- Sự phân bổ các nguồn lực quân sự, gồm cả hệ thống phòng không và tàu ngầm hạt nhân, tới bờ biển phía đông của Nga là một nỗ lực chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, ngay cả khi Nga bán vũ khí cho quốc gia này.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã chọn Nga là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài trên cương vị là tân Chủ tịch nước báo hiệu mối quan hệ láng giềng giữa hai cường quốc này sẽ còn được thắt chặt mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới nhằm đối phó với sự thống trị của phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, trong các vấn đề toàn cầu.
Thành lập liên minh đối phó Mỹ và NATO
Mối quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh bắt đầu được hâm nóng lại từ năm ngoái khi ông Putin chọn Trung Quốc là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của mình sau khi đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 3.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân Bành Lệ Viện tới thăm Moscow.
Sự lặp lại lựa chọn đó ở nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay được coi là một nỗ lực của hai cường quốc nhằm tăng cường sức ảnh hưởng chung của họ trên trường quốc tế.
Phát biểu trước chuyến thăm, ông Tập Cận Bình ca ngợi Trung Quốc và Nga là "đối tác chiến lược quan trọng nhất", nói chuyện với nhau bằng "ngôn ngữ chung" đồng thời gọi Nga là "người hàng xóm thân thiện".
Trong khi đó, tại một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí Nga, Tổng thống Vladimir Putin cũng nói rằng Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác tạo ra "một trận tự thế giới mới".
Theo các nhà phân tích, sự thay đổi chiến lược quân sự của Mỹ gần đây tại một số phần của thế giới đã tự nhiên đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau.
James Corbett, nhà phân tích chính trị và những vấn đề nóng bỏng của Corbett Report, nói với đài Russia Today rằng "đó là kết quả không thể tránh khỏi của chính sách chuyển trục chiến lược tới Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ đe dọa tới lợi ích của Trung Quốc ở phía bên này và sự bành trướng sức mạnh quân sự của NATO đang đe dọa Nga ở phía bên kia".
Đài Russia Today đưa tin về chuyến thăm Nga của ông Tập Cận Bình.
Bắc Kinh và Moscow đã nhiều lần cùng nhau thể hiện tiếng nói chung như phản đối các chính sách của Mỹ liên quan tới các vấn đề quốc tế như Syria và Triều Tiên bằng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ.
"Moscow và Bắc Kinh đã nhìn thấy tác động của các cuộc tấn công do NATO hậu thuẫn... Họ không muốn nhìn thấy sự bất ổn mà Washington đang tìm kiếm ở Trung Đông... Bắc Kinh và Moscow muốn kinh doanh với nhau" - tác giả, nhà báo Afshin Rattansi nói về các mối quan tâm chung của Nga và Trung Quốc.
Nga và Trung Quốc thực tế cũng đang mở rộng quan hệ đối tác kinh tế. Thương mại song phương đã tăng 11% mỗi năm, đạt mức kỷ lục 88 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 100 tỷ USD trong năm 2015 và 200 tỉ vào năm 2020.
Năng lượng cũng là một yếu tố ràng buộc lớn trong mối quan hệ này vì Nga là một trong những nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới, trong khi Trung Quốc tiêu thụ năng lượng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Trong tháng 2, hai nước đã nhất trí về việc Nga sẽ cung cấp 38 tỷ m3 khí thiên nhiên mỗi năm cho Trung Quốc. Con số này có khả năng còn tăng nữa một khi nền kinh tế của Bắc Kinh tiếp tục phát triển.
"Họ đều đồng ý với các nguyên tắc cơ bản như: "Chúng tôi muốn một thế giới đa cực, chúng tôi muốn có nhiều tiếng nói hơn với mọi thứ xảy ra trên thế giới" - Pepe Escobar, phóng viên tờ Asia Times, nói với RT.
Mở rộng hợp tác nhưng không quên cảnh giác với Trung Quốc
Nga không quên cảnh giác với tham vọng mở rộng biên giới tới phần lãnh thổ phía đông của mình của Trung Quốc.
Mặc dù thúc đẩy một loạt các chương trình thắt chặt hợp tác với Trung Quốc trên cả lĩnh vực chính trị và thương mại song Moscow vẫn tỏ ra cảnh giác với sự ngày càng gia tăng sức mạnh quân sự của Bắc Kinh và sự ngày càng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốctới phần lãnh thổ phía đông rộng lớn và thưa dân của Nga-Reuters nhận định.
Các nhà phân tích quốc phòng tin rằng sự phân bổ các nguồn lực quân sự, gồm cả hệ thống phòng không và tàu ngầm hạt nhân, tới bờ biển phía đông của Nga là một nỗ lực chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, ngay cả khi Nga bán vũ khí cho quốc gia này.
Trong một số cách, quan đội hệ tác giữa Moscow và Bắc Kinh có thể có nhiều chiến thuật hơn so với chiến lược.
Hiện tại, Trung Quốc chưa muốn làm căng thẳng trong vấn đề biên giới với Nga, nơi từng xảy ra các cuộc đụng độ nửa thế kỷ trước - Dmitri Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, một người thuộc nhóm think tank nhận định.
Cũng theo ông Trenin, "người Trung Quốc đã nhiều lần giành thành công trong việc "chơi" lại người Nga để giành lợi thế riêng cho mình hơn cả người Mỹ đã làm với người Nga".
theo gd