̣n tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngơ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.




Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả măn về tâm lư. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước ḿnh ngoài phố. Đới Húc[7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của ḿnh th́ anh c̣n có lư do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?




Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngă xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngă mà linh hồn đă đầu hàng.




Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nh́n thấy sức mạnh của người Mỹ.

Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, t́nh thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, t́nh h́nh không rối loạn lắm.




Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí c̣n nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định th́ dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn b́nh tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân th́ cũng gần với thánh nhân.




Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.




Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta th́ từ xưa đă có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải[8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức[9] giết sạch già trẻ gái trai gia đ́nh Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.




Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. V́ lúc ấy họ đă biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.

Cho dù trong t́nh h́nh ấy họ c̣n làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ư chí của ḿnh lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ư, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là ǵ; đây tức là dân chủ. Ư tưởng dân chủ đă thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh th́ ai hưng thịnh? Một dân tộc như thế không thống trị thế giới th́ ai có thể thống trị thế giới?




Nên tham khảo kinh nghiệm thành công của Mỹ

Tôi thường có ư nghĩ quái lạ như thế này: Những vũ khí đỉnh cao nhất, KHKT tối tân và lực lượng vũ trang mạnh nhất trên thế giới nếu nằm trong tay những người như thế là rất thích hợp. Bao giờ cũng hơn nằm trong tay người Nhật, người Libya, người Iraq chứ? Cho là nằm trong tay chúng ta th́ chúng ta có thể làm ǵ, điều đó cũng chưa thể biết. Nước Mỹ, quốc gia này có rất nhiều kinh nghiệm thành công, đáng để chúng ta tham khảo học tập. Sau vụ 11/9, Mỹ không thành lập Uỷ ban 11/9, không lập Bộ Chỉ huy ứng phó t́nh trạng khẩn cấp ǵ ǵ đó.

Tôi cực lực phản đối những thứ không thực tế. Sau khi đến bộ đội không quân Thành Đô, tôi chủ trương hoặc không họp hoặc ít họp hành. Cuộc họp nào không thể không họp th́ họp ngắn thôi. Đến nơi trước tiên tôi thay đổi việc học tập của các Uỷ viên thường vụ thành tự học.




Cầm văn kiện đọc th́ học được cái ǵ kia chứ. Tôi đang đấu tranh với thế lực thói quen. Lực lượng cá nhân tôi có hạn nhưng tôi không thể không đấu tranh. Cho dù sứt đầu mẻ trán cũng không được nản chí. Chẳng hạn nói chung khi xuống thăm bộ đội, tôi đều không ăn cơm. Chỉ cần có thể về nhà trong ngày th́ tôi đều mang theo lương khô chứ không ăn cơm bộ đội.




Khi ở bộ đội không quân Bắc Kinh tôi đến sư đoàn 33 cũng thế. Nếu không thể không ăn th́ tôi chỉ ăn đơn giản. Tuy rằng nói uống một chén rượu chưa đủ làm đổ cờ đỏ, ăn một bữa cơm chưa thể mất giang sơn, nhưng nhiều lần quá, lăng phí quá, tích tiểu thành đại th́ rất khó nói. Có người nói đánh Đài Loan chẳng cần dùng vũ khí mới ǵ cả, cứ cho mấy vị cán bộ lên đảo ấy ăn nhậu các thứ của họ 2- 3 năm th́ bảo đảm ăn hết các thứ của họ.




C̣n một chuyên tiếu lâm nữa nói về chuyện họp hành. Có ông cục trưởng ốm sắp chết đến nơi, chỉ có điều không trút được hơi thở cuối cùng. Bà vợ bảo con cháu đến đông đủ cả rồi, ông yên tâm lên đường đi. Không được, chưa chết được. Vợ lại nói, mọi chuyện đều thu xếp ổn thoả rồi, ông yên tâm lên đường đi. Không được, chưa chết được. Vợ bảo, tài sản nhà ta đă thu xếp xong xuôi cả rồi, ông cứ đi đi. Cũng chưa được đâu. Về sau, vẫn là tay thư kư tương đối hiểu ông ta bèn ghé tai cục trưởng nói: “Báo cáo cục trưởng, mọi người đến đủ cả rồi, ta họp thôi ạ.” Lúc ấy cục trưởng mới hả ḷng hả dạ nhắm mắt xuôi tay. Dĩ nhiên đây là chuyện bịa nhưng nó nói lên sự phản cảm, chán ghét của mọi người đối với thói quen ấy.




Sự kiện 11/9 là cơ hội của nước Mỹ, cũng là cơ hội của Trung Quốc. Làm không tốt th́ Trung Quốc trở thành vật hy sinh lớn nhất của sự kiện đó. Vấn đề then chốt là anh nắm cơ hội thế nào, toàn thế giới đều đứng trước dịp xóc lại quân bài. Khi nghiên cứu nước Mỹ, chúng ta nên nắm được nội hàm thực sự của nó, không thể chỉ xem cái nhỏ mà phải xem cái lớn. Có một câu chí lư thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác th́ anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại th́ anh là một nhà tư tưởng.

….

Hôm nay lần đầu tiên gặp các cán bộ cấp tiểu đoàn trở lên của căn cứ Côn Minh, tôi đă nói chuyện nhiều thế này với thái độ vô cùng thẳng thắn và mạnh dạn. Đây là thành quả nghiên cứu của tôi, tôi chịu trách nhiệm về bài nói của ḿnh.




Chỗ nào tôi nói đúng th́ các đồng chí ghi nhớ. Chỗ nào nói sai th́ các đồng chí nghe tai bên này, cho ra tai bên kia, tủm tỉm cười bỏ qua, chớ cho là chuyện ǵ cả. Mỗi người là một cá thể, mỗi cá thể đều tự do. Tôi không thể yêu cầu áp đặt tư tưởng của tôi cho các đồng chí, tôi lại càng không thể yêu cầu đem tư tưởng của các đồng chí thống nhất vào một tư tưởng nào đó. Chuyện đó không thể được, nhưng chúng ta lại cứ khăng khăng t́m kiếm khả năng ấy, đây là chuyện hăo huyền, trên thực tế không làm nổi.

——————-

[1] Tác giả đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh.

[2] 60 người TQ này lấy hộ chiếu sang Đông Âu rồi chui vào xe container chở bằng tàu biển từ Bỉ bí mật sang Anh, ngày 19/6 /2000, hải quan cảng Dover kiểm tra container phát hiện 58 người chết].

[3] Đàm Tự Đồng: Nhà chính trị cuối đời Thanh, chủ trương duy tân, sau khi phong trào Duy tân TQ thất bại, ông bị xử tử cùng 5 người khác, 6 chí sĩ này được gọi là Lục Quân tử.

[4] Chiến tranh Giáp Ngọ: Chiến tranh TQ- Nhật xảy ra năm Giáp Ngọ tức năm 1894. Kết quả Nhật thắng, TQ phải cắt đảo Đài Loan cho Nhật.

[5] Thiếu tướng không quân, nhà văn TQ nổi tiếng.

[6] Tức Thế tổ Bắc Nguỵ, Thái Vũ hoàng đế, vị thống soái kỵ binh kiệt xuất thời Nam Bắc Triều. Dẫn quân diệt các nước Hạ, Bắc Yên,… thống nhất phương Bắc; diệt nước Hăn của Nhu Nhiên tại Mông Cổ.

[7] Đại tá không quân TQ, viết nhiều chuyên luận quân sự, chính trị.

[8] 197-264, tướng giỏi nước Nguỵ, năm 263 đánh Thục Hán, đầu tiên chiếm Thành Đô, là công thần diệt Thục của họ Tư Mă.


[9] Bàng Đức là một viên tướng chủ chốt của Tào Tháo.




http://nghiencuuquocte.org
florida80_is_offline  
Old 06-23-2019   #896
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Những Chiếc Xe Kỷ Niệm - Tô Ba Lây









Xin nói rơ là những “CHIẾC” xe, chứ không phải “CHUYẾN” xe! Hai ông bạn già Bắc và Nam, gặp lại nhau một ngày cuối đông ở California …


Già Bắc: Tôi đang tính mua một chiếc xe. Gia đ́nh tôi mới qua Mỹ, chưa có xe, muốn đi đâu cũng nhờ người khác chở giùm; nhờ vă hoài cũng phiền quá!




