Vietsn.com - Rất tiếc nhiều công ty Mỹ đă đến được Trung Quốc để làm ăn. Tuy nhiên chỉ vài năm sau họ đă bán cổ phẩn công ty đi cho người Trung Quốc v́ không làm ăn được. Ở nơi luật khác, văn hóa khác đă khiến các doanh nghiệp Mỹ khó ḷng cạnh tranh và ít lợi thế.
Tổng Giám Đốc Travis Kalanick của Uber trong buổi họp thông báo sự hợp tác giữa Uber với Baidu tại Bắc Kinh cuối năm 2014. Chưa đầy hai năm sau, Uber phải bán lại công ty cho đối thủ Didi Chuxing và rời Trung Quốc. (Getty Images)
Cuối tháng Bảy vừa qua, công ty Uber đột ngột quyết định bán lại hoạt động của họ tại Trung Quốc cho đối thủ chính là công ty Didi Chuxing (Trích Trích Xuất Hành). Quyết định này đưa thêm một công ty vào một danh sách đang mỗi ngày một nhiều hơn các công ty công nghệ Hoa Kỳ không phát đạt nổi trong nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Danh sách gồm cả các công ty lớn như Google, eBay, Amazon, và Facebook. Mỗi công ty đều lên đường để tận dụng lợi thế của kích thước và tiềm năng hấp dẫn của Trung Quốc. Nhưng mỗi công ty đều thất vọng.
Điều ǵ làm cho Trung Quốc trở thành một thị trường đầy thử thách cho rất nhiều công ty công nghệ hùng mạnh của Mỹ như vậy?
Thiết tưởng thị trường ấy hoạt động giống như một vũ trụ Internet phản ngược, với các phiên bản địa phương được thiết lập để đối chiếu với Google (là Baidu), Twitter (Sina Weibo) và YouTube (Youku Tudou).
Nhiều công ty Trung Quốc có thể đổi mới an toàn, v́ biết rằng họ không phải đối diện trước sự cạnh tranh của người ngoại quốc, nhờ chính phủ cấm những hệ thống điều hành phổ biến như Twitter, Facebook và YouTube.
Đối với những công ty ngoại quốc nào hoạt động được, họ thường bị đặt vào thế đối nghịch với các công ty địa phương, bị người địa phương xem là công ty nước ngoài, trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc đang nổi lên.
Trong tháng qua, những người Trung Quốc sử dụng Internet đă đăng tải h́nh ảnh của những chiếc iPhone bị đập bể, để chống lại việc Hoa Thịnh Đốn phản đối những lời tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Và đó là dành cho Apple, được coi là nhăn hiệu công nghệ ngoại quốc thành công nhất tại Trung Quốc.
Ông Arthur Dong, một giáo sư tại Trường Kinh Doanh McDonough thuộc viện đại học Georgetown, nói, “Có một lợi thế sân nhà. Các công ty ngoại quốc đều ở trong thế bất lợi lớn, cho dù là một chính sách chính thức hay bán chính thức của nhà nước.”
Điều đó là phù hợp với việc Bắc Kinh đang tạo dựng những công ty vô địch quốc gia, những công ty lớn trong nước hy vọng một ngày nào đó sẽ trở nên những nhăn hiệu quốc tế từ Trung Quốc.
Mục đích là để trợ giúp nền kinh tế hiện nay đang chậm lại ra khỏi ngành xuất cảng và đầu tư vào hạ tầng kiến trúc, cũng như để bảo đảm rằng các cơ hội sinh lợi nhất đều được dành cho các công ty Trung Quốc.
Ông Robert Atkinson, chủ tịch của Information Technology and Inno vation Foundation (Sáng Hội Công Nghệ Thông Tin và Đổi Mới), nói, “Từ khi Chủ Tịch Tập Cận B́nh lên nhậm chức, họ càng ngày càng chuyển từ một chiến lược kinh tế nhấn mạnh vào việc thu hút đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc, sang một chiến lược ủng hộ việc đổi mới bản xứ và các công ty do người Trung Quốc làm chủ.”
Ông Atkinson nói rằng một trong những nơi dễ dàng hơn để làm điều này là trên mạng Internet, v́ nó không đ̣i hỏi công nghệ tối tân nhất hoặc kiến thức thực tế chẳng hạn như về hàng không, hoặc các lănh vực xe.
