Trong số 60,000 du học sinh Việt Nam hiện nay, ngoại trừ khoảng hơn 4,000 người học bằng ngân sách chính phủ theo đề án 322, vài ngàn người theo học bằng các học bổng chính phủ, số c̣n lại đi học bằng con đường tự túc. Số lượng sinh viên Việt Nam học tập tại các trường đại học và cao đẳng của Mỹ lên tới gần 15,000 người trong năm học hiện tại, đưa Việt Nam lên thứ 8 trong danh sách các nước có nhiều sinh viên học tại Mỹ. Trong năm học này, số sinh viên người Việt theo học tại các đại học và cao đẳng của Mỹ đă tăng 14%, từ 13,112 người lên thành 14,888 người. Với con số này, Việt Nam hiện xếp thứ 8 trong số những nước có nhiều sinh viên du học nhất ở Mỹ, cách đây 5 năm, số sinh viên du học Mỹ chỉ đứng hạng 20.
Những con số
Những con số thực tế sau đây do gia đ́nh một du học sinh tại Mỹ (thuộc loại giàu có) cung cấp cho chúng tôi vào thời điểm 2011:
- Đóng lệ phí xin visa: $140 cho lănh sự quán tại VN (nếu phỏng vấn không đậu th́ không hoàn trả)
- Dịch vụ làm hồ sơ (chọn trường, liên lạc với trường và hướng dẫn làm thủ tục phỏng vấn, hồ sơ chứng minh tài chính ...) từ $1,500 - $2,000 (nếu ḿnh tự làm th́ không mất tiền).
- Chi phí cho du học: Nếu vào trường cộng đồng: Học phí từ $15,000 - Vào thẳng các đại học từ $30,000 đến $40,000/năm (tùy theo trường và tiểu bang).
- Ăn, ở, đi lại tự túc: Thuê nhà hoặc share pḥng từ $350 đến $1,000 (rẻ như ở Dallas, đắt như San Francisco) một tháng. Một năm khoảng $4,000 - $12,000. Tiền ăn, tiền xe khoảng $150- $200/1 tháng. Một năm khoảng $1,800- $2,400.
- Ở kư túc xá: Ăn ở trong trường 1 năm từ $10,000 -$15.000.
Tiền di chuyển: ít đi lại khoảng $600-$1,000/ năm
- Bảo hiểm y tế: $1,000/năm
- Sách và tài liệu: $500 (tùy thuộc vào môn học).
- Chi phí về thăm nhà mỗi năm một: $1,500.
Tổng số chi phí cho 1 năm du học tại Mỹ từ: $45.000 - $60,000.
Một sinh viên từ Việt Nam muốn sang du học tại Mỹ thường phải lo từ các dịch vụ ở Mỹ, “bao trọn gói” khoảng $2,000. Dịch vụ sẽ t́m đại học ghi danh cho sinh viên cho đến khi họ được cấp mẫu I-20, nghĩa là chấp nhận cho sinh viên được ghi danh theo học tại một trường ở Mỹ, lúc đó Ṭa Đại Sứ Mỹ mới cho phép sinh viên được vào phỏng vấn. Cũng không phải ai được ghi danh tại một trường ở Mỹ đều giỏi Anh ngữ, bên cạnh nhân viên sứ quán Mỹ có thông dịch viên. Nhân viên phỏng vấn sẽ xem xét học bạ, giấy tờ công ăn việc làm, tài khoản ngân hàng, bất động sản của cha mẹ, ư hướng của du học sinh. Việc phỏng vấn du học sinh càng ngày càng gay go, nhưng cứ đóng lệ phí $200 là được vào phỏng vấn, nên có du học sinh kiên nhẫn đi phỏng vấn đến lần thứ 4 mới đậu, nhưng cũng có du học sinh cảm thấy khó khăn nên chuyển sang các nước khác.
Dư luận vẫn thường cho rằng sinh viên Việt Nam được du học sang Mỹ đều là “con ông cháu cha” hay “con cái cán bộ cao cấp,” nhưng theo kỹ sư Nguyễn Hoan, một công dân Mỹ ở Dallas Ft Worth có những khế ước làm việc tại Việt Nam và là người gần gũi với các du học sinh ở địa phương th́ cho rằng cũng có 30% là thuộc gia cảnh trung b́nh đă tạo đầy đủ chứng từ nhà đất, tài khoản hay học bạ v́ muốn sở hữu mọi thứ giấy tờ ở Việt Nam không phải là chuyện khó. Một viên chức chỉ có số lương $500 mỗi tháng, có thể làm những hợp đồng (ma) với những công ty quen biết, để có thể có đủ con số lợi tức cho con du học.