Già Nam: Ông nói cũng đúng. Nhưng đă định mua xe ǵ chưa" Xe mới hay xe cũ"




Già Bắc: Th́ tính hỏi ư kiến ông đó! Mua xe mới th́ tụi này c̣n chân ướt chân ráo, chưa có credit, nên nếu nhờ ai ‘cô-sai” (co-sign) th́ cũng phiền phức. Mà mua xe cũ th́ không biết có bảo đảm được hay không"




Già Nam (cười h́ h́): Ǵ chớ mua xe th́ tôi có kinh nghiệm đầy ḿnh (Chỗ này hơi “nổ” một chút!) Từ chuyện lần đầu tiên đi mua xe mới, bị “xeo-men” (salesman) người Mỹ gạt tốn thêm cả ngàn đồng cho những thứ không cần thiết; cho tới lần thứ hai mua xe bị “xeo-men” người…ḿnh (!) lừa cho một vố về tiền lời phải trả…(Chợt đổi giọng) Nhắc tới là thấy vừa tức ḿnh, vừa nổi nóng. Thật là “Giận th́ giận, mà… ngu th́ (vẫn) ngu”!




Già Bắc (vỗ về): Thôi, thôi…Ông uống ngụm nước cho “hạ hơa”. Không nói chuyện mua xe mới nữa. Ông kể chuyện mua xe cũ của ông đi!




Già Nam: Nhắc tới những chiếc xe cũ của tôi là cả một vùng trời kỷ niệm hiện về…(Tính bắt vô câu vọng cổ, chợt thấy lăo già Bắc nhếch mép với một nụ cười…đểu cáng; già Nam cụt hứng, chuyển “tông”)

Khi mới qua Mỹ, những người ‘trọc đầu” như tụi tôi thường mắc phải ṿng tṛn luẩn quẫn: “Không có xe th́ không có “dóp” (job); mà không có “dóp” th́ đâu có tiền mua xe”! Một bữa kia, sau khi đọc báo thấy có một “ây-dơn-xi” (agency) t́m việc làm, tôi mới đón xe buưt đến nơi nộp đơn. Sau khi điền đầy đủ giấy tờ, nhân viên văn pḥng liếc qua tờ đơn rồi kêu tôi đi về, khi nào có “ố-pân-ninh” (opening) th́ sẽ kêu tôi. (Về sau, tôi mới biết đây là cách từ chối khéo kiểu…Mỹ!)

Vừa mới quay đầu bước ra cửa, tính đi bộ trở lại trạm xe buưt, chợt tôi nghe tiếng gọi: “Anh kia ơi, đợi tôi với!” Quay lại, tôi mới thấy một bà, so với cái tuổi già của tôi, chắc cũng c̣n hơn tôi gần chục tuổi. Vậy mà, bả gọi tôi bằng “anh”, nghe cũng khoái!




Già Bắc (xía vô): Trời! Tưởng được cô nàng trẻ đẹp nào gọi bằng “anh” th́ mới lên hương, chứ bà già gọi bằng “anh” th́ “phê” cái nỗi ǵ!




Già Nam (hơi quê): Kệ tôi! Mắc mớ ǵ mà ông đâm hơi"




Già Bắc (xí xóa): Thôi! Bớt giận đi ông! Tôi chọc ông cho vui, chứ tôi đang hồi hộp muốn nghe tiếp đây nè!




Già Nam: Tôi c̣n đang thắc mắc bà này gọi tôi làm ǵ th́ bà này nói luôn một tràng: “Hồi năy, “em” cũng nộp đơn trong đó và cũng bị kêu về; nhưng chỉ nh́n mặt tụi nó cũng biết là “dân kỳ thị” rồi (cái này là bả nói). Nhưng không sao, em c̣n biết một “ây-dơn-xi” khác, anh có muốn nộp đơn không th́ đi theo em”. Đến khi nghe tôi nói mới qua Mỹ và chưa có xe riêng th́ bà ta đề nghị lên xe của bà ta để cùng đi kiếm “dóp”.


Chiếc xe của bà ta, tôi nhớ là màu trắng, hiệu Chevrolet th́ phải; c̣n năm sản xuất th́ chắc là khoăng cố tổng thống Ronald Reagan c̣n đang đóng phim cao-bồi! Ngắn gọn, chỗ thứ hai cũng không kiếm được việc làm. Và trên đường (t́nh nguyện) lái xe chở tôi về nhà, bà ta ngỏ ư muốn bán chiếc xe này cho tôi với giá 300 đô-la.

Thật t́nh th́ lúc đó gom hết vốn liếng, tôi cũng có đủ 300 đô-la. Nhưng nh́n thấy chiếc xe “lắt-xơ-ry” (luxury) của bà ta, mà tôi c̣n được hân hạnh ngồi trên xe đó gần một tiếng đồng hồ, tôi đă thấy nổi da gà rồi… Đành từ chối khéo với lư do là không đủ tiền! Lâu lâu mới nói láo một lần vậy mà! (Câu này muốn tin hay không th́ tùy ông đó!)




Về tới nhà, tôi kể cho thằng em kế nghe, ngờ đâu nó ngỏ ư muốn mua xe của bà kia liền. Th́ ra nó mới được nhận vào “dóp” bỏ báo cho một tờ báo Mỹ. Lúc nộp đơn, nó khai đại là đă có xe; bây giờ người ta kêu đi làm th́ nó mới quưnh lên, đang săn lùng một chiếc xe nào hợp với cái túi … lủng của nó (giống y chang cái túi xơ mướp của tôi)!

Tôi gọi ngay cho bà kia theo số phôn bà ta để lại. Tôi vừa cất tiếng: “A-lô, thưa có chị H. ở nhà không vậy"” th́ một giọng đàn ông…nói gằn từng tiếng: “Anh là ai mà hỏi kiếm vợ tôi" Bộ muốn ăn đạn hả"” Hít một hơi lấy hết can đảm, tôi mới cố gắng trả lời…lắp bắp: “Dạ… hồi sáng… chị H. muốn … bán xe cho em…”




Sau đó th́ mọi chuyện cũng êm xuôi; ít ra là trót lọt trong ngày hôm đó. Thằng em tôi đi đến nhà bà ta để mua xe và lấy xe về. Tôi đă không đi với nó v́ không muốn bị ăn đạn! Hai mươi mấy năm rồi mà tôi vẫn c̣n nhớ về câu nói “đầy ấn tượng” của ông chồng! C̣n chuyện sau này, mấy lần chiếc xe ấy nằm vạ trên đường bỏ báo của thằng em tôi th́…ông đi kiếm nó mà hỏi! Nó bây giờ vẫn c̣n “hầm” tôi về chuyện “làm mai” cho chiếc xe đầu đời của nó!




Già Bắc (cố nín cười): Vậy chứ chiếc xe đầu đời của ông th́ sao"




Già Nam: Khoảng 4 tháng sau đó th́ tôi mua được chiếc xe hơi đầu tiên trong đời của tôi. Nhờ có đi làm một “dóp” tạm thời và có để dành thêm được chút tiền, tôi mua một chiếc xe ngon hơn chiếc 300 đô-la của thằng em tôi nhiều. Chiếc xe của tôi tới 750 đô-la lận! Đời 1978, xe Nhật Nissan, hai cửa “x́-po” đàng hoàng! Trong tháng đầu, nó chạy ngon lành lắm! Ra “phi-quây” (freeway), tôi dọt 70 đến 80 “mao-giờ” (mph), qua mặt nhiều chiếc xe đời mới khác ngon lành! (Sau này tôi mới biết: không phải họ “thua” v́ đấu không lại chiếc “x́-po” của tôi mà v́ tốc độ của Cali lúc đó chỉ là 50 mph nên họ ngán bị tíc-kịt (ticket); c̣n ḿnh th́ lúc đó vừa có xe, nên không để ư). Qua tháng thứ hai, th́ đến phiên tôi chạy…




Già Bắc (thắc mắc): Mà ông chạy đi đâu"




Già Nam: Th́ chạy đi tiệm sửa xe chứ c̣n đi đâu nữa! Đầu tiên, một buổi sáng từ trong hăng đi ra chỗ đậu xe th́ thấy nguyên một băi nước như con nít đái dầm ra giường. Có điều không phải nước tiểu màu vàng, mà lại là màu xanh lá cây! Mấy ông làm chung, đứng gần mới nói đó là nước giải nhiệt (coolant) trong “ra-đi-a-tơ” (radiator). Vậy là phải tốn mấy chục để kéo xe đi thay b́nh “ra-đi-a-tơ”. Tháng sau nữa th́ phải thay mấy cái “pạt” (part) trong máy. Rồi một bữa chạy ngon lành về nhà th́ mới thấy thiếu mất cái ống bô (muffler)! Chắc là nó rớt mất trong lúc tôi đang vi vút trên “phi-quây”…




Già Bắc (làm mặt nhân nghĩa): Xin được chia buồn cùng ông về chiếc xe đầu đời này.




