Box này để post hình ảnh thiên nhiên, hoa lá cây cỏ, động vật ảnh có thểido mình tự chụp hay sưu tầm từ các web khác.
Hiện nay các smart phone làm cho người trở thành nhiếp ảnh gia và đam mê chụp ảnh khi di du lịch thích gì chụp nấy và photoshop OK luôn.
Tuy nhiên hiện nay Twiiter, facebook, instargram, Google play đã cho nhiều người share ảnh và up lên dễ dàng.
Thôi đành mỡ rộng trang này luôn và thêm phần ảnh cũ Miền Nam trước 1975.
Tôi trở lại viếng thăm người Lính cũ
Từng một thời chia xẻ nổi buồn đau
Cuộc chiến tranh uất hận đến ngàn thâu
Deo dang mai bao năm còn hờn tủi
Lôi Hổ chết, ai người xây nắm mộ
Lá cây rừng phũ lên xác thân anh
Sông gian nguy đói khỗ giữa rừng xanh
Ôi nghiệt ngả bao linh hồn oan khuất
Biệt Hải chết tay ôm mìn kích nổ
Giữa đêm trường lạnh buốt thấu xương da
Tàu địch quân thũng đấy máu chan hòa " Vulcan "
Nhuộm đỏ thắm trên dòng sông vĩnh biệt
Hoa dù nở đêm trăng sao lấp ánh
Nấm xương tàn tô điễm dãi non quê
Mộng chiến chinh chưa thõa mãn lời thề
Vì lý tưởng,vì tự do độc lập
Quê hương Mẹ cảnh thanh bình êm ả
Cánh bườm giăng lộng gió thủy triều dâng
Bước li hương ai khóc hận giữa đêm trường
Ai vinh hiển mong Công hậu, Khánh tường.
Chiến si hề : " thề ra đi không trở lại "
Chí làm trai thề : " lấy da ngựa bọc thay "
Hảy quên đi chuyện DANH LỢI thế gian này
Nhìn thế sự như làn mây bây gió thõang.
Thanh Tâm 2004
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Vài hình ảnh chiến trường Việt Nam 1969 – 1975 khốc liệt trên AP
Thi thể lính Mỹ nằm chôn vùi trong lớp đất là một trong những hình ảnh chấn động thế giới về chiến trường Việt Nam 1969 – 1975.
Đây là loạt ảnh chiến trường Việt Nam 1969 – 1975 được đăng tải trên AP. Trong ảnh là nững cột khói bốc lên ngùn ngụt trong trận chiến ở Sài Gòn ngày 10/2/1968.
Một em bé sợ hãi chạy tránh đạn,, ảnh chụp ngày 31/1/1968. Phía sau là thi thể một dân thường thiệt mạng vì trúng đạn.
Nhiều công trình kiến trúc cổ ở Huế bị hư hại, phá hủy trong những cuộc chiến trong Chiến tranh Việt Nam ngày 26/2/1968.
Ba lính Mỹ bên cạnh thi thể đồng đội tử trận ở Sài Gòn ngày 31/1/1968.
Thi thể lính thủy quân lục chiến Mỹ chôn vùi trong lớp đất ở đồi 689, phía Tây Khe Sanh tháng 4/1968.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Lính dù Mỹ ra hiệu cho trực thăng cứu thương đón đồng đội bị thương tại khu rừng ở Tây nam Huế tháng 4/1968. Đây là một trong những bức ảnh chấn động thế giới trong Chiến tranh Việt Nam.
Lính Mỹ vội vã chạy ngang qua một ngôi nhà bốc cháy ngùn ngụt ở Sài Gòn tháng 6/1968.
Hai quả bom napalm phát nổ bên ngoài Katum – căn cứ của Lực lượng đặc biệt Mỹ cách Tây Bắc Sài Gòn 60 dặm ngày 28/8/1968. Quân giải phóng đã tấn công căn cứ của Mỹ bằng bom napalm.
Lính Mỹ cố gắng cứu sống đồng đội đang ở lằn ranh giữa sự sống và cái chết.
