Tuổi thơ bất hạnh
Lê Thảo chỉ biết ḿnh là con lai Phi Luật Tân nhưng không biết cha là ai. Trong kư ức mịt mờ, anh chỉ nhớ sau tháng 4-1975, khi anh chỉ mới 4 tuổi, trong một đất nước hỗn loạn, tương lai mờ mịt, mẹ anh đă đem đứa con duy nhất của ḿnh cho một đôi vợ chồng luống tuổi ở Cái Răng, Cần Thơ như để cất một gánh nặng và trốn chạy một dĩ văng buồn thảm. Xă hội Việt Nam, trong thời buổi ấy, việc một cô gái lấy người ngoại quốc, dù là một người lính dân sự vụ Phi, hay một anh lính Mỹ xa nhà đều bị dư luận khắt khe lên án.
![](http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/150193-DP_Pho-1-Le-Thao_400.gif)
Lê Thảo.
Lúc bấy giờ ông bà Bảy Lư, nhà họ Lê đă có con đặt là Út, nên đứa con lai này được đặt tên là Lê Văn Chót. Tên Lê Văn Thảo chỉ được đổi lại khi làm hồ sơ đi Mỹ. Được vài năm sau, đứa con trai duy nhất của ông bà qua đời, để cho gia đ́nh con đỡ quạnh hiu, Thảo về làm con nuôi của người vừa mất và từ nay gọi ông bà Bảy bằng ông bà nội. Gia đ́nh nuôi anh cũng nghèo khó, vất vả, nhất là sau những ngày miền Nam “làm quen” với chế độ Cộng Sản, phải bữa đói bữa no. 10 tuổi, Thảo đă lăn lóc ngoài chợ Cái Răng, hằng ngày, xoay ṿng đội thúng đi bán bánh ḿ thịt, bưởi hay dừa tươi để phụ giúp gia đ́nh.
Mười năm sau, lúc phong trào “đăng kư” con lai về tới địa phương, gia đ́nh nuôi Thảo không nghĩ đến chuyện ra đi v́ quen sống cảnh quê, quyến luyến ruộng đồng, cũng không thể nào chạy tiền để lo dịch vụ. Ông Bà Tám để cho Thảo quyết định khi có một gia đ́nh muốn “ghép hộ” để cùng Thảo đi Mỹ, v́ không cùng hộ khẩu cũng như khó có dữ liệu chứng minh là con lai Phi, việc ra đi theo diện con lai của Thảo gặp nhiều khó khăn nếu không có tiền giải quyết. Năm 1991, theo gia đ́nh người “ghép hộ,” Thảo đến định cư tại Dallas, nhưng được một năm sau, hết trợ cấp, gia đ́nh này chuyển đi Washington DC sinh sống, mà không muốn đem đứa con lai, “tấm vé đi Mỹ” của gia đ́nh theo.
Mặc dầu đă trưởng thành, nhưng Lê Thảo không được học hành, trong túi không tiền, không hề có một người bà con ruột thịt nào trên đất Mỹ, bắt đầu cuộc sống tự lập bằng những công việc đơn giản như đi phụ may, cắt chỉ cho đến những công việc khó hơn như lái xe nâng hàng forklift cho sân bay. Thất nghiệp một thời gian dài, Lê Thảo xin đi làm nghề bưng phở tại một tiệm phở ở thành phố Arlington, tưởng chỉ để tạm bợ sống qua ngày hai bữa, không hề nghĩ rằng đây là cơ duyên bắt đầu để anh bước vào nghề kinh doanh món ngon của quê mẹ: “Phở,” v́ ngày nay phở đă là món ăn b́nh dân nổi tiếng thế giới.
![](http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/150193-DP-Pho-2-ngoai-quoc_400.gif)
Không phải chỉ có người Việt mới mê Phở.