Già Nam: Tôi như vậy c̣n đở lắm ông ơi! Lúc đó, ḿnh c̣n độc thân, lại chưa có bồ bịch ǵ, nên hư xe th́ chỉ ḿnh biết; đâu có phải quê xệ với ai! Chứ trường hợp của một ông cậu tôi th́ khác. Ổng qua Mỹ từ năm 1975, lúc tôi gặp lại ổng th́ ổng đang làm chức cao trong một hăng lớn. Ông cậu kể chuyện lúc c̣n đi học trong đại học, lúc đầu ổng tốn bao nhiêu th́ giờ để theo đuổi và canh me một cô cùng trường. Đến một ngày đẹp trời nọ th́ mới được nàng cho một cơ hội là cho phép ông cậu tôi chở nàng về nhà. Nào ngờ xe vừa vào “phi-quây” được vài phút th́ “tịt ng̣i” luôn; nghĩa là nằm vạ giữa đường! Xe cộ đàng sau th́ bị kẹt cứng; cô nàng trong xe th́ lên cơn đau tim v́ sợ lỡ có xe chạy nhanh tới không thắng kịp…; c̣n ông cậu tôi th́ bị sốt rét, nghĩa là vừa nóng đỏ mặt (v́ quê độ với người đẹp), vừa lạnh run (v́ nghĩ tới tương lai của chiếc xe cà-tàng yêu dấu và con đường t́nh ta đi sắp vào…ngỏ cụt!) Khỏi phải nói th́ sau ngày đó, không bao giờ cô ta đi cùng xe với ông cậu tôi nữa. C̣n ông cậu tôi th́ cũng nhờ chuyện này mà từ đấy chỉ chuyên tâm học hành cho đến ngày tốt nghiệp đi làm, có được “gút dóp” (good job).




Già Bắc: Vậy là cậu của ông “trong cái rủi, có cái hên”!




Già Nam: Đó là ông cậu thứ nhất. C̣n ông cậu thứ hai của tôi th́ ngược lại: “trong cái rủi, có cái …xui”!




Già Bắc: Ông kể luôn đi!




Già Nam: Chuyện này không liên hệ đến xe hơi mà là xe gắn máy (motorcycle). Thời gian đầu, tôi cũng tính mua một chiếc xe gắn máy v́ nghĩ là nó rẻ tiền hơn mua xe hơi. Cho đến khi ông cậu thứ hai gặp tôi, ch́a cái chân cà-thọt của ông cho tôi thấy rồi dặn: “Đi xe gắn máy ở Mỹ nguy hiểm lắm! Xe cộ ở Mỹ chạy rất nhanh; chỉ cần xe khác quẹt nhẹ vào xe gắn máy của ḿnh là “xong” ngay! Hăy nh́n cái chân què của cậu nè, mà đừng bao giờ nghĩ đến chuyện chạy xe gắn máy ở Mỹ nữa”! Rồi ổng kể tiếp: Ông cậu của tôi qua Mỹ năm 1975, lái xe gắn máy đi làm mỗi ngày cho đến khi bị một chiếc xe vận tải đụng ổng gảy chân, phải gắn một miếng kim loại trong ống quyển suốt đời. Trong lúc ổng đang nằm bệnh viện, đại diện của công ty xe tải vào thăm và đề nghị bồi thường cho ổng 100 ngàn đô-la, ngoài tiền bệnh viện và thuốc men. Cứ nghĩ xem, vào khoăng năm 1976 đến 1980, giá xăng chừng 10 cents/gallon th́ 100 ngàn dô-la lúc đó giá trị đến mức nào. Ông cậu tôi thấy ngon lành nên tính đồng ư. Th́ lúc đó có ông bạn luật sư nhảy vào, ngăn lại: Để cho ông luật sư này “làm việc” th́ ông cậu tôi sẽ thu về, không phải 100 ngàn dô-la, mà là một triệu đô-la lận! Số tiền hứa hẹn gấp tới 10 lần, ông cậu tôi thấy “tương lai huy hoàng” quá, liền từ chối đề nghị của công ty xe tải và giao phó cho ông bạn luật sư. Kết quả khi ra ṭa, bên công ty xe tải mướn luật sư giỏi, kinh nghiệm hơn nên sau khi tranh cải, ṭa quyết định ông cậu tôi lái xe ẩu, bị tai nạn … rán chịu! Công ty xe tải chỉ phải trả tiền bệnh viện, thuốc men; c̣n ông cậu tôi th́ không được một xu teng mang về!




Già Bắc: Cái này gọi là “tham th́ thâm” chớ tại sao gọi là “xui”"




Già Nam: Ông muốn nói sao cũng được! Chứ tôi th́ cứ nhớ tới cái chân cà-thọt của ông cậu là có cho tiền, tôi cũng không bao giờ dám chạy xe gắn máy ở Mỹ!




Già Bắc (sực nhớ ra): Mà cái ông này mới lạc đề chứ! Đang nói chuyện xe cũ của ông th́ ông lại bắt qua xe của người khác!...Kể tiếp chuyện các chiếc xe cũ của ông đi!




Già Nam (cười cầu tài): Ờ hén! Tự nhiên lại đi kể chuyện người khác…Chắc là tại tụi ḿnh thuộc loại “có tuổi” rồi, nên hơi bị…lẩm cẩm! Thôi, xí xóa nghe ông bạn…Chiếc xe thứ hai của tôi là chiếc Toyota Corolla đời 1981. C̣n nhớ lúc tôi đến nhận xe, bà người Nhật bán xe, c̣n ra vuốt ve chiếc xe một lần cuối trước khi giao nó cho tôi, làm tôi ước ǵ ḿnh được biến thành chiếc xe hơi đó…




Già Bắc (tạt nước lạnh): Thức dậy đi ông ơi! Lại chiêm bao, rồi nói nhảm nữa ḱa…




Già Nam (cụt hứng, ỉu x́u): Ư tôi muốn nói là lúc đó ước chi tôi có thể trả lại cho bà ta chiếc xe đó để đi mua xe khác…(chuyển giọng) Vừa mới có xe xong th́ tôi quyết định đi xa để kiếm dóp (jobs). Tôi c̣n nhớ khi mang xe đến một tiệm sửa xe để thay nhớt, anh chàng thợ máy trẻ người Mỹ ṃ dưới gầm xe gần 10 phút mới kiếm thấy cái ôi-phiu-tơ (oil filter). Th́ ra bà chủ xe trước đây có lẽ chưa bao giờ thay cái filter này nên nó đă bị bao phủ bởi bụi, đất, mồ hóng, hay cái ǵ đó đen x́, nên phải ṃ rất lâu mới kiếm được. Đă xong đâu! Tôi c̣n nhớ anh chàng thợ Mỹ trắng to con lực lưỡng mà phải vận hết 12 thần công lực của Hercules, đi kèm với những tiếng “chúc Phúc” liên tục gần 10 phút nữa mới tháo được cái filter cũ! C̣n nhớt cũ th́ khỏi nói; hắc ín (nhựa đường) c̣n không đen bằng nó th́ ông biết rồi…




Chặng đường xuyên bang gần ba ngày với chiếc xe đó là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất đời của tôi. Chạy freeway vắng vẻ mà tôi luôn luôn tôn trọng pháp luật, không bao giờ vượt quá 60 mph…Lư do đơn giản v́ có đạp ga mạnh hơn nữa th́ cái xe nó cũng chỉ chạy nhanh tới đó thôi! Lực bất ṭng tâm mà! Đă vậy, cứ 2, 3 tiếng th́ phải dừng xe một lần cho máy nguội bớt v́ cây kim đồng hồ chỉ nhiệt độ tăng lên cao. Nhưng hồi hộp nhất là lúc tôi đang chạy qua một vùng hoang vu th́ nghe tiếng một vật rơi lẻng kẻng trên đường. Vội vàng dừng xe lại, bước ra th́ tôi mới thấy đó là cái…bảng số xe phía trước! Lúc đó, đâu có sẵn sợi dây hay ốc vít, đồ nghề ǵ trong xe đâu; tôi lượm đại một cộng cỏ bên đường rồi cột bảng số lại, mà sau đó cũng chạy về tới nơi an toàn, nghĩa là không bị rơi rụng một lần nữa!




