VBF-Hiện 10 người của Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã về nước an toàn sau cuộc tập huấn có thực tại Nepal. Tuy nhiên cách làm việc này cho thấy mức độ sợ chết của họ. Thân mang trọng trách là người của Hội chữ thập đỏ Việt Nam mà lại không dám ở lại chiến đấu cũng người dân Nepal lá sao?Vào trưa ngày hôm qua (28/4), đoàn công tác 10 người của Hội chữ thập đỏ Việt Nam mắc kẹt ở Nepal do động đất đã về đến sân bay Nội Bài an toàn.
Được biết, đoàn sang đây từ ngày 19/4 để học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất của Nepal và dự định về nước hôm 26/4.
Mệt mỏi sau chặng bay dài, anh Nguyễn Xuân Duy, 43 tuổi, điều phối viên của Hội chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam đang kể chuyện thoát chết trong gang tấc.
Thế nhưng, do trận động đất mạnh 7,8 độ richter làm rung chuyển đất nước này một ngày trước đó nên lịch trình đã bị thay đổi.
Bên cạnh những tiếng thở phào nhẹ nhõm vì nhóm người Việt đầu tiên đã rời Nepal an toàn thì vẫn còn đó những băn khoăn từ phía dư luận:
Đoàn 10 thành viên của Hội chữ thập đỏ Việt Nam qua đây để học cách ứng phó với động đất từ kinh nghiệm của nước bạn, thế thì sao gặp động đất lại quay về?"Sao không ở lại cứu giúp người bị nạn?
Những ý kiến, thắc mắc tương tự được các thành viên mạng xã hội vô cùng quan tâm và mang ra mổ xẻ, tranh luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn, fanpage lớn.
Phần lớn ý kiến đều tỏ ra thất vọng khi các thành viên sang học tập kinh nghiệm của Hội chữ thập đỏ Việt Nam lại là những người Việt đầu tiên rời Nepal.
"Chúc Mừng các thành viên Hội chữ thập đỏ Việt Nam về nước an toàn!!! Nghĩ cũng thật hài, các thành viên sang Nepal học kinh nghiệm ứng phó động đất, không ngờ động đất thật.
Thế rồi các bạn tìm cách về nước, trong khi các bạn Chữ thập đỏ Nepal xin lỗi vì không ứng cứu các bạn.
Dù sao các bạn cũng là thành viên Hội chữ đỏ, gặp lúc nước bạn gặp khó khăn thì cũng giúp đỡ ứng cứu chứ. Các nước khác người ta còn gửi thành viên sang hỗ trợ ứng cứu.", thành viên Hương Mai bình luận.
"Mình phát biểu hơi tàn nhẫn, nhưng mà đi học ứng phó với động đất thì ở lại giúp đỡ rồi học, chứ đi về thì chỉ học được chen chân chạy khi xảy ra thiên tai thôi", thành viên An Nhàn bình luận.
"Nghĩ cũng thấy bực, tại sao không ở lại giúp bạn Nepal trong lúc khó khăn này. Đây cũng là cơ hội học hỏi kinh nghiệm ứng phó với động đất mà.", thành viên Dĩnh Khang bình luận.
"Đáng lẽ phải ở lại, trước hết là cùng với Hội Chữ Thập Đỏ Nepal giúp đỡ người dân vì những người này là người của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam chứ không phải du khách.
Thứ hai là ở lại để học hỏi kinh nghiệm thực tế ứng phó một trận động đất rất lớn như thế này mới thu thập được nhiều kinh nghiệm.
Có một bài học quí báu mà không học, chỉ muốn học trên lý thuyết thôi!", thành viên Huy Nguyễn bình luận.Muốn ở lại cần phải có kinh nghiệm và kỹ năng tối thiểu
Trái ngược hẳn với những ý kiến ở phía trên, thành viên Quỳnh Anh lại cho rằng muốn ở lại cứu trợ nạn nhân trong trận động đất thì các thành viên cần phải có kinh nghiệm, kỹ năng tối thiểu, nếu không sẽ trở thành chính nạn nhân cần được trợ giúp:
"Đây là đoàn cán bộ sang học tập, chia sẻ kinh nghiệm chứ không phải đoàn đi cứu trợ, các bạn khi bình luận cần hiểu rõ vấn đề. Những đoàn đi cứu trợ là những đoàn đã được trang bị đầy đủ các điều kiện và có kinh nghiệm tối thiểu.
Trước khi cứu ai hãy xác định rõ mình có đủ điều kiện, kinh nghiệm để cứu họ không? Giống như một người không biết bơi mà cứ thấy có người sắp chết đuối là nhảy ùm xuống nước. Lúc đó chưa cứu được thì đã mất mạng rồi".
Đồng tình với Quỳnh Anh, thành viên Mai Nhân cho rằng những người chỉ trích cần đặt bản thân mình vào đúng hoàn cảnh để phán xét, bình luận:
"Các bạn có thử đặt mình vào địa vị họ hay chưa? Họ cũng không phải người cứu hộ chuyên nghiệp, ở nhà thì bố mẹ, gia đình, vợ con lo lắng, không biết bao giờ hết động đất, sống chết thế nào...
Nếu là bạn thì bạn có ở lại hay không? Bình thường thì khác, đây là thiên tai chết hàng nghìn người thì muốn cứu hộ phải được đào tạo, không chính mình lại thành nạn nhân được cứu hộ đấy".
"Mới đọc tin tức mình cũng ngay lập tức có suy nghĩ giống mọi người là cần ở lại giúp đỡ những người bị nạn trong trận động đất....
Tuy nhiên muốn giúp đỡ thì cần phải được trang bị kinh nghiệm, các thiết bị, kinh phí hỗ trợ hơn nữa đi còn có tổ chức, về hay ở còn có chỉ đạo ở Việt Nam nữa các bạn ạ.
Hãy có cái nhìn thông cảm cho họ, sinh ra ai cũng có tâm hướng thiện muốn giúp đỡ đồng loại trong lúc khó khăn trong khả năng mình có thể, mình nghĩ thế.
Cầu chúc cho người Nepan sớm vượt qua được thảm họa này.", thành viên Ngọc Thanh bình luận.
Trong khi đó, thành viên Đăng Linh còn đưa ra 1 ví dụ để nêu bật ý kiến của mình đối với thông tin 10 thành viên của Hội chữ thập đỏ Việt Nam trở thành những người Việt đầu tiên rời Nepal an toàn:
"Giả sử nhà bạn có cướp, cướp kề dao vào cổ của bạn và bạn may mắn thoát được ra, rồi chạy được sang phòng khác.
1 - Bạn ở lại giúp những người còn lại thoát khỏi tên cướp trong khi bạn không có một tấc sắt.
2 - Bạn nhảy ra khỏi nhà trước mắt, trốn sự truy lùng của tên cướp.
Trả lời thật lòng đi. Bớt phim đi, ra đời mà trải nghiệm. Vừa thoát chết xong ai cũng chỉ muốn về, đấy là cái tâm lý chính xác và bình thường của con người".
Dường như những tranh luận xung quanh chuyện ở lại hay trở về của các thành viên Hội chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal học hỏi kinh nghiệm vẫn còn đang vô cùng "nóng" trên mạng xã hội.
Mỗi người một ý kiến, một quan điểm, dù là thất vọng, phàn nàn hay đồng tình thì chúng ta cũng cảm thấy thở phào, nhẹ nhõm vì những người Việt đầu tiên đã trở về nước an toàn sau trận động đất kinh hoàng tại Nepal vào ngày 25/4 vừa qua.
vk