Triều Tiên đă có những bước tiến thần tốc trong việc nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) KN-08 và chuẩn bị thử nghiệm loại tên lửa này. Mỹ đang thực sự cảm thấy lo ngại và bất an với những thông tin trên.
Hăng Yonhap ngày 26/2 đă dẫn lời của giám đốc T́nh báo quốc gia Mỹ James Clapper cho biết. Thông tin này được vị giám đốc này đưa ra trong một buổi điều trần trước Ủy ban quân lực Thượng viện:
"B́nh Nhưỡng đang phát triển một tên lửa hạt nhân tầm xa có khả năng tạo nên một mối đe dọa đối với nước Mỹ và đă công bố công khai loại ICBM cơ động KN-08 của họ hai lần".
Ông Clapper nói: "Chúng tôi đánh giá rằng Triều Tiên đă thực hiện những bước đi ban đầu tiến tới trang bị hệ thống vũ khí này, mặc dù hệ thống chưa được phóng thử lần nào". Ḍng tên lửa đạn đạo này được cho là có tầm bắn ít nhất 5.500 km, có thể phóng tới Alaska.
Triều Tiên 'tŕnh làng' tên lửa KN-08 hồi tháng 4/2012.
Thông tin này khiến các quan chức Mỹ, trong đó có Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương, tỏ ra quan ngại về loại tên lửa này, khi cho rằng nó rất khó theo dơi v́ có thể được phóng từ các bệ phóng di động.
Hiện nay, chương tŕnh hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đă không hề rơ ràng và nó gây nên một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ và môi trường an ninh ở Đông Á. Chính sự không minh bạch về chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên khiến Mỹ và đồng minh càng lo lắng về khả năng hủy diệt của ḍng tên lửa này.
Và trong trường hợp các tên lửa KN-08 đă được triển khai th́ nó sẽ mang loại đầu đạn nào? Theo Tướng Kim Yong-chol khẳng định Triều Tiên đă có trong tay “nhiều loại đầu đạn nhỏ gọn” với số lượng đủ dùng.
Một viên tướng Nga từng là Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược và hiện làm cố vấn cho Bộ Quốc pḥng, nói vụ thử hạt nhân cách đây hơn một tháng của Triều Tiên là dùng một thiết bị nổ sử dụng chất Plutonium, chứ chưa phải là thiết bị nổ làm từ Uranium. Chỉ có điều sức công phá của loại vũ khí hạt nhân này có thể tương đương với 10-20 ngh́n tấn thuốc nổ.
Các chuyên gia hạt nhân của Triều Tiên đă thành công trong việc tiến hành một vụ thử hạt nhân ở trong ḷng đất mà không hề để lọt các chất phóng xạ vào bầu khí quyển. Đây là điều khiến phía Mỹ vô cùng lo lắng.
Đây cũng là chủ ư của Triều Tiên và khiến cho thế giới bên ngoài không thể biết vụ thử hạt nhân lần thứ 3 sử dụng chất Plutonium hay chất Uranium. Qua đó, các cơ quan t́nh báo phương Tây cũng khó có thể đoán định Triều Tiên hiện có trong tay bao nhiêu vũ khí hạt nhân.
Washington hiện chưa rơ mức độ làm giàu Uranium ở cấp độ vũ khí của Triều Tiên. Phía Mỹ chỉ biết trước khi hủy bỏ đàm phán 6 bên, Triều Tiên đă có một thiết bị nhỏ gọn hiện đại làm giàu Uranium ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Yongbyon. Dĩ nhiên là thiết bị làm giàu ở qui mô quân sự chắc chắn sẽ được đặt ở nơi khác.
“Bất chấp tŕnh độ công nghệ đáng kể của họ, tôi không nghĩ rằng Triều Tiên có khả năng chế tạo những vũ khí hạt nhân như vậy”, phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc Kim Min-seok cho biết trong một cuộc họp báo.
BDV