Tượng lính Mỹ mất đầu bên cạnh một tòa nhà bị phá hủy nghiêm trọng ở huyện Củ Chi ngày 13/12/1972.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Ngày nay, Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn trước năm 1975 không còn nữa. Duy nhất còn lại cái cầu thang bằng sắt trên sân thượng dẫn tới bãi trực thăng nằm trong Bảo tàng TT Gerald Ford tại thành phố Grand Rapids, tiểu bang Michigan như vật tưởng niệm chiến tranh VN. Tòa Đại sứ Mỹ được phá bỏ năm 1998 và xây lại một Lãnh sự quán khiêm tốn sau khi Hoa Kỳ nối lại bang giao với VN năm 1995.
Toà Đại sứ Mỹ đầu tiên tại số 39 Hàm Nghi Sài Gòn (Nguồn: Manhhaiflicks)
Quân cảnh Mỹ đang khám chiếc xe trước cổng Tòa Đại sứ Mỹ (cũ) năm 1965 (Nguồn: Manhhaiflicks)
Tòa Đại sứ thứ hai của Mỹ tại Sài Gòn ở số 4 Thống Nhất (Nguồn: Manhhaiflickrs)
Tòa Đại sứ Mỹ bị VC tấn công năm 1968 (nguồn: Manhhaiflickrs)
Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sàigòn.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
10 Jun 1968, Cholon, Saigon: Người dân dừng xe lại nhìn ngôi nhà to trong khu phố giờ đã là đống đổ nát
Một số "thành tích bất hảo" của cộng quân trong dịp tết Mậu Thân:Không ảnh chụp từ trực thăng trong đợt 2 tấn công SG của VC.
Một chiếc xe tăng Mỹ tham gia càn quét quân VC :
Xác 1 tên VC bị bắn trên mái nhà đang được lính Biệt động quân đưa xuống đất
Những hướng đạo sinh theo sau một xe hòm đưa đám ma những người bạn đồng môn -chết trong cuộc tấn công bất nhân của VC.
Lính Biệt động đang giúp đưa một người dân ra khỏi nhà để cấp cứu do trúng mảnh đạn cối của VC -bên cạnh là đứa con đang hớt hải chạy theo người dính đầy máu .
Tấn công VC trên từng mái nhà một :
Người dân đổ ra xem hai xác đặc công VC bị giết ngay dốc cầu Thị Nghè :
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
1968, Bien Hoa Highway Bridge :này gần cầu chữ y : xe tăng Mỹ tham gia cùng quân lực VNCH truy quét tàn quân CS rút chạy và cố thủ trong các tòa nhà
Xe M-113 , xe tăng của sư đoàn bộ binh số 25 Hoa kỳ tăng cường hỏa lực và yểm trợ giúp quân đội VNCH đẩy lùi VC ở chợ Lớn và các vùng lân cận là nơi xảy ra chiến sự ác liệt nhất trong trận chiến Mậu Thân 1968
9 May 1968, Saigon: tập trung xe pháo cho trận đánh cuối đẩy VC ra khỏi đô thành Một người lính VNCH tử thương trên đường :
Phòng tuyến vùng ven đô.
Người dân tay xách -nách mang đồ đạt chạy khỏi nơi giao tranh .
Xác chết 1 tên VC bị đồng bọn vứt lại nằm trên đường .
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Ảnh hiếm về cuộc sống của người Hoa ở Sài Gòn trước 1975.
Nét văn hóa đặc trưng của người Hoa, Chợ Lớn – Sài Gòn đã được nhiếp ảnh gia Pháp Jack Garofalo tái hiện chân thực trong loạt ảnh chụp năm 1961.
Ông bố người Hoa hút thuốc bằng tẩu bên 3 đứa con gái tại cửa hàng bán trang phục sân khấu của mình ở Chợ Lớn năm 1961.
Một thầy thuốc người Hoa mỉm cười khi đứng tại quầy thuốc của mình. Trước mặt ông là các loại bột đá và trà dùng để chữa bệnh.
Một thợ đóng giày cao tuổi ngồi trong cửa hàng giày của mình, bên cạnh là một kệ trưng bày giày dép
Một bé trai trong cửa hàng bán đồ trang trí ngày lễ của người Hoa. Nơi đây bán các loại đèn lồng, đầu lân, vòng hoa và cả các loại đồ chơi trẻ em bằng giấy.