Già Bắc (sụt sùi): Thôi, ông đừng kể nữa, kẻo tôi sắp khóc đến nơi rồi…




Già Nam (nạt lớn): Ông mới là thôi cái giọng giả nhân, giả nghĩa kia đi! Tôi biết là ông sắp tắt thở v́… nín cười, chứ đâu phải v́ ông thương hại ǵ tôi đâu!




Già Bắc: Sau chiếc xe đó th́ sao"




Già Nam: Sau đó, tôi đổi xe vài lần nữa, từ xe cũ đến mua xe mới…Nói chung mua xe cũ hay xe mới th́ cũng có cái lợi và cái hại của nó. Xe cũ th́ tốn ít tiền, nhưng phải chấp nhận có khi bị “đau tim” v́ những lần xe “làm nũng”! Xe mới th́ yên tâm chạy trong mấy năm đầu, nhưng lại bị “đau bụng” mỗi lần kư check trả tiền xe hàng tháng! Chưa kể mỗi lần chiếc xe mới yêu quư mà bị một vết trầy xướt là ḿnh lại cảm thấy đau xót như bị ai cắt cổ vậy!




Già Bắc (thở dài): Ôi thôi, chuyện mua xe tưởng đơn giản, nhưng sao lại nhức đầu quá ta!



Tô Ba Lây

vvnm.vietbao.com
florida80_is_offline  
Old 06-23-2019   #897
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Làm Sao Quên Được Ngày Quốc Hận? - Huỳnh Quốc Bình









LTG: Nhân thời điểm 30-4 năm nay, tôi xin quảng bá lại những ư t́nh liên quan đến đến ngày đen tối ấy mà tôi từng đề cập bàn bạc trước đây, để kính tặng đồng bào tôi, đặc biệt các bậc trưởng thượng, bậc đàn anh là những người đă từng hy sinh tuổi thanh xuân, xương máu, trong cuộc chiến đấu bảo vệ nền tự chủ cho miền Nam đến 30-4-75; và cuối cùng tiếp tục chiến đấu đến khi vào tù, để cho người khác đủ th́ giờ lên phi cơ, xuống tàu di tản ra hải ngoại lánh nạn VC.




Bài viết này tôi cũng muốn đặc biệt tâm t́nh với quư linh mục, mục sư, giáo sĩ Việt Nam và cấp lănh đạo những nơi được gọi là “Hội Thánh”. Nhân tiện tôi cũng muốn đặt câu hỏi với những con dân Chúa là: Chúng ta nên tuân phục một chính quyền thật sự v́ dân như Kinh Thánh đă dạy, hay lại nghe lời giảng dạy của thành phần “giáo quyền” gồm những tay sợ VC hơn sợ Thiên Chúa, rồi muốn người khác cũng giống ḿnh là tiếp tục cúi đầu tuân phục bọn côn đồ VC đă và đang cướp của, giết người và bán nước hại dân tại Việt Nam ngày nay?




Bài viết này cũng để nói rằng, không một tên cướp hay đảng cướp nào lại muốn mọi người nhớ măi những h́nh ảnh đau thương, tang tóc mà bọn chúng tạo ra cho những nạn nhân của chúng. Đảng cướp VC cũng vậy, chúng rất muốn người dân miền Nam Việt Nam chóng quên đi ngày “Quốc Hận 30-4” để chúng an tâm tiếp tục đè đầu, cởi cổ những người thấp cổ, bé miệng đang nằm trong sự kiềm kẹp của chúng. Để làm được việc đó, chúng có cả khối đứa muối mặt ăn lương chế độ để viết bài ru ngủ những người nhẹ dạ.




Theo tôi, muốn thắng VC, muốn ngăn chận tội ác… người ta phải sử dụng cái đầu khôn ngoan, chứ không chỉ bằng những lời cầu nguyện suông, hoặc những câu nói thiêng liêng nửa vời, hay những lời chửi đổng, hoặc dựa vào bằng cấp tiến sĩ, bác sĩ, hoặc kỹ sư… là được. Và để thắng VC, những ai nhận ḿnh là người Quốc Gia, không thể lâu lâu “trồi lên yêu nước” một lần hay vài lần trong một năm, hoặc chỉ duy nhất vào ngày Quốc Hận 30-4, c̣n những ngày tháng khác th́ nghỉ khỏe, không làm ǵ cả. (HQB)
florida80_is_offline  
Old 06-23-2019   #898
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Đối với người Việt Quốc Gia, ngày 30-4-75 là một ngày đau thương, ngày miền Nam Việt Nam bị quân cộng sản Bắc Việt thôn tính trọn vẹn, ngày mà cả hai miền Nam Bắc hoàn toàn rơi vào ách thống trị bạo tàn của những kẻ vô thần. Tại hải ngoại, hằng năm, người Việt khắp nơi tổ chức ngày 30-4 trong tinh thần “Quốc Hận 30-4” để tưởng niệm biến cố lịch sử đau thương của dân tộc, hoặc tổ chức ngày “Quốc Hận Đối Kháng 30-4” để lên tiếng tranh đấu chống lại những bất công và sự đàn áp người dân một cách thô bạo và tội buôn dân bán nước mà chế độ VC áp đặt lên đất nước Việt Nam suốt 43 năm qua, nếu chỉ lấy móc điểm ngày 30-4-75.


Nói với người Tin Lành Việt Nam: Trong các sinh hoạt có tính cách đấu tranh, sinh hoạt cộng đồng, người ta thấy hầu hết những người nhận ḿnh là “Đạo Tin Lành” thường không muốn tham dự v́ ngại dính dấp đến chính trị. Đây cũng là sự chọn lựa rất b́nh thường trong phạm vi sinh hoạt tự do, dân chủ. Thế nhưng, những người phản ứng như thế cũng đều biết là: Nếu xét đến bổn phận căn bản của một người công dân b́nh thường, th́ dù là ai, cũng phải làm tṛn trách nhiệm của ḿnh đối với quê hương, dân tộc trên trần gian này. Là một Cơ Đốc Nhân, tôi biết trong Thánh Kinh có dạy: Con dân Chúa là phải tuân phục những chính quyền biết lo cho hạnh phúc người dân, kính kẻ đáng kính, phục kẻ đáng phục (Rô-ma 13); phải lên tiếng bênh vực cho những người thấp cổ bé miệng (Châm-ngôn 31:8-9); kẻ nào làm chứng dối, nói tốt cho kẻ ác sẽ bị dân tộc rủa sả và gớm ghiếc, c̣n ai quở trách kẻ ác sẽ được đẹp ḷng Chúa và phước hạnh sẽ giáng lên người đó (Châm-ngôn 24: 24-25); kẻ biết điều lành mà chẳng làm là phạm tội (Gia-cơ 4:17). “Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn..” (Ma-thi-ơ 10:28). Ngoài ra, tôi cũng biết rằng Chúa Jesus khi c̣n ở trần gian, Ngài từng cầu nguyện với Đức Chúa Trời rằng: “Con chẳng cầu Cha cất họ ra khỏi thế gian, nhưng con xin Cha ǵn giữ họ cho khỏi điều ác” (Giăng 17:15)




Căn cứ vào những ǵ tôi đề cập, vậy th́ câu hỏi được đặt ra cho người Tin Lành, là vào những ngày mọi người tưởng niệm Quốc Hận 30-4 th́ Cơ Đốc Nhân phải phản ứng thế nào? Đây là một câu hỏi khá hóc búa liên quan đến một vấn đề hết sức gai gốc mà hàng giáo phẩm Tin Lành thường không muốn nhắc đến. Nếu có nhắc, cũng chỉ trong tinh thần khuyên mọi người nên t́m cách lăng quên, tha thứ cho kẻ thù; phải có t́nh yêu thương; phải nhịn nhục, nhân từ; người cộng sản cũng cần được cứu ra khỏi tội lỗi… Đây là những lời dạy đă được chép bàng bạc trong Thánh Kinh. Thế nhưng, thiết nghĩ chúng ta cũng cần áp dụng đúng đối tượng, đúng lúc và đúng nơi, chứ không thể nói chung chung hay nói một chiều.




