Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) sở hữu một đơn vị lợi hại chuyên xâm nhập hệ thống dữ liệu của mọi đối thủ, gồm cả Trung Quốc.
Trong lúc Mỹ liên tục cáo buộc các bên khác tấn công mạng th́ tờ The South China Morning Post ngày 13.6 dẫn lời Edward Snowden, người tiết lộ về chương tŕnh theo dơi internet toàn cầu của Mỹ, khẳng định Washington đă tiến hành tấn công những hệ thống máy tính của Trung Quốc trong nhiều năm qua. Snowden, đang ẩn ḿnh tại Hồng Kông, tuyên bố NSA đă tiến hành hơn 61.000 chiến dịch tin tặc trên toàn cầu, trong đó có theo dơi hàng trăm mục tiêu ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Sau tiết lộ chấn động này, dư luận Mỹ mới “giật ḿnh” nhớ ra sự tồn tại ít người biết đến của đơn vị t́nh báo mạng mang tên Văn pḥng Các chiến dịch truy cập tùy chọn (TAO) trực thuộc NSA.
Ṭa nhà nơi đặt trung tâm hoạt động của TAO - Ảnh: Reuters |
Nội gián mạng tinh nhuệ
Tạp chí Foreign Policy dẫn lời các cựu quan chức NSA cho biết sứ mệnh của TAO là thu thập thông tin t́nh báo từ nước ngoài bằng cách xâm nhập vào mạng máy tính và liên lạc viễn thông, bẻ khóa mă, vô hiệu hóa hệ thống bảo vệ mạng, trộm dữ liệu trên ổ cứng và sao chép toàn bộ tin nhắn, dữ liệu trao đổi thư điện tử… TAO cũng chịu trách nhiệm phát triển những phương pháp hủy diệt hoặc làm tổn hại các hệ thống dữ liệu và liên lạc viễn thông. Nếu có lệnh trực tiếp từ tổng thống, đơn vị này sẽ phối hợp với Bộ Tư lệnh ảo (CYBERCOM) phát động tấn công với sự chỉ huy của Giám đốc NSA Keith Alexander. Theo các nguồn tin, TAO hiện là bộ phận quan trọng nhất trong Ban Giám đốc T́nh báo tín hiệu khổng lồ của NSA, vốn tập trung hơn 1.000 tin tặc, chuyên gia phân tích t́nh báo, cũng như kỹ sư điện tử.
Văn pḥng của TAO ẩn sâu trong khu phức hợp khổng lồ của NSA tại căn cứ Meade, bang Maryland. Ở đó, 600 tin tặc dân sự lẫn quân sự luân phiên làm việc theo ca suốt 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, lần theo dấu vết của bất cứ thông tin, tin nhắn hoặc thư điện tử nào xuất phát từ các nhóm bị liệt vào dạng đe dọa nước Mỹ. Một khi phát hiện con mồi, họ sử dụng phần mềm đặc biệt để xâm nhập hệ thống máy tính và tải toàn bộ dữ liệu trên ổ cứng, đồng thời cài mă độc vào hệ điều hành, cho phép theo dơi từ xa mọi diễn biến trên máy mục tiêu.
Bí ẩn và lẫy lừng
Theo Foreign Policy, TAO là một điều bí ẩn đối với đa số dân Mỹ. Nằm trong một cánh biệt lập so với tất cả phần c̣n lại, văn pḥng của TAO có mức độ an ninh cực cao. Binh sĩ thường trực canh gác trước cánh cửa dẫn đến trung tâm vận hành được lắp đầy đủ các thiết bị công nghệ tối tân. Cánh cổng được làm bằng thép, trang bị bàn phím nhập mă gồm 6 chữ số và máy quét tṛng mắt. B́nh thường, giới chức rất ít khi nhắc đến lực lượng này và mọi nhân viên NSA đều nhận lệnh giữ bí mật.
Đối với công chúng là vậy, c̣n trong giới t́nh báo, TAO đă tạo được tiếng tăm lừng lẫy kể từ khi được thành lập vào năm 1997. Họ được cho là không những thu thập tin tức t́nh báo thuộc dạng tốt nhất về t́nh h́nh chính trị, quân sự và kinh tế của thế giới mà c̣n phá được các âm mưu của những tổ chức khủng bố nước ngoài hoặc hoạt động nội gián chống Mỹ.
Theo một cựu quan chức NSA, đến năm 2007, đội quân 600 người của TAO đă bí mật xâm nhập hàng ngàn hệ thống máy tính nước ngoài, truy cập các ổ cứng máy tính được bảo vệ cẩn mật bởi hàng rào mật mă trên toàn thế giới. Và điều gây lo ngại cho dư luận là quy mô của tổ chức này càng được khuếch trương mạnh dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Nhờ Snowden, giờ đây Trung Quốc đă có con bài lợi hại để phản pháo mỗi khi bị Mỹ cáo buộc đứng sau các vụ tấn công tin tặc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia và giới chức của Washington, trong ḷng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng đang tồn tại một đơn vị chiến tranh mạng là Đơn vị 61398 có quy mô và hoạt động không kém ǵ TAO. Đơn vị 61398 được cho là đóng tại một ṭa nhà 12 tầng nằm trên đường Đại Đồng, ngoại ô Thượng Hải và đă tiến hành hàng ngàn cuộc tấn công nhằm vào Mỹ, từ giới truyền thông cho đến cơ quan nhà nước, bắt đầu từ năm 2006. Trung Quốc đă bác bỏ mọi nghi vấn liên quan đến chuyện này.
|
Thụy Miên