Cả thế giới đang hết sức lo lắng, rất có thể cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Vậy mà người Hàn Quốc lại không nghĩ đến điều đó. Cái hộ quan tâm lức này là việc làm?
Áp lực công việc, kinh tế trong một xă hội phát triển và cạnh tranh khốc liệt khiến phần lớn người dân Hàn Quốc không c̣n tâm trí để suy nghĩ về mối đe dọa từ Triều Tiên.
Sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 và mạnh nhất từ trước đến nay vào đầu tháng 9, t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên trở nên kịch tính hơn. “Khẩu chiến” liên tục nổ ra với những đe dọa hủy diệt lẫn nhau.
Tuy nhiên, đối với phần lớn người dân Hàn Quốc, vụ thử hạt nhân lần 6 của Triều Tiên cũng không mấy khác biệt so với những lần trước. You Jae-youn, một nhân viên văn pḥng 32 tuổi nhanh chóng bỏ qua những tin tức về Triều Tiên để tập trung vào những lo lắng thực tế hơn.
“Chúng tôi có quá nhiều thứ để quan tâm trong cuộc sống hàng ngày. Cá nhân tôi lo lắng về cơm ăn áo mặc nhiều hơn so với Triều Tiên. Nói về Triều Tiên, vấn đề này thực ḷng là quá xa sự quan tâm của tôi”, You nói với Reuters.
Áp lực cuộc sống quá lớn
Đối với hầu hết người dân Hàn Quốc sống trong nhiều thập kỷ dưới sự đe dọa chiến tranh từ quốc gia láng giềng thù địch và bây giờ là vũ khí hạt nhân. Mối quan tâm đời thường hơn là những ǵ theo họ mỗi đêm, công việc, kinh tế và áp lực đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của Hàn Quốc kể từ khi kết thúc chiến tranh. Những điều đó chiếm phần lớn tâm trí họ.
Giới trẻ Hàn Quốc lo lắng t́m kiếm công việc nhiều hơn lo về chiến tranh với láng giềng. Ảnh: Reuters.
Các bằng chứng thực tế cho thấy người dân Hàn Quốc ngày càng tỏ ra thờ ơ với nguy cơ chiến tranh, bỏ qua các cuộc diễn tập pḥng vệ dân sự. Các cuộc điều tra chỉ ra rằng ngày càng có ít người Hàn Quốc tin vào một cuộc xung đột lần 2 với Triều Tiên.
Theo một cuộc thăm ḍ của Gallup, tập đoàn tư vấn toàn cầu của Mỹ, 58% người dân Hàn Quốc không nghĩ rằng cuộc chiến lần 2 sẽ xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Đây là tỷ lệ cao thứ 2 kể từ cuộc khảo sát lần đầu vào năm 1992, bất chấp việc Triều Tiên liên tục thử tên lửa.
Về mặt kỹ thuật, hai miền Triều Tiên vẫn đang trong t́nh trạng chiến tranh. Cuộc chiến giai đoạn 1950-1953 kết thúc bằng hiệp định đ́nh chiến, không phải hiệp định ḥa b́nh.
“Người ta nói chiến tranh chưa kết thúc về mặt kỹ thuật nhưng thế hệ chúng tôi chưa bao giờ thấy chiến tranh. Nó có vẻ như là một thực tế mơ hồ đối với tôi. Đó là lư do tại sao ngay cả khi mọi người nói nguy hiểm nhưng tôi không thực sự cảm thấy nó. Tất cả bạn bè của tôi đều lo lắng về công việc hơn", Kim Hye-ji, nhà thiết kế đồ họa 27 tuổi, nói.
Nền kinh tế công nghệ cao và xuất khẩu của Hàn Quốc đang vật lộn để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng những năm gần đây. Việc làm là mối lo khác. Số lượng nhân viên làm việc thời vụ ở Hàn Quốc gấp đôi so với mức trung b́nh của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mà nước này là thành viên.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên liên tục tăng trong giai đoạn 2013-2016. Sự suy thoái của nền kinh tế đă làm gia tăng áp lực cạnh tranh trong môi trường làm việc ở Hàn Quốc. Điều này kéo theo tỷ lệ tự tử ngày càng tăng ở quốc gia này.