Chúng ta không thể nói hay dạy người khác những điều mà chính chúng ta không bao giờ áp dụng vào đời sống của ḿnh, hoặc có khi c̣n làm ngược lại. Câu nói “người Tin Lành không làm chính trị…” chỉ là câu nói khôn ngoan của một số vị trong hàng lănh đạo Tin Lành ngày xưa đă phản ứng khi khước từ hợp tác với Hồ Chí Minh và đảng VC mời gọi góp phần áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên đất nước Việt Nam lúc bấy giờ, chứ không phải đây là những lời bất di bất dịch của Thánh Kinh để chúng ta dựa vào đó mà né tránh trách nhiệm.




Ư nghĩa của sự tha thứ: Trước khi chúng ta đi sâu vào những điều có liên quan đến tiêu đề của bài viết. Chúng ta thử t́m hiểu ư nghĩa đích thực của hai chữ “tha thứ” để chúng ta thấy rơ những ǵ ḿnh đang quan tâm. Trọn bộ Thánh Kinh, hai chữ “tha thứ” được nhắc đến ít nhất là 43 lần trong 37 trường hợp khác nhau. Ư nghĩa tha thứ trong Thánh Kinh được đề cập về sự tha thứ mà Thiên Chúa dành cho con người, và chính con người dành cho nhau. Tôi xin nói ngay: Tha thứ tức là bỏ qua chứ không phải v́ khiếp nhược mà không dám nhắc đến, hoặc dung dưỡng những điều sai trái bằng những mỹ từ: t́nh yêu thương, ḷng nhịn nhục, nhân từ, hay lấy câu Kinh Thánh “khôn như rắn, đơn sơ như chim bồ câu” để làm cái vỏ bọc cho sự né tránh trách nhiệm bằng lối giả h́nh mà Chúa Cứu Thế Jesus từng lên án những tập đoàn thầy thông giáo của Do Thái ngày xưa. Liên quan đến ư nghĩa “tha thứ”, Kinh thánh chép: “Hăy ở với nhau cách nhơn từ, đầy dẫy ḷng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đă tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy. (Ê-phê-sô 4:32)


Những lời giảng dạy lạc điệu: Chúng ta thường nghe giảng dạy trong các Nhà Thờ là “hăy quên và tha thứ”, nhưng thực chất th́ những ganh ghét, đố kỵ không phải hiếm thấy từ những người dạy ra điều đó tại các nhà thờ. Chúng ta cũng thường nghe một số người chủ trương và kêu gọi “quên quá khứ, xoá bỏ hận thù” nhưng cảnh người dân vô tội bị chế độ VC đàn áp cũng không hề thuyên giảm bên cạnh những tiếng kêu lạc điệu về những chủ trương nghe có vẻ hài hoà, đạo đức nửa vời này. Người ta t́m cách bao che tội lỗi của những kẻ gây ra bao nhiêu tội ác tại Việt Nam rằng: “kẻ thù của dân tộc Việt Nam là nạn nghèo đói và lạc hậu” và người ta kêu gọi chất xám hải ngoại về giúp nước, thế nhưng người ta không đủ công bằng và liêm sỉ để nh́n nhận nguyên nhân nào đă gây ra nạn nghèo đói và lạc hậu tại Việt Nam? Chính đảng cướp VC đă gây ra t́nh trạng tàn tệ đó.




Đừng bẻ cong lời Chúa: Chúa Cứu Thế Jesus từng khuyến cáo các môn đệ của Ngài rằng: “Các ngươi hăy giữ lấy ḿnh. Nếu anh em ngươi đă phạm tội, hăy quở trách họ; và nếu họ ăn năn, th́ hăy tha thứ. (Lu-ca 17:3). Áp dụng cách tha thứ, chúng ta thấy Chúa Cứu Thế Jesus dạy chúng ta là: Hăy giữ lấy chính bản thân ḿnh, đừng phạm tội. Nếu biết anh em nào đă phạm tội, hăy quở trách họ, (Biết chắc và có bằng chứng là họ phạm tội, chứ không phải nghe những lời đồn đăi vu vơ) nếu người phạm tội biết ăn năn, th́ hăy tha thứ. Ăn năn phải được hiểu là biết lỗi của ḿnh và tỏ ra thống hối, từ bỏ những sai trái và quay lại với điều ngay, lẽ phải, chứ không phải chỉ “ăn năn” bằng cái miệng, c̣n hành động gian ác th́ không chịu ngừng nghỉ. Chúa không dạy chúng ta là cứ làm tội, rồi sử dụng quyền lực, vây cánh để chểm chệ xét tội người khác. Chúa dạy đối với kẻ gây ra tội ác, phải lên tiếng tố cáo, quở trách họ. Và nếu những người phạm tội thật ḷng ăn năn th́ chúng ta mới tha thứ, chứ Chúa không dạy tha thứ cho những kẻ ngoan cố, hay dạy chúng ta ngu khờ trước sự gian manh của những con cáo già đội lốt cừu non.




Theo tôi, thay v́ kêu gọi “quên và tha thứ” một cách chung chung, chúng ta cần t́m cách giúp đỡ nạn nhân của các loại tội ác, có một cuộc sống ổn định để bù đắp lại những ngày khốn nạn mà họ từng trải qua. Thay v́ kêu gọi “quên quá khứ, xoá bỏ hận thù”, chúng ta cần tiếp tay để chấm dứt các tội ác, bất công, tàn bạo, được chế độ VC tiếp tục áp đặt lên những người dân vô tội. Nếu chúng ta không làm được những điều đó, mà chỉ biết hùng hồn dạy mọi người phải “quên và tha thứ” một cách thiếu thực tế, là đạo đức giả, là trốn tránh trách nhiệm, là lừa dối chính ḿnh. Chỉ kêu gọi “quên quá khứ, xoá bỏ hận thù” mà không dám ngăn chận những nghịch lư đă và đang xảy ra tại Việt Nam là bất công, là dung dưỡng tội ác, là chiêu bài của những kẻ gian manh, là lối nguỵ biện của những kẻ mơ hồ về chủ nghĩa cộng sản, là hành động dối trá, chứ không phải đạo đức.




Những kỷ niệm không thể quên: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ngoài những kỷ niệm đẹp, ai cũng có những kỷ niệm buồn không quên được. Người ta gọi đó là dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời. Có người thời thơ ấu v́ bị ngược đăi, hoặc chứng kiến cảnh tượng hăi hùng, đến khi về già vẫn c̣n nhớ như in trong trí, và mỗi khi gặp cảnh tương tự như thế th́ tinh thần bị chấn động.




Có người lúc c̣n trẻ dại bị người lớn nhồi nhét vào đầu những h́nh ảnh tiêu cực không đúng sự thật, liên quan đến đấng sanh thành mà ḿnh không được gần gũi. Khi lớn lên, dù nạn nhân có đủ bằng chứng là những ǵ ḿnh biết trước đó là sai sự thật, nhưng vẫn không làm sao bôi xoá những điều đáng quên đă in đậm trong tâm trí của nạn nhân… Đó là lư do tại sao, trong ngành sư phạm người ta khuyến cáo các bậc thầy cô phải tránh tối đa để không vô ư viết sai trên bảng, trên sách, dù sau đó được lập tức sửa lại. Trong phạm vi gia đ́nh, có những người con bị cha mẹ, anh em ruồng bỏ, hoặc những bậc cha mẹ bị các con đối xử tệ bạc… Dù họ t́m cách bỏ qua, không trách hờn, cố lăng quên, nhưng không dễ ǵ phai nhoà những h́nh ảnh phũ phàng mà họ từng chứng kiến. Trong t́nh yêu, có người bị người t́nh, người phối ngẫu phản bội, dù không chủ trương thù hằn, nhưng mỗi khi có ai vô t́nh hay cố ư nhắc đến, th́ ḷng họ quặn đau… Văn chương Việt Nam gọi đó là “vết thương ḷng”. Trong sinh hoạt chính trị, xă hội, có người bị các chế độ độc tài đàn áp, giam cầm, tra tấn một cách vô cớ nhiều năm tháng, đến khi được tự do, dù không chủ trương báo oán những kẻ từng hành hạ ḿnh, nhưng hễ có ai nhắc đến chuyện cũ là ḷng căm phẫn của họ sống dậy…. Đây là phản ứng hết sức b́nh thường từ những con người b́nh thường ở trần gian này.




