Một nhóm chuyên gia mới thông báo đă t́m thấy hóa thạch một 'quái vật' khổng lồ, c̣n nguyên bộ hàm đáng sợ ở Greenland. Sinh vật này thực chất là một con giun biển khổng lồ, sống cách đây khoảng 500 triệu năm.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, nhà cổ sinh vật học Jakov Vinther công tác tại Đại học Bristol (Anh) và các cộng sự thông báo đă t́m thấy hóa thạch một " quái vật khổng lồ" ở Greenland.
Cụ thể, hóa thạch khoảng 500 triệu năm tuổi thuộc về một con giun biển khổng lồ. Các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi nh́n thấy con "quái vật" này c̣n nguyên bộ hàm cực đáng sợ.
Con giun biển này sống vào thời kỳ đầu của kỷ Cambri (khoảng 541 - 485,4 triệu năm trước). Nó bơi giỏi nhờ 2 hàng vây hai bên cơ thể và có một cặp râu dài. Các chuyên gia đặt tên cho loài giun biển này là Timorebestia koprii.
Được khai quật ở Greenland, "hóa thạch quái vật" Timorebestia koprii có chiều dài 30 cm. Vào kỷ Cambri, sinh vật có kích thước như vậy được coi là khổng lồ.
Kỷ Cambri đánh dấu một thời điểm quan trọng trong lịch sử Trái Đất khi hàng loạt sinh vật phức tạp xuất hiện tạo nên sự khác biệt với lớp sinh vật sơ khai trong giai đoạn trước đó.
Thông qua sử dụng các chùm electron, nhóm nghiên cứu khám phá mạng lưới thần kinh được bảo tồn tốt đáng ngạc nhiên bên trong hóa thạch cổ xưa này.
Kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia chỉ ra, Timorebestia koprii có trung tâm thần kinh lớn là hạch bụng giúp kiểm soát cơ vận động rất tốt.
Quái vật Timorebestia koprii sở hữu hàm bên trong đầu, khác biệt so với các loài có liên quan hiện tại và hay dùng lông cứng ở bên ngoài đầu để bắt mồi.
Với những đặc điểm trên, nhóm nghiên cứu suy đoán Timorebestia koprii có thể là "sát thủ" đứng đầu chuỗi thức ăn trong kỷ Cambri.