Tỷ lệ tự tử ở Hàn Quốc cao nhất trong khối OECD vào năm 2015, gấp đôi ở Mỹ và gấp 4 lần ở Anh. Các vấn đề tài chính, bệnh tật, sự cô đơn và các vấn đề về mối quan hệ là nguyên nhân hàng đầu gây trầm cảm dẫn đến tỷ lệ tự tử cao ở Hàn Quốc.
Theo báo cáo gần đây của Hiệp hội Pḥng chống Tự sát Hàn Quốc, Triều Tiên không phải là một nguyên nhân được đề cập.
“Đa số những người t́m đến với chúng tôi để quản lư và giảm căng thẳng cho những vấn đề trong cuộc sống thường ngày của họ, như săn việc làm. Những người đă có việc làm t́m đến với chúng tôi v́ những rắc rối trong công việc. Họ không đến để nói về Triều Tiên”, Sim Min-young, nhà tâm thần học tại Trung tâm Y tế Tâm thần Quốc gia Hàn Quốc nói.
Lo lắng cũng bằng thừa
Ông Sim cho biết nếu người dân Hàn Quốc đang phải đối mặt với mối đe dọa như siêu băo Irma ở Mỹ, họ sẽ chủ động làm điều ǵ đó, như lập kế hoạch di tản, t́m kiếm nơi trú ẩn. Tuy nhiên, đối mặt với cuộc tấn công hạt nhân từ Triều Tiên khiến người dân bất lực. Họ ngừng suy nghĩ về những ǵ có thể làm và tập trung vào những lo lắng thực tế hơn.
“Khi chúng tôi nghĩ đến một quả bom hạt nhân phát nổ cách vài kilomet, chúng tôi không biết có thể làm ǵ để bảo vệ ḿnh”, ông Sim nói. Mặt khác, giới lănh đạo Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ liên tục đe dọa nhau bằng những ngôn từ ngày càng cứng rắn nhưng phần lớn chỉ nói suông.
Một bộ phận nhỏ người dân Hàn Quốc t́m đến thế giới tâm linh để giải tỏa mối lo về chiến tranh. Ảnh: Reuters.
Điều đó khiến người dân Hàn Quốc dường như “bội thực” trước những tuyên bố hủy diệt lẫn nhau và dần không coi đó là một thực tế nguy hiểm. Đối với số ít những người lo lắng về chiến tranh, lựa chọn của họ khá hạn chế.
Một số lập kế hoạch sơ tán khẩn cấp khỏi tầm bắn của pháo binh Triều Tiên. Một số cửa hàng chào bán các “túi chiến tranh” chứa đồ dùng khẩn cấp và một ít thực phẩm. Những người khác t́m kiếm sự an ủi trong thế giới tâm linh.
Choi Ei-woo, mục sư của nhà thờ Giám lư Chongkyo ở trung tâm Seoul, nói các nhà thờ đang tập trung vào Triều Tiên nhiều hơn trong các bài giảng và buổi cầu nguyện. “Tôi không nghĩ sẽ có một cuộc chiến tranh khác nhưng có thể có những hành động bất ngờ dẫn đến chiến tranh. Tôi đang cầu nguyện cho Đức Chúa dẫn chúng tôi qua giai đoạn khó khăn này”, mục sư Choi nói.
Lee Chul-hyee, 63 tuổi, đă cầu nguyện nhiều hơn kể từ khi ông giải ngũ cách đây 6 năm. Ông chia sẻ kiến thức quân sự cho các bài giảng ở nhà thờ dựa trên những hiểu biết của ḿnh.
Tại một ngôi chùa ở trung tâm Seoul, Mun Myung-ha, 59 tuổi, nói rằng bà đă cầu nguyện nhiều hơn với hy vọng chiến tranh không xảy ra. “Triều Tiên đang tiến hành nhiều thử nghiệm tên lửa hơn và mỗi lần nghe tin tức về điều đó, trái tim tôi bắt đầu đập loạn xạ”, bà Mun nói.
Một bộ phận nhỏ người dân t́m đến các thầy bói để trả lời cho câu hỏi rằng chiến tranh có xảy ra hay không. Byeorakdaegam, một pháp sư ở Hàn Quốc, nói rằng 6 trên 10 khách hàng của ông đặt câu hỏi về việc liệu chiến tranh có xảy ra hay không, ngoài các câu hỏi về t́nh yêu và hôn nhân.