Làm sao có thể quên?: Một con người c̣n liêm sỉ và ḷng tự trọng không thể quên được h́nh ảnh thân nhân của ḿnh bị mang ra đấu tố, chôn sống trong cái gọi là cải cách ruộng đất năm 1954 tại miền Bắc, hoặc bị quân VC tàn sát trong biến cố tết Mậu Thân 1968. Làm sao mà quên được những năm tháng dài, bị hành hạ, bị tra tấn, bị đối xử như một con vật trong các nhà tù mà chế độ VC gọi là trại “cải tạo”. Làm sao mà quên được khi con em, chồng cha của họ bị giam cầm hằng chục năm trong tù, hay phải gục ngă ở những vùng rừng thiêng nước độc, trong khi nhà cửa bị tịch thu, tài sản bị chế độ VC cướp giựt một cách công khai, khiến cho họ phải sống lê la trên vỉa hè hay những vùng kinh tế mới dành cho những người của “chế độ cũ”.




Những người đàn bà Việt Nam có chồng bị tù, phải nuôi cha mẹ ḿnh, cha mẹ chồng và đàn con dại, chịu những bất công ngược đăi của công an khu vực; sự tàn bạo, nhẫn tâm của những tên cai tù tại các trại giam chồng của họ, th́ làm sao mà quên được? Làm sao những phụ nữ Việt Nam yếu đuối có thể quên được cảnh bị hải tặc Thái Lan hăm hiếp trên đường vượt biên, vượt biển, v́ không thể tiếp tục sống với chế độ VC độc tài? Làm sao những người con gái thời xuân sắc phải bấm bụng bán thân để nuôi đàn em nhỏ dại đang cần được no ḷng khi cha mẹ bị cầm tù, có thể quên được những quá khứ tủi nhục đó? Làm sao những người được trưởng thành trong đau khổ, từng bị ngược đăi, khinh miệt, có thể quên được quá khứ đau thương của họ?




Tôi xin phép lạc đề một chút: Truyện danh nhân Trung Hoa có nhắc đến nhân vật Câu Tiễn trong điển tích “nằm gai nếm mật”. Nhân vật Câu Tiễn có mối thù chung của đất nước cần phải trả. V́ ông sợ ḿnh hài ḷng với địa vị và cuộc sống sung túc mà ông đang có, rồi ngày qua ngày lại quên đi “nợ nước, thù nhà” nên ông đă tự khắt khe với chính bản thân ḿnh bằng cách ngày nào cũng vậy; trước khi ăn ông nếm mật đắng, khi ngủ th́ nằm trên đống củi gai để dặn ḷng ḿnh không quên mối thù chung…




Tôi nhắc đến câu truyện của Câu Tiễn và thành ngữ “nằm gai nếm mật” không phải để kêu gọi người khác nuôi ḷng hận thù, hay trả hận theo lẽ thông thường, nhưng tôi xin mọi người đừng vội quên tội ác của VC. Bằng chứng cho thấy, có nhiều người từng bị VC giam cầm tra tấn trong tù, từng làm nhục họ, từng cướp giật tài sản của họ và làm cho gia đ́nh họ ly tán v.v… Nhưng khi được sống đời tự do, cơm no áo ấm, có chút địa vị hay danh hảo tại xứ người… Th́ họ lại quên tội ác của VC ngày xưa và nay. Có người c̣n muối mặt quay về Việt Nam móc ngoặc là ăn với kẻ thù VC qua nhiều vỏ bọc khác nhau. Họ ngang nhiên ngồi chung bàn, ăn chung mâm với phường gian ác. Tại hải ngoại, có kẻ c̣n nhậu nhẹt với bọn VC, Việt gian, nhưng lúc nào cũng trân tráo hô hào chống cộng và “đấu tranh cho một Việt Nam tự do dân chủ” để lừa những người “không thích chuyện chính trị” hay thích được an thân và luôn làm thinh trước điều quấy.




Trí thức và thiêng liêng: Có kẻ nhận ḿnh là “trí thức”, thích sử dụng ng̣i bút của ḿnh để bênh vực VC và Việt gian và c̣n có lời lẽ hay hành động xúc phạm Cờ Vàng, biểu tượng của người Quốc Gia chân chính. Thành phần này c̣n lên giọng thầy đời là khuyên người khác hăy “thức thời”; hoặc có nhận xét thiếu công bằng khi đồng hoá những bài viết mà bọn VC hay bọn tay sai của chúng chửi rủa những người Quốc Gia một cách tàn độc và bẩn thỉu, với những bài viết do người tử tế tố cáo tội ác VC và Việt gian, rồi cho rằng “người Quốc Gia chửi nhau”… Tôi cũng nhắc lại câu truyện này để muốn nói rằng: Người Việt Nam tỵ nạn VC cần xét lại vị trí của ḿnh. Chúng ta là người tỵ nạn VC chứ không phải là thành phần “xấu xa” trong xă hội bỏ nước ra đi như bọn VC từng nhục mạ chúng ta. Chúng ta t́m cách vượt thoát khỏi Việt Nam là v́ không thể sống chung với bọn VC gian ác. Xin đừng ai thờ ơ trước t́nh trạng của đất nước Việt Nam ngày nay. Xin đừng ai cố t́nh làm lu mờ ư nghĩa của ngày Quốc Hận 30-4. Xin đừng ai quên Tháng Tư Đen của đất nước Việt Nam vào năm 1975. Xin đừng ai xem việc tưởng niệm ngày đau thương của dân tộc là “làm chính trị”. Xin đừng ai thiêng liêng nửa vời để rồi tự ḿnh đánh mất quê hương trần gian, mà Quê Hương Trên Trời cũng không vào được, chỉ v́ bản chất đạo đức giả thay thiêng liêng nửa vời của ḿnh.




Trở lại tiêu đề của bài viết: Chẳng những chúng ta không quên những đau thương mà người khác tạo ra, nhưng c̣n phải nhớ để dặn chính ḿnh đừng bao giờ phạm những điều ấy. Nhắc đến những tội ác không phải để thù hằn, nhưng để giúp mọi người hiểu rơ sự thật và để thế hệ mai sau biết mà tránh. Cơ Đốc Nhân phải góp phần ngăn chận tội ác bằng những lời cầu nguyện và những hành động cụ thể. Cơ Đốc Nhân không thể hối lộ kẻ gian để được yên thân c̣n ai chết mặc ai. Cơ Đốc Nhân không thể làm chứng dối về những điều “thật nhưng không thật”, về những ưu đăi mà kẻ gian dành cho ḿnh để mờ mắt người nhẹ dạ, che đậy những tội ác mà họ đối với anh em ḿnh, với đồng bào ḿnh. Cơ Đốc Nhân không cường điệu trong lời làm chứng, hay làm cho người khác hiểu sai giữa kịch tính, và ơn phước thật của Chúa…




Kết luận: Ngày nào những bất công c̣n, chúng ta c̣n nói đến những điều đó. Ngày nào nhà thờ, thánh đường, chùa chiền, thánh thất c̣n bị đóng cửa, bị cào sập, con dân Chúa hay đồng bào c̣n bị VC đàn áp th́ ngày đó chúng ta c̣n kêu gọi thế giới can thiệp. Ngày nào đồng bào Việt Nam chúng ta c̣n sống trong cảnh đói nghèo và lạc hậu hoặc bị bỏ tù v́ bày tỏ ḷng yêu nước th́ ngày đó chúng ta c̣n tranh đấu và c̣n nhớ đến tội ác của VC… nhưng không phải để thù hằn như đă nói. Chúng ta không nhớ để rủa sả, hay nhớ bằng cử chỉ hít hà, tắc lưởi theo kiểu giả h́nh, nhưng nhớ để góp phần chấm dứt những khổ đau tại Việt Nam. Vậy th́, nếu đồng bào ta, anh em ta vẫn c̣n bị chế độ VC đoạ đày th́ chúng ta sẽ không “làm sao quên được”? Bằng mọi cách, chúng ta phải nhắc cho thế hệ con cháu chúng ta biết rơ ngày “Quốc Hận 30-4” là ǵ? Và tại sao chúng ta cần ghi nhớ ngày tang thương đó.