Phở: Món ngon quê mẹ
Mở hàng ăn là một nghề kiếm ra tiền nhưng ít ai chịu đựng nổi thời khóa biểu khắc nghiệt, với chuyện thức khuya dậy sớm và chạy hàng cho cửa tiệm từ miếng thịt ngon đến cọng rau tươi. Dáng dấp cao gầy, vẻ mặt hơi xanh xao, người chủ hai tiệm phở nổi tiếng “I Luv Pho,” Atlanta hiện nay thú nhận từ khi vất vả đeo đuổi để mở tiệm, có lúc suốt 36 giờ làm việc tất bật mà chưa được ngủ. Các tiệm nail Việt Nam thường t́m nhiều vùng đất mới có nhiều người bản xứ, trong các tiệm phở lại đi t́m nơi đông người Việt. Lê Thảo đă gầy dựng nhiều tiệm phở như Phở 2000 và 2002 ở Denver, Phở Cung Đ́nh (Palace), Eastern Wind ở Arlington, Phở 2006 ở Carrolton, I Luv Phở ở Irving, Dallas, sau đó sang nhượng cho chủ khác, và chủ nhân đi t́m một vùng đất mới để dựng bảng hiệu. Đây là tiệm phở thứ 9 trong cuộc đời mở tiệm của Lê Thảo. Anh thú nhận chưa bao giờ được cắp sách đến trường, dù ở Việt Nam hay ở Mỹ, không có họ hàng thân thích, cũng không có ai giúp vốn. Từ việc sắp xếp nhân viên cho đến việc trang trí trong ngoài cửa tiệm đều do một “tay mơ,” không chuyên nghiệp, đứa con lai thất học, lặn lội, không phải “t́m về quê cha” như những đứa con lai Mỹ khác mà số phận t́nh cờ đă đưa đẩy đến đây, một nơi xa quê mẹ mà cũng không phải là quê cha.
![](http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/150193-DP-Pho-3-phia-sau_400.gif)
Phía sau tiệm phở.
Người địa phương cho rằng Lê Thảo là người rộng răi, luôn luôn có mặt trong công việc yểm trợ cộng đồng, các tổ chức tôn giáo và xă hội ở địa phương và là một thương gia có năng khiếu “rao hàng”. Trong hai ngày khai trương tiệm phở trên đường Satellite, thành phố Duluth, vào đầu năm 2012, “I luv Pho” đă chiêu đăi mỗi ngày 4,000 khách tấp nập đến ăn free từ 8 giờ sáng cho đến 10 giờ tối.
Ở tiệm phở này, Lê Thảo đă thử nghiệm bán một tô phở “Hàng Không Mẫu Hạm” giá $50.00 (để so với các size Xe Lửa, Tàu Bay, Tàu Thủy đă có từ lâu nay.) Tô phở lớn gồm 3lbs thịt, 3lbs bánh và 1/2 gallon nước dùng. Khách ăn hết tô phở sẽ được tặng $500 và cái tô để đem về nhà làm kỷ niệm. Từ khi rao hàng hai tháng trước đến nay chỉ có một thực khách Đại Hàn, ngốn hết tô phở, chỉ c̣n để lại ít nước, đă được nhà hàng công nhận thắng cuộc trong khi hai người khách Việt khác đành bỏ dở tô phở. Để tránh những việc kiện tụng như khi khách hàng chết v́ bội thực hay phải vào bệnh viện cấp cứu, nhà hàng đă nhờ văn pḥng luật sư soạn thảo một khế ước được kư kết giữa chủ nhân tiệm phở và khách hàng. Trước khi cầm đũa, khách ăn và chủ đồng kư thuận những điều ghi trong văn bản.
Với hoàn cảnh một đứa con lai lạc loài, bị bỏ rơi, lớn lên trong một gia đ́nh nghèo khổ, trên xứ của cơ hội, Lê Thảo đă gầy dựng lại cuộc đời riêng cho ḿnh, nhưng anh cũng đă biết trở lại đền ơn đáp nghĩa những ân nhân ngày trước đă nuôi nấng và tạo cơ hội cho ḿnh có ngày hôm nay. Thảo đă trở về Cái Răng “cất cho cô Tám cái quán để buôn bán nuôi Ông Bà Nội,” hay qua lại DC để thăm gia đ́nh ngày trước đă đưa anh đến Mỹ, nhưng không thể nào t́m lại được thứ t́nh mẫu tử mà anh đă ấp ủ đợi chờ bao nhiêu năm. Người mẹ đă mang nặng đẻ đau, dứt ruột đem cho đứa con của ḿnh v́ nghịch cảnh, ngày nay đă có một mái ấm gia đ́nh. Nhiều năm trước đây, Lê Thảo đă có cơ hội gặp lại mẹ, nhưng cả mẹ, con đều không có thời gian sống chung, nuôi nấng, thương yêu, nên t́nh cảm cả hai bên, dường như rất lạt lẽo. Đă không cha, cậu bé con lai ngày trước hôm nay cũng không có t́nh mẹ. Đă có bao nhiêu người con lai trong hoàn cảnh chiến tranh trên đất nước chúng ta, có chuyện đời trái ngang như vậy?
Bài và h́nh: Huy Phương/Người Việt