Một trong những nước vi phạm nhân quyền và tôn giáo cao nhất thế giới chính là Việt Nam, theo Liên Hợp Quốc thông báo.
“Hội đồng Nhân quyền LHQ đang họp khoá thứ 37 tại Điện Quốc Liên ở Genève từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 23 tháng 3, 2018. Hàng trăm đại biểu các chính phủ quốc gia thành viên và tổ chức Phi Chính phủ khắp năm châu về tham dự để theo dơi, thảo luận, báo cáo t́nh h́nh nhân quyền trên thế giới. Nhơn dịp này phóng viên Ỷ Lan hôm 16-03-2018, có một cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Ahmed Shaheed, báo cáo viên đặc biệt LHQ về Tự do Tôn giáo.
Trả lời một câu hỏi trọng tâm về t́nh h́nh tự do tôn giáo ở VN, của Cô Ỷ Lan: “Tiến sĩ đánh giá như thế nào về t́nh trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam?” Tiến sĩ Ahmed Shaheed nói: “Nếu chị nh́n vào cơ sở dữ liệu trong công tác của Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo suốt thập niên qua, chị sẽ thấy Việt Nam là một trong 5 quốc gia có số lượng thông báo vi phạm tự do tôn giáo cao nhất… Cũng vậy, các nghiên cứu toàn cầu đều đặt Việt Nam vào danh sách 10 quốc gia trên thế giới có thái độ vô cùng tiêu cực đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng trong lĩnh vực công cộng hay tư nhân.”
Đi vào phân tích. Xuyên qua t́nh h́nh xă hội Việt Nam, tôn giáo là lực lượng quần chúng bị trị tương đối có tổ chức và gắn bó với nhau sau khi CSVN đă diệt gần hết các đảng phái chánh trị. Tôn giáo v́ thế phải đấu tranh tự vệ để sinh tồn và giương cao ngọn cờ đầu giải trừ pháp nạn và quốc nạn trong thời CSVN thống trị cả nước, sau 30 tháng 4 năm 1975.
Hàng chục năm CSVN đă thử nghiệm nhiều giải pháp để đối phó với tôn giáo. Có khi CS dùng chính sách chia để trị, tạo tị hiềm, gây suy b́ giữa đạo này và đạo kia: tịch thu tài sản của giáo hội này mà để nguyên của đạo nọ, cho hàng giáo phẩm của giáo hội nọ đi ngoại quốc mà cấm chức sắc giáo hội kia đi. Có lúc dàn dựng ra giáo hội Nhà Nước, người trong nước gọi là giáo hội quốc doanh. Dùng củi đậu nấu đậu, lấy cán bộ đảng viên đội lốt nhà tu để trực tiếp chỉ huy sau khi Mặt Trận Tổ Quốc thất bại trong “nắm” các giáo hội.
Như gần đây tin VOA ngày 17-02-2018 loan báo “Việt Nam ‘lộ’ tin một Ḥa thượng 50 năm tuổi Đảng. Đại lăo Ḥa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người vừa qua đời, có 50 năm tuổi Đảng, theo thông Tấn Xă Việt Nam ngày 14/3.”
Mấy năm trước CSVN ra cái gọi là “Pháp Lịnh Tôn Giáo”, và bây giờ CSVN đưa ra Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo có hiệu lực kể từ tháng giêng vừa qua. Nhà cầm quyền nói Luật này bảo vệ tự do tôn giáo, nhưng tôn giáo mà Đảng Nhà Nước nói đây ám chỉ các cộng đồng tôn giáo đă ‘đăng kư’ hay được Nhà nước thừa nhận, chớ không phải các tổ chức tôn giáo thuần tuư chơn truyền không để cho Đảng Nhà Nuớc CS ‘khống chế’, người dân trong nước gọi là ‘giáo hội quốc doanh’.
Và CS c̣n nhiều mánh khoé, mưu sâu, kế độc làm tê liệt các tôn giáo nữa, khó mà kể hết. Nhưng cùng tắc biến; biến tắc thông. Các tôn giáo phải đấu tranh để tự vệ, tự tồn cho ḿnh và cho dân tộc, ngay trong ḷng dân tộc, tại đất nước nhà đă hết chịu nổi v́ bị CS nhốt trong gọng kềm. Và con đường đấu tranh có máu, nước mắt, mồ hôi, tù đày và tử v́ đạo.
Cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo trong nước đang biến phẩm thành lượng, từ tôn giáo sang quần chúng nhân dân.Trí thức đ̣i tự do dân chủ, đồng bào thiểu số chống CS trộn dân cướp đất, chống CS cấm hành đạo Tin Lành tại gia. Cán bộ đảng viên CS ly khai chống Đảng độc tài. Cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo cũng đang lúc từ điểm biến thành diện. Từ Nam ra Trung, lên Cao Nguyên và ra Miền Bắc, phong trào lan rộng. Từ trong nước ra ngoại quốc phát triển thành tự do, dân chủ, nhân quyền VN và đi khá sâu vào tổ chức quốc tế công tư, quốc hội các siêu cường. CS Hà nội đang lâm vào thế bị động.
Tự do tôn giáo, nhân quyền VN dần dần trở thành điều kiện cưỡng hành hay khuyến cáo của ngoại quốc đối với CSVN trong ngoại giao, giao thương, và đầu tư ngoại quốc. CSVN biết rơ điểm cuộc đấu tranh ấy là tôn giáo, nên dồn tất cả nội công để đánh các tôn giáo – như Nghị quyết 36 CS đối với người Việt Hải ngoại vậy. Kiểm soát toàn diện, mọi sinh hoạt, mọi thành viên, mọi cơ sở của các giáo hội và khối tín đồ. Giáo hội nào không đầu phục Đảng, Nhà Nước sẽ bị Pháp lịnh này đặt ra ngoài ṿng pháp luật. Đó là sự thật trần trụi, cốt lơi của Pháp lịnh Tôn giáo của CSVN gồm 6 chương, 41 điều vừa mới ban hành ngày 18 tháng 6 và có hiệu lực trên toàn lănh thổ VN ngày 15 tháng 11 năm 2004.
Lúc bấy giờ Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Saigon, thuộc Giáo Hội Công Giáo La mă, qua Thông Tấn xă Zenit của Toà Thánh Vatican, cho biết Pháp lịnh này c̣n tệ hại hơn Pháp lịnh Tôn giáo do Ô. Hồ chí Minh ban hành năm 1955.
C̣n Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt, Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài, Tin Lành đang đấu tranh cho tự do, tôn giáo trong nước, quí vị lănh đạo đang bị quản thúc, coi Pháp lịnh là giọt nước tràn đàn áp tôn giáo thôi. Tự do tôn giáo hay là Chết v́ Cộng sản. Tiếp tục con đường đấu tranh giải trừ pháp nạn và quốc nạn do CS gây ra, là con đường tiếp tục phải đi, không c̣n sự chọn lựa nào khác nữa. Cho nên dư luận quốc tế rất chú ư và phê b́nh rất nhiều hành động ngược đời của CSVN.
Vấn đề c̣n lại là liệu Pháp lịnh Tôn giáo của CS trước đây và Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo mới ban hành sẽ đi đến đâu. Nó có thể chết cùng với những pháp lịnh khác như pháp lịnh về Rừng, Biển, với những nghị quyết chống tham nhũng, kê khai tài sản cán bộ, v.v... trong đống xà bần pháp lịnh, pháp luật, nghị quyết, quyết định, qui định, thông báo hàng năm Đảng Nhà Nước đă ban hành. Nếu tổng hợp lại từ điạ phương đến trung ương, từ Đảng đến Nhà Nước mỗi ngày số lịnh lạc của CS nhiều đến nổi một nông dân lực điền vác cũng không nổi. Tập tục làm việc của CS là cứ ra lịnh. Lịnh mới ít khi có câu hủy bỏ lịnh cũ như pháp luật Tây Phương. CS thi hành được th́ tốt, nếu không chồng đống để đó. Chẳng sao khi cần giở cũ ra sẽ thành mới – đó là tinh thần thi hành luật lệ của CS Hà nội.
Tự do, dân chủ, nhân quyền trong đó có tự do tôn giáo -- như mọi người biết -- không phải là món quà của giới thống trị, nhà cầm quyền, nhứt là trong chế độ độc tài tột đỉnh là độc tài đảng trị toàn diện của CS. Tự do, dân chủ, nhân quyền không thể xin mà có, chờ mà được. Phải đấu tranh mới có. Ai dài hơi người đó sẽ thắng.
Nguồn: Vi Anh, Tin Đài Á châu Tự do RFA và Liên Hiệp Quốc