Huỳnh Quốc B́nh


P.O. Box 20361, Salem, OR 97307, USA

(503) 949-8752

E-mail: huynhquocbinh@yahoo. com



at 1:12 AM
florida80_is_offline  
Old 06-23-2019   #899
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Thắng Làm Vua, Thua Làm Giặc” - Đặng Diễm Bích Chi









Bài viết cuả thế hệ thứ hai




Trước giờ vẫn nghe câu “Thắng làm vua, thua làm giặc” và “Kẻ thắng viết nên lịch sử”, nhưng chưa từng thấm thía nó như lúc này!


Ngày c̣n cắp sách đến trường, mỗi thứ hai đứng chào dưới “cờ tổ quốc”, gào lên cùng lũ bạn “… cờ in máu chiến thắng” mà không biết rằng lá cờ ấy cũng có thấm máu của người thân ḿnh, những ḍng máu bị rẻ khinh, không được thừa nhận!




Khi người ta cố nhồi nhét h́nh ảnh về một đấng lănh tụ vĩ đại, toàn năng vào đầu óc non trẻ của tôi, tôi đă không kháng cự, chỉ đôi lúc tự hỏi một cách lén lút “Thật là có con người như thánh sống thế ư?”. Bởi v́ đôi khi những ǵ họ nói trước sau bất nhất. Họ chẳng bảo “Không có ǵ tuyệt đối và toàn vẹn” đấy sao? Hay có ngoại lệ?

Ngày đó ngây thơ đến mức nằm trong pḥng đọc bài học lịch sử oang oang, không ngừng mắng chửi “ngụy”, “tay sai”, mà không nhớ rằng ba ḿnh từng khoác áo lính của Việt Nam Cộng Ḥa!




Khi người ta dạy cho tôi phỉ báng những người lính “ngụy”, coi khinh họ như nhưng kẻ không có lương tâm, những kẻ bán rẻ tổ quốc, những con người máu lạnh, giết người không gớm tay.


Th́ tôi, đă thấy những người lính sa cơ ấy rất hiền lành, là những người cha, người chồng mẫu mực, những người nông dân không ngại vất vả ngoài đồng.


Th́ tôi, thấy trong ánh mắt họ một nỗi đau bất lực v́ không bảo vệ được tổ quốc của ḿnh!


Th́ tôi, thấy họ loay hoay t́m cho gia đ́nh ḿnh một con đường tươi sáng khác để đi. Họ không ngồi đó và khóc cho một quá khứ tươi đẹp đă mất, đă bị cướp mất!





Tôi đă thấy họ dạy con họ yêu tổ quốc, yêu cội nguồn, và trân trọng t́nh thân! (xin đừng đánh đồng như cái cách người ta đang giả vờ tự lừa dối nhau, tổ quốc không bao giờ nên hiểu là “người chiến thắng”, và “người chiến thắng” cũng không phải là tổ quốc, nếu như hôm nay tôi nói tôi chẳng có chút cảm t́nh nào đối với “người chiến thắng” th́ không có nghĩa là tôi không yêu đất nước của tôi).




Tôi đă thấy họ t́m được một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi đất khách, nhưng cái nh́n của họ vẫn hướng về nơi này một cách khắc khoải. Bởi lẽ, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp họ đă bị đẩy đi xa quá xa nơi họ được sinh ra và lớn lên, nơi c̣n có những người thân c̣n ở lại! Họ có thể trở về, nhưng họ sẽ không trở về, tôi biết thế, không phải v́ họ chê cố hương nghèo khó!

Khi người ta nói họ là những kẻ “vong quốc”, tôi sẽ lắc đầu bảo rằng không phải, họ là những người “vọng quốc” (luôn luôn hoài vọng về tổ quốc của ḿnh).





Khi người ta bảo rằng họ ở bên kia bờ biển đang t́m mọi cách phá hoại an ninh quốc gia, th́ tôi lại tin rằng, họ đă bày tỏ một nỗi thất vọng khôn xiết về cách “trị quốc” của “kẻ thắng”, họ đang bày tỏ niềm xót thương với những số phận đang ngày ngày t́m đến nhau trong niềm an ủi và hi vọng, dù là nhỏ nhoi. Họ đang cất lên tiếng nói giúp những những người mà họ nghĩ rằng “thấp cổ bé họng”.


Không có triều đại nào vĩnh viễn, th́ sao cứ măi lừa mị nhau về cái gọi là “muôn năm”?




Khi người ta gọi bác tôi, ba tôi và anh tôi là “giặc” th́ tôi vẫn cứ tự hào về họ, những người đàn ông Việt Nam đúng nghĩa!



Khi người ta gọi họ là “ngụy” th́ tôi vẫn vô cùng kính trọng và yêu thương họ! Bản chất không nằm ở tên gọi và lịch sử cũng không thuộc về kẻ chiến thắng!


Tôi sẽ ngẩng cao đầu v́ là cháu, con và em của họ!”




Đặng Diễm Bích Chi
florida80_is_offline  
Old 06-23-2019   #900
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,782 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Chúng Tôi Vẫn Sống - Huỳnh Kỳ Anh Tú (Danlambao)









Tôi là một bác sĩ, sinh ra và lớn lên tại Sài G̣n nhưng sau này tôi đi du học và đă định cư tại nước ngoài từ lâu. Nhân tháng 4 năm nay, tôi muốn viết một thông điệp cho gia đ́nh, bạn bè tôi, cùng tất cả những người từng là công dân Việt Nam Cộng Ḥa, con cháu của họ, nhất là những đứa trẻ cùng thế hệ 8X như tôi.




Cha tôi là một sĩ quan quân lực VNCH, cấp bậc trung úy. Ông có may mắn hơn nhiều bạn bè, khi chỉ phải đi tù cải tạo một thời gian ngắn. Năm 1979 cha tôi ra tù và về sống ở Sài G̣n (xin lỗi v́ tôi không thể viết tên của kẻ tội đồ dân tộc ḿnh), một năm sau tôi sinh ra.




Từ khi tôi biết nhận thức thế giới xung quanh cho tới năm 18 tuổi, cha và mẹ không bao giờ nói với tôi bất cứ điều ǵ có liên quan đến chính trị hay nói xấu chế độ mới. Cha tôi sống hiền lành, nhẫn nhục nuôi con cái, ḥa đồng với tổ dân phố. Cha ghét chiến tranh và không bao giờ nhắc đến thời chiến đấu xa xưa của ḿnh, đến mức không cho tôi chơi những món đồ chơi như súng, máy bay. Mẹ tôi th́ cấm tôi nghe nhạc vàng hay những bài ca về lính, dù vậy sau này tôi vẫn lén nghe. Họ để cho tôi tự do lựa chọn con đường ḿnh đi, ngay cả tôn giáo. V́ thế những ǵ tôi viết cho các bạn xem dưới đây là do chính bản thân tôi nhận thức được từ cuộc sống xung quanh ḿnh.





Với tính cách giang hồ lăng tử của cha tôi, trước 30 tháng 4 ông vốn đă không coi trọng tiền bạc, không nhà cửa, tiền vàng, chỉ có 2 bàn tay, chiếc xe máy cùng người vợ hiền nên sau 30 tháng 4 ông không mất ǵ cả về vật chất. Tuy nhiên, nỗi mất mát về tinh thần ám ảnh ông suốt đời như một vết thương không bao giờ lành được.




Nhà tôi rất nghèo, lại phải chịu bất công từ mọi phía: Mẹ tôi bị ép phải nghỉ sớm do lư lịch của cha, bà phải đi buôn thuốc men, thực phẩm để nuôi tôi lớn. Lúc tôi 3-4 tuổi cha tôi đi làm vắng nhà cả ngày, ông làm đủ thứ nghề, buôn bán hàng phế liệu, đạp xích lô, đến tối mịt mới về nhà. Ngày nghỉ ông chở tôi lang thang trên các con đường ở Sài G̣n bằng chiếc xe đạp. Đường phố Sài G̣n thập niên 80 c̣n hoang vắng, tôi để ư một điều là ông luôn gọi những con đường bằng tên cũ, chỉ cho tôi những ṭa nhà và tên gọi của chúng, nhiều khi tôi thấy ông dừng rất lâu ở một nơi nào đó và khóc.




