Liệu có đánh dấu sự thay đổi trong mục tiêu lâu dài của Washington?, sau khi tuyên bố của Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Lloyd Austin rằng Washington muốn thấy Nga suy yếu về mặt quân sự và không thể phục hồi nhanh chóng.

Mục tiêu tuyên bố của Nga là đánh chiếm và kiểm soát khu vực phía đông của Ukraine là Donbas
Tại một cuộc họp báo ở Ba Lan ngày 25/4 sau chuyến thăm bất ngờ đến Kyiv, Lloyd Austin được hỏi liệu bây giờ các mục tiêu của Hoa Kỳ có khác với những mục tiêu đă đặt ra ngay sau cuộc xâm lược của Nga ngày 24/2 hay không.
Lloyd Austin trả lời: "Chúng tôi muốn thấy Ukraine vẫn là một quốc gia có chủ quyền, một quốc gia dân chủ có thể bảo vệ lănh thổ có chủ quyền của ḿnh."
"Chúng tôi muốn thấy Nga suy yếu đến mức không thể lặp lại những điều mà họ đă làm khi xâm lược Ukraine."
"Hiện Nga đă mất nhiều khả năng quân sự và nhiều binh lính. Và chúng tôi muốn thấy Nga không có khả năng phục hồi nhanh. Chúng tôi muốn thấy cộng đồng quốc tế đoàn kết hơn, đặc biệt là NATO, và đă thấy điều đó."
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, người đă đi cùng Austin để gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ở Kyiv, đồng ư: "Tôi nghĩ rằng bộ trưởng quốc pḥng chúng tôi đă nói rất hay."
Bộ trưởng Quốc pḥng Anh, Ben Wallace, ngày 25/4 nói Anh ước tính những tổn thất của Nga là Nga đă mất đi một phần tư sức mạnh so với trước cuộc xâm lược, với hơn 2.000 thiết bị vũ trang bị loại bỏ, trong đó có ít nhất 530 xe tăng và 60 máy bay.
Quan điểm của Mỹ trước đó?
Khi Nga mới xâm lược Ukraine ngày 24/2, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhấn mạnh rằng ông không muốn một cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Nga.
Thay vào đó, ông nói Mỹ chỉ giúp một nền dân chủ nhỏ đang đấu tranh tự bảo vệ trước một nước láng giềng hùng mạnh hơn nhiều.
Ông Biden từng nói vào đầu tháng Ba: "Cuộc đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga sẽ là Chiến tranh Thế giới thứ III, điều mà chúng ta phải cố gắng ngăn chặn."
Ông đă cam kết ngăn chặn quân đội Mỹ tham chiến và chống lại việc áp đặt vùng cấm bay trên lănh thổ Ukraine.
Tuy nhiên, khi Nga bắt đầu chịu nhiều tổn thất, cũng như xuất hiện các tố cáo Nga có hành động tàn ác trong chiến tranh, Hoa Kỳ càng trở nên cứng rắn hơn.
Washington đă áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm ngăn quân đội Nga phát triển và sản xuất vũ khí mới.
Hoa Kỳ cũng t́m cách cắt đứt nguồn thu từ dầu và khí đốt đang giúp thúc đẩy cỗ máy chiến tranh của Nga.
Ban đầu, Mỹ có kế hoạch giúp Ukraine duy tŕ một cuộc nổi dậy chống lại lực lượng Nga đang chiếm đóng, nhưng Nga đă không đạt được mục tiêu khuất phục Ukraine. Hiện Nga chuyển mục tiêu của ḿnh sang việc củng cố quyền nắm giữ ở khu vực phía đông Donbas.
Bộ trưởng Quốc pḥng Lloyd Austin và Ngoại trưởng Antony Blinken trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm thủ đô Kyiv của Ukraine kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2.

Tổng thống Ukraine Zelensky gặp hai ông Austin và Blinken
Nga 'thất bại'
"Về mục tiêu chiến tranh của Nga, Nga đă thất bại và Ukraine đă thành công," ông Blinken nói hôm thứ Hai.
"Chúng tôi không biết phần c̣n lại của cuộc chiến này sẽ diễn ra như thế nào, nhưng chúng tôi biết rằng một Ukraine độc lập, có chủ quyền sẽ tồn tại lâu hơn nhiều so với Vladimir Putin."

Phái đoàn Ukraine và Mỹ gặp nhau tại Kyiv
Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ nói với các phóng viên sau khi Blinken và Austin trở về từ Kyiv: "Dù chiến tranh này kết thúc kiểu ǵ, Nga sẽ ở thế yếu hơn nhiều. Ukraine sẽ ở một vị thế mạnh mẽ hơn nhiều để đối phó bất kỳ hành động xâm lược mới nào sau khi điều này kết thúc."
Trong nỗ lực ngăn chặn luồng vũ khí hạng nặng từ Mỹ và các đồng minh khác tới tiền tuyến ở Ukraine, Nga hôm thứ Hai đă tấn công một số trung tâm đường sắt Ukraine bằng các cuộc tấn công tên lửa.
Đại sứ Nga tại Mỹ, Anatoly Antonov, đă yêu cầu Washington ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết khoản hỗ trợ quốc pḥng 3,4 tỷ USD do Mỹ cung cấp cho đến nay là đóng góp lớn nhất cho các nỗ lực quốc pḥng của Ukraine.
Nhà Trắng cho biết hôm thứ Hai rằng ông Biden có kế hoạch đề cử Bridget Brink, đại sứ hiện tại của Hoa Kỳ tại Slovakia, làm đại sứ tại Ukraine.
Vị trí này đă bị bỏ trống kể từ khi đại sứ cuối cùng được Thượng viện xác nhận tại Ukraine, Marie Yovanovitch, bị Tổng thống Donald Trump sa thải năm 2019.