Và thị trường Internet của Trung Quốc rất lớn, đến nỗi nó cung cấp một môi trường lư tưởng cho những đại công ty của Trung Quốc như Tencent, sở hữu chủ của WeChat, đứng vững trước khi trở thành công ty toàn cầu. Ở mức 668 triệu người, số lượng những người dùng Internet ở Trung Quốc là đông hơn so với dân số Hoa Kỳ theo tỷ lệ 2-1, và vẫn c̣n nhiều chỗ hơn để tăng trưởng.
Kích thước đó có nghĩa là một công ty ngoại quốc rất khó vào được và chiếm ưu thế. Chẳng hạn như Groupon, nhóm chuyên mua địa điểm thương mại điện tử, khai trương rầm rộ ở Trung Quốc trong năm 2011 chỉ để khám phá họ gặp phải 200 cơ sở làm nhái dịch vụ của họ. Trong ṿng mấy tháng, Groupon phải đóng cửa các văn pḥng tại Trung Quốc.
Vụ này cho thấy các công ty Mỹ không được chuẩn bị để đối phó với sự khác biệt ở Trung Quốc.
Đối với Uber, mối thách đố là bắt kịp một đối thủ cạnh tranh lớn hơn và quyết tâm, đó là Didi. Uber, đại công ty ở San Francisco cung cấp dịch vụ gọi xe chở khách, đă mất $1 tỷ một năm để chống chọi với một đối thủ địa phương phục vụ nhiều thành phố. Uber không biết các tài xế của họ chọn dùng loại xe nào, cho dù là một chiếc xe taxi, xe hơi hoặc xe buưt.
Cuộc chiến ấy sẽ không trở nên dễ dàng hơn cho Uber, dịch vụ kêu xe chở khách được ưa chuộng vào hàng thứ hai ở Trung Quốc, với khoảng 8% thị phần cho Uber so với 85% của Didi.
Đó là v́ trong tháng qua, khi làm cho việc kêu xe chở khách trở nên một dịch vụ hợp pháp, chính phủ Trung Quốc cũng quy định chấm dứt những khoản trợ giá từng giúp cho những chuyến đi xe trở nên rẻ một cách giả tạo, nhằm mục đích có được khách nhiều hơn. Nếu không có những khoản trợ giá, xác suất của Uber đánh đổ việc thắng thế của Didi gần như không có.
Mức xác suất cũng không thuận lợi cho Google, sau khi công ty này gặp xung khắc với chính phủ Trung Quốc và rút hoạt động ra khỏi nước này trong năm 2010. Đại công ty cung cấp dịch vụ t́m kiếm trên mạng này cho biết họ rời khỏi Trung Quốc v́ chế độ kiểm duyệt, và v́ công ty là mục tiêu của những cuộc tấn công tin học tại nước này.
Nhưng các phân tích gia nói rằng Google không chỉ thua Baidu v́ sự can thiệp của chính phủ. Công ty công nghệ Mỹ này không bao giờ có thể vượt qua sự nhận thức rằng Baidu là được làm cho người Trung Hoa, và Google là dành cho người ngoại quốc.
Phải mất nhiều năm th́ Google mới nhận ra rằng nhiều người Trung Quốc không thể phát âm tên của công ty. Rốt cuộc công ty đă phải tự đặt lại nhăn hiệu là Guge ở Trung Quốc. Ngay cả như vậy, nhiều người vẫn chọn gọi tên công ty là GoGo.
Với những vụ thất bại khốn đốn của hầu hết các công ty công nghệ cao của Mỹ tại Trung Quốc, thỏa thuận Uber với Didi không đến nỗi trông tệ hại đối với một số quan sát viên. Vả lại, Uber không rời khỏi Trung Quốc, và công ty vẫn c̣n có một phần khá lớn trong không gian kêu xe rước khách đang gia tăng.
William Bao Bean, một đối tác ở Thượng Hải tại SOS Ventures và là giám đốc quản trị của Chinaccelerator, nói về Uber, “Họ là công ty Internet quốc tế đầu tiên không bị thua cuộc. Họ đă đánh một trận với tỷ số huề. Và đối với một công ty Internet của Mỹ, điều đó cũng tốt ngang hàng với một chiến thắng.”