Lớn lên một chút, ông luôn t́m cách hướng tôi về những điều chân thiện mỹ, thay v́ phó mặc cho sự nhồi sọ của trường lớp, đội nhóm. Tôi c̣n nhớ ông mua sách báo cũ thời VNCH cho tôi đọc, nhất là Thiếu Nhi tuần báo. Ngày tôi được kết nạp đội, cha tôi ôm tôi vào ḷng và ông rất buồn, nhưng ông dắt tôi đi xem phim Batman và đêm đó trước khi ngủ ông đă kể cho tôi nghe rằng ông đă phải đi bộ hơn 5 cây số để mua sữa cho tôi uống như thế nào.




Tôi nh́n ra rất sớm sự giả dối, bất công, ngay trong trường lớp của ḿnh, những bài văn mẫu, những người thầy ép học sinh học thêm tại nhà, những bài học lịch sử dối trá.




Tôi muốn nói một điều với các bạn cùng lứa tuổi rằng thế hệ sinh ra năm 78-80 tại Sài G̣n như chúng tôi PHẢI nhận thức rơ một điều: Dù thể chế Việt Nam Cộng Ḥa đă chết vào ngày 30 tháng 4, 1975, nhưng nó vẫn tiếp tục cưu mang, nuôi dưỡng những đứa trẻ như tôi bằng tất cả máu thịt c̣n sót lại. Bọn cộng sản KHÔNG góp một chút công ơn nào hết trong việc nuôi dưỡng, che chở và giáo dục chúng tôi; thậm chí ngược lại là khác, chính bọn chúng là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ, bất công, rủi ro cho số phận những đứa trẻ sinh ra giai đoạn này.




Tôi ra đời trong một nhà bảo sinh của VNCH, khi tôi đau ốm, các bác sĩ và nữ hộ sinh được đào tạo từ ngành y tế VNCH đă chăm sóc cho tôi, dù họ là những người bị ngược đăi, phải sống cực khổ ăn không đủ no v́ chính sách nô dịch của cộng sản nhưng họ vẫn giữ trọn y đức và trách nhiệm. Từ khi cắp sách đến trường tôi may mắn hơn những đứa trẻ miền Bắc v́ được che chở dưới những lớp học, mái trường do cha anh chúng tôi, công dân của VNCH xây nên, chúng tôi may mắn được xem phim trong những rạp ciné hiếm hoi c̣n sót lại ở Sài G̣n của VNCH.




Trong khi đó, bọn cộng sản Bắc Việt đă làm ǵ cho chúng tôi? Từ tuổi sơ sinh, toàn bộ trẻ em như tôi phải chịu cảnh suy dinh dưỡng, ăn không đủ no, không có sữa để uống. Cha mẹ chúng tôi phải chạy ăn từng bữa, hy sinh những ǵ tốt nhất cho chúng tôi trong khi họ phải ăn độn bobo, khoai ḿ. Khi đau ốm bệnh tật không có đủ thuốc men chữa trị, phải đi vay mượn, đi mua kháng sinh ngoài chợ đen. Chúng tôi lớn lên, đứa th́ lùn đứa th́ c̣i xương, tội lỗi đó là do ai gây ra? Khi đi học chúng tôi bị nhồi sọ bằng những chuyện dối trá nhảm nhí, bị những cô giáo xă hội chủ nghĩa đánh đập không thương tiếc, phải đi nhặt lon, nhặt rác,dùng những cuốn sách giáo khoa cũ nát, đen thui, đêm về phải học bài dưới ánh đèn dầu tù mù, chịu nóng, muỗi đốt để mà kiếm cho được tấm giấy khen vô nghĩa. Lớn lên một chút, chúng tôi lại bị những thầy cô giáo bóc lột đến tận cùng bằng những chiêu tṛ dạy thêm tại nhà, ai không đến nhà thầy học thêm th́ bị đ́, bị đối xử bất công trên lớp. Lúc trưởng thành ra đời th́ tương lai u tối v́ 2 chữ lư lịch gia đ́nh, phải hối lộ đút lót khắp mọi nơi mới kiếm được miếng ăn.




Tôi lại muốn nói điều này cho bọn cộng sản và con cháu của chúng hiểu: Việt Nam Cộng Ḥa vẫn sống, và chưa bao giờ chịu khuất phục bởi bạo lực và sự đàn áp của cộng sản. Những người con của thế hệ VNCH vẫn sống, dù nhẫn nhục nhưng không cúi đầu, không bao giờ chấp nhận đi chung đường với điều ác và dối trá. Bọn cộng sản không bao giờ khuất phục được ư chí và tinh thần của những công dân VNCH, chúng không bao giờ hiểu được tại sao cha mẹ chúng tôi đặt tên cho con cái ḿnh là Nguyễn Đ́nh Bảo, Nguyễn Khoa Nam hay Phan Nhật Nam (cha tôi đặt tên cho tôi là Huỳnh Kỳ Anh Tú, và tôi tự hào v́ điều đó!). Tại sao mấy chục năm nay người ta vẫn thích nghe nhạc của Lam Phương, Trần Thiện Thanh, Trúc Phương và ḍng nhạc này đang hồi sinh.




Bọn cộng sản muốn trả thù hèn hạ con cháu của VNCH bằng cách xét lư lịch th́ chúng tôi, những công dân VN CH cũng dùng lư lịch, căn cước của cha anh ḿnh như một dấu hiệu nhận diện nhau, đùm bọc nhau. Cuộc đời tôi đă trải nghiệm không biết bao nhiêu sự ưu đăi, giúp đỡ từ bạn bè của cha tôi, hay thậm chí những người xa lạ, mỗi khi họ t́nh cờ biết cha tôi từng là sĩ quan quân lực VNCH, một người thầy nổi danh đă nhận tôi vào lớp luyện thi đại học và miễn học phí (hơn 2 triệu đồng) v́ tôi là con của lính VNCH, nhiều bác sĩ đă chữa bệnh cho tôi hồi nhỏ không nhận thù lao khi biết cha tôi từng đi lính, một linh mục tại nhà thờ Ḍng Chúa Cứu Thế dạy kèm tiếng Anh và tiếng Pháp cho tôi suốt 3 năm mà không lấy tiền.




Bọn cộng sản cũng không bao giờ hiểu được tại sao bên cạnh chúng không bao giờ có mặt những người trí thức, nhân tài hậu duệ của VNCH, v́ những cá nhân này không bao giờ chấp nhận vào đoàn thanh niên cộng sản, không bao giờ đi làm cho nhà nước, và một khi ra nước ngoài du học không bao giờ quay trở lại để phục vụ cho chúng, chúng có kêu gào 1000 năm nữa và dụ dỗ bằng tiền tài hay danh lợi, những người này cũng sẽ không bao giờ trở về cộng tác với chúng. Chúng chỉ t́m thấy những kẻ cơ hội, bợ đỡ, bất tài và ngu ngốc chấp nhận làm nô lệ cho chúng mà thôi.




Đối với một số người, ngày 30 tháng 4 có thể là ngày đau buồn, họ cho đó là quốc hận; một số những kẻ ăn trên ngồi trước th́ hoan hỉ ăn mừng, mừng cho việc họ đă giết, cướp chính anh chị em một nhà của ḿnh, nhưng tôi nhận rơ một điều là Việt Nam Cộng Ḥa vẫn chưa chết: Sài G̣n có thể bị chiếm đóng, chúng ta có thể bị đô hộ, nhưng công dân và hậu duệ của VNCH vẫn sống,vẫn vươn lên, vẫn đang giúp đỡ nhau. Chúng tôi miễn dịch với mọi sự dối trá và độc ác của cộng sản, nhiều người vẫn đang đi t́m tự do, và sẽ có ngày chân lư sẽ chiến thắng.







Huỳnh Kỳ Anh Tú

danlambaovn.blogspot .com
florida80_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:59.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.81346 seconds with 12 queries