Ngay cả khi Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua phát triển vũ khí siêu vượt âm th́ những tên lửa này cũng không mang lại lợi thế rơ ràng cho Bắc Kinh.
Mùa Hè vừa qua, việc Trung Quốc tiến hành một loạt vụ thử nghiệm các hệ thống vũ khí siêu vượt âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đă thu hút sự chú ư của giới chức cấp cao trong chính phủ Mỹ.
Mặc dù Trung Quốc phủ nhận các vụ thử nhưng nhiều nhà hoạch định chính sách của Mỹ đă gióng lên hồi chuông cảnh báo về những mối nguy hiểm về loại tên lửa này của Bắc Kinh.
Quân đội Mỹ đă triển khai mạng lưới pḥng thủ được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo phóng đi từ những đối thủ như Triều Tiên nhưng một số nhà b́nh luận cho rằng vũ khí siêu thanh sẽ khó bị phát hiện và tiêu diệt hơn do tốc độ, khả năng cơ động và trần bay thấp của nó.
Không giống như vũ khí siêu vượt âm, tên lửa đạn đạo di chuyển trong không gian vũ trụ theo quỹ đạo parabol có thể đoán trước được.
V́ vậy, giới quan sát lo ngại rằng các vụ thử gần đây của Trung Quốc báo hiệu một khả năng mới đe dọa nước Mỹ lục địa bằng cả các cuộc tấn công hạt nhân và thông thường.
Thế nhưng, liệu các cuộc thử nghiệm mà Trung Quốc tiến hành vào mùa Hè này có tạo thành một “khoảnh khắc Sputnik”, như nhận định của tướng Mark A. Milley - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ? Tên lửa siêu vượt âm có phải là một loại vũ khí “thay đổi cuộc chơi” hay không?
Nước Mỹ nên lo lắng về tên lửa siêu vượt âm nhưng có lẽ không phải v́ những lư do như nhiều nhà hoạch định chính sách thường nghĩ đến. Các cuộc thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm có khả năng hạt nhân của Trung Quốc không thể thay đổi tính toán chiến lược của Mỹ.
HỆ THỐNG VŨ KHÍ MỚI CỦA TRUNG QUỐC KHÔNG QUÁ NGHIÊM TRỌNG
Việc theo đuổi phát triển tên lửa siêu vượt âm không phải là điều mới. Trung Quốc cũng không phải là quốc gia duy nhất hay đầu tiên theo đuổi các loại tên lửa này.
Hiện tại, Trung Quốc, Nga và Mỹ đều đang phát triển tên lửa siêu vượt âm, dù ở mức độ thành công khác nhau. Ngay cả Triều Tiên cũng tuyên bố họ đă thử nghiệm một hệ thống như vậy.
Trên thực tế, nhiều nỗ lực trong số này có từ thời Chiến tranh Lạnh khi Mỹ phát triển phương tiện phóng lướt siêu thanh c̣n Liên Xô đă xây dựng Hệ thống Oanh tạc Quỹ đạo Phân đoạn (FOBS) vào những năm 1960 nhưng cả hai sau đó đều từ bỏ các dự án này. FOBS chưa bao giờ bay quanh được quỹ đạo Trái Đất hoàn chỉnh mà chỉ là một phần nhỏ.
Ngay cả khi Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua siêu thanh th́ những tên lửa này cũng không mang lại lợi thế rơ ràng.
Tên lửa siêu vượt âm được cho là có tốc độ cực nhanh, di chuyển với tốc độ ít nhất gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Tuy nhiên, chúng vẫn chậm hơn tên lửa đạn đạo, loại có thể di chuyển gấp 20 lần tốc độ âm thanh trong hầu hết quỹ đạo bay của chúng.
Trên thực tế, tốc độ trung b́nh của tên lửa siêu vượt âm trong toàn bộ hành tŕnh bay thấp hơn tốc độ của tên lửa đạn đạo. Điều này là do chúng phải đối mặt với sức cản của không khí trong bầu khí quyển tương đối dày đặc và c̣n chậm hơn nữa khi cơ động trong quá tŕnh bay.
Vũ khí siêu vượt âm bay ở độ cao thấp so với tên lửa đạn đạo, nghĩa là đường cong của Trái Đất sẽ giúp chúng thoát khỏi tầm nh́n của radar cho đến khi tiếp cận khá gần mục tiêu (ngoại trừ radar ở đường chân trời).
Ngoài ra, các hệ thống bắn phá quỹ đạo phân đoạn có thể tiếp cận lănh thổ Mỹ lục địa từ phía Nam, thay v́ phía Bắc, nơi có phạm vi phủ sóng radar ít hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tên lửa siêu vượt âm sẽ “không thể nh́n thấy”.
Bất chấp những thách thức này, vũ khí siêu âm vẫn có thể theo dơi được. Mỹ hiện đang sở hữu các cảm biến hồng ngoại trong không gian. Chúng sẽ quan sát các động cơ siêu âm bốc cháy trong khi phóng rồi sau đó, như với hệ thống bắn phá quỹ đạo phân đoạn, làm chệch quỹ đạo của nó. Điều này sẽ giúp Mỹ có nhiều thời gian để xác định nơi tên lửa xuất phát và hướng mà chúng đang bay hướng tới.
VietBF @ Sưu tầm