Mỹ gửi thông điệp rắn tới Bắc Kinh yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc hãy rút tàu Hải Dương 8 và các tàu chiến, hải cảnh khác ra khỏi Bãi Tư Chính. Cách đây khoảng 5 tiếng, cố vấn an ninh tổng thống (Assistant to the President for National Security Affairs (NSA) John Bolton đăng bài cảnh cáo Trung Quốc:"Tôn trọng chủ quyền và tự do hàng hải là nền tảng cho tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương được chia sẻ bởi Hoa Kỳ & Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hành vi cưỡng chế của Trung Quốc đối với các nước láng giềng Đông Nam Á (Việt Nam) là phản tác dụng & đe dọa hòa bình & ổn định khu vực." Ông John Bolton cũng dọa Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt nếu không rút khỏi Bãi Tư Chính.
Respect for sovereignty & freedom of navigation are fundamental to the Indo-Pacific vision shared by U.S. & Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). China’s coercive behavior towards its Southeast Asian neighbors is counterproductive & threatens regional peace & stability.
Trước đó phó đô đốc, tư lệnh Hạm Đội 7, ông Phillip G. Sawyer nói rất nóng lòng đưa Hạm Đội tới Bãi Tư Chính để đuổi Trung Cộng. Được biết ông Phillip G. Sawyer là người có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Tháng 3 năm 2018 ông đã cùng Hạm Đội 7 thăm Việt Nam, Đà Nẵng. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng, Hạm Đội 7 không sợ Trung Cộng, chỉ sợ các bạn (VN) không chịu đồng lòng chống Trung Quốc.
Theo tờ Bưu Điện Buổi Sáng Hoa Nam, Việt Phương Nguyễn, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học và Quốc tế Belfer ở Massachusetts cho biết, mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ trong các khía cạnh an ninh và quân sự là rất cần thiết. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nổi lên như một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất đối với yêu sách của Bắc Kinh bằng cách thường xuyên phản đối các động thái của Trung Quốc xung quanh Trường Sa và Hoàng Sa.
Ký ức về lịch sử và chiến tranh với Trung Quốc vẫn còn nguyên ở Việt Nam. Trong một khảo sát năm 2017 của Pew, chỉ có 10% người Việt Nam cho biết họ có quan điểm lạc quan về Trung Quốc nhưng có tới 84% số người được hỏi có quan điểm thân thiện Mỹ.
Một quan chức tại Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Hà Nội thấy hợp tác với Washington là cần thiết trong bối cảnh Bắc Kinh đang bành trướng. Quan hệ hợp tác với Mỹ giống như một sự cân bằng giúp Việt Nam có một lựa chọn khác để bảo vệ quyền và chủ quyền của mình, cũng như vị thế chính trị trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là về vấn đề xung đột Biển Đông.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, chiếm 1/5. Trung Quốc cũng là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ năm vào Việt Nam năm 2018, với tổng số vốn đăng ký lên tới 2,4 tỷ USD, tăng từ 700 triệu USD vào năm 2011, theo Viện Yusof Ishak của ISEAS tại Singapore.
Mối quan hệ kinh tế này dường như không cản được chính quyền ông Trump, đầu tháng 6-2019 Mỹ tuyên bố bán một số máy bay không người lái giám sát cho Việt Nam. 6 UAV trinh sát ScanEagle kèm phụ tùng với tổng trị giá hơn 9,7 triệu USD. UAV này có khả năng bay liên tục hơn 20 tiếng và tầm hoạt động gần 1.500 km. Thiết bị bay không người lái của Boeing có chiều dài 1,6 m và sải cánh 3,1 m. Tốc độ hoạt động từ 180-126 km/h, vận tốc hành trình là 90 km/h, còn độ cao tối đa hơn 4.800 m.
USS Carl Vinson đã đến thăm thành phố Đà Nẵng của Việt Nam trong lần dừng chân đầu tiên của một hàng không mẫu hạm Mỹ kể từ sau chiến tranh Việt Nam, kết thúc vào năm 1975. Vào tháng 4, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết Washington sẽ bố trí một hàng không mẫu hạm khác ghé thăm năm nay 2019.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về Biển Đông ngày 20-7-2019
“Hoa Kỳ lo ngại bởi các báo cáo về sự can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt động dầu khí ở Biển Đông, gồm các hoạt động thăm dò và khai thác lâu dài của Việt Nam. Trung Quốc lặp đi lặp lại các hành động khiêu khích nhằm vào sự khai thác dầu khí ngoài khơi của các quốc gia đòi chủ quyền khác, đe dọa an ninh năng lượng trong khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng tự do và rộng mở trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.... Hoa Kỳ kiên quyết phản đối sự ép buộc và đe dọa bởi bất kỳ nước đòi chủ quyền nào trên Biển Đông, nhằm khẳng định các yêu sách lãnh thổ hoặc hàng hải của mình. Trung Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt và kiềm chế trong việc tham gia vào loại hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này.