Cậu bé và chiếc lồng chim. Chơi chim cảnh là thú vui của nhiều gia đình người Hoa.
Chân dung một em bé người Hoa ở Chợ Lớn.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Hình ảnh :Nếu có 6 điều này, bạn đã hạnh phúc hơn cả triệu người
1. Nếu bạn có thực phẩm để ăn, có áo quần để mặc, có một mái nhà để che và một nơi nghỉ qua đêm là bạn đã giàu hơn 75% thế giới này.
2. Nếu bạn có tiền tiêu trong ví, có tiền ban phát cho người nghèo, có tiền để dành trong ngân hàng, bạn thuộc 8% những người giàu nhất thế giới.
3. Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy khoẻ hơn hôm qua thì bạn đã may mắn hơn 1 triệu người không thể sống qua nổi tuần này.
4. Nếu bạn chưa bao giờ trải qua nguy hiểm của chiến tranh, chưa bao giờ trải qua tù tội, đớn đau của tra tấn hay vật vã của đói khát thì bạn đã hạnh phúc hơn 500 triệu người trên thế giới.
5. Nếu bố mẹ bạn còn sống và hạnh phúc bên nhau thì trường hợp của bạn không nhiều đâu.
6. Và cuối cùng, nếu bạn đọc được thông điệp này thì bạn đã sung sướng hơn 2 tỉ người trên thế giới chẳng bao giờ có cơ hội đọc được thứ gì cả.
Rất nhiều người mong muốn được như bạn. Hãy ngừng than thở và nâng niu những gì bạn có.
The Following 2 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Sự đói khổ của người tản cư là hình ảnh gây ám ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam do phóng viên Bruno Barbey ghi lại.
Hoàng thành Huế năm 1972 nhìn từ trên cao. Quanh đàn Xã Tắc (chính giữa ảnh) là khu trại lính Mỹ. Hình ảnh nằm trong loạt ảnh về c hiến tranh Việt Nam do phóng viên người Pháp Bruno Barbey của hãng tổ chức nhiếp ảnh quốc tế Magnum thực hiện.Ảnh: Magnumphotos.com.
Chân dung một binh sĩ Sài Gòn ở Hoành thành Huế, 1971.
Một đơn vị pháo binh đóng trong Hoàng thành Huế, 1972.
Trẻ mồ côi tại trung tâm cứu trợ của Hội Chữ Thập Đỏ ở Huế, 1972.
Một chiếc xe tăng được lính Mỹ tận dụng làm nơi phơi quần áo, Tây Ninh năm 1972.
Giờ nghỉ trưa của lính Mỹ tại một căn cứ ở miền Nam Việt Nam 1972.
Dòng người tập trung bên Quốc lộ 1 để chờ được đưa đi tản cư, Thừa Thiên – Huế 1972.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Loạt ảnh mới công bố về những lính Mỹ đầu tiên đổ bộ vào VN.
Cùng xem loạt ảnh do hãng thông tấn ABC News giới thiệu về cuộc đổ bộ của lính Mỹ ở Đà Nẵng ngày 8/3/1965. Sự kiện này thường được sử gia quốc tế coi là dấu mốc khởi đầu chiến tranh Việt Nam.
Ngày 8/3/1965, 3.500 binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển Xuân Thiều, phía Tây Bắc thị xã Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên lực lượng tác chiến mặt đất của Mỹ hiện diện ở Việt Nam. Sự kiện này thường được sử gia quốc tế coi là dấu mốc khởi đầu chiến tranh Việt Nam. Ảnh: ABC News.
Xe tăng Mỹ từ tàu đổ bộ di chuyển lên bãi biển. Lực lượng đổ bộ đầu tiên này có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ không quân do Mỹ mới thiết lập ở Đà Nẵng. Ảnh: ABC News.
Một nhóm lính Mỹ tràn lên bãi biển Xuân Thiều, được người Mỹ gọi là bãi biển Đỏ, 8/3/1965. Ảnh: ABC News.
Cận cảnh một chiếc xà lan chở quân Mỹ trên bãi biển của Đà Nẵng. Ảnh: ABC News.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.