Du học ở đâu?
Một sinh viên tên Thảo ở Saigon, sau khi được cấp visa du học vào Mỹ đă cho biết cô đă phấn đấu để được du học Mỹ v́ Mỹ có hệ thống giáo dục tân tiến, bằng cấp được cả thế giới công nhận, đại học Mỹ có các hoạt động văn hóa thể thao, và có những con người năng động giúp cho cô có kinh nghiệm sống, và giúp t́m hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau của một quốc gia đa văn hóa như tại Mỹ. Nhiều gia đ́nh cũng tính toán vào giá trị của đồng ngoại tệ, du học ở Anh Quốc, Thụy Sĩ th́ tiền quá cao, rẻ th́ chọn New Zealand, Phần Lan hay chọn “gần nhà” như Úc, Singapore. Cách đây hai năm, du học ở Úc rẻ như Mỹ nhưng bây giờ du học ở Úc lại tốn kém hơn, nên có sinh viên sau hai năm ở Úc lại đổi sang quốc gia khác.
Nhiều người cho rằng Mỹ cấp visa du học căn cứ vào khả năng tài chánh của gia đ́nh ứng viên du học, nhưng sự thật có nhiều con em của các “đại gia” giàu có nổi tiếng ở Saigon khi vào phỏng vấn vẫn bị rớt. Năm ngoái một tờ báo ở Saigon đă nêu vấn đề thắc mắc về nguyên tắc để được cấp visa du học, đă được Lănh Sự Quán Mỹ tại Saigon trả lời là vấn đề này do các viên chức phỏng vấn sứ quán có toàn quyền quyết định mà không cần giải thích hay cứu xét khiếu nại.
Về hay ở lại?
Ở Việt Nam hiện nay du học nằm trong cơn sốt xuất ngoại, cũng như việc lấy chồng ngoại quốc, hay xuất khẩu lao động. Lấy chồng Đài Loan hay đi làm công nhân là đường ngắn, những gia đ́nh có học vấn nghĩ con đường xa, đầu tư cho tương lai gia đ́nh bằng cách tạo cơ hội cho con ra ngoại quốc du học, nên dù phải bán xới của cải, vay mượn để có tiền lo cho con. Trên lư thuyết cho con đi du học là để kiếm bằng cấp và tương lai cho con, nhưng sự thật th́ cha mẹ nào cũng muốn cho con có cơ hội ở lại ngoại quốc (có việc làm hay kết hôn) dù là Mỹ, Canada hay Úc, để lập một “đầu cầu” sau này cho toàn bộ gia đ́nh rời bỏ Việt Nam. Hầu như tất cả du học sinh đi làm trong các tiệm ăn ở Dallas Ft Worth mà tôi được gặp, cố đặt câu hỏi “về hay ở lại” với các em, đều được trả lời với một cái nhún vai hay một nụ cười rộng mở. Các em cho biết có du học sinh sang đây chưa đầy hai năm đă có cơ hội kết hôn rồi. Sinh viên Đào Nhật, quê ở Hải Pḥng, mới sang Mỹ chưa đầy năm, th́ dè dặt hơn, cho biết một cách thành thật: “ngày ấy nếu không có ai níu kéo th́ về,” và “nếu kiếm được việc làm ở Mỹ th́ cũng tốt thôi!” Đó là đối với các sinh viên không có cha mẹ là cán bộ cao cấp trong chính phủ, không có cơ sở làm ăn của gia đ́nh hay không là “đại gia.” Trong mười năm, ít nhất là một vài lần, tôi được những người quen có con cháu du học, nửa đùa nửa thật nói rằng: “Cháu nó qua du học, bác có đám nào th́ giới thiệu cho cháu đi!”
Nhiều sinh viên khá giả du học trở về để quản lư các dịch vụ hay tài sản của gia đ́nh. Báo chí kể về cô Bùi Khánh Trang 23 tuổi, được gia đ́nh cho du học Anh Quốc về ngành quản lư kinh tế, về nước năm 2010, hiện nay quản lư một nhà hàng ăn ở Saigon với số vốn lên đến 400,000 đô la, số nhân viên lên đến 80 người, doanh thu mỗi ngày lên đến 2,000 đô la. Hay như con trai ông Nguyễn Tấn Dũng, tiến sĩ công chánh, du học xong chắc chắn phải về nước, đă sẵn có thế lực để “củng cố đời con,” bây giờ đă có chức thứ trưởng. Những trường hợp như vậy th́ đâu cần ở lại ngoại quốc.
(Kỳ sau: Buồn vui của một du học sinh Việt Nam trên đất Mỹ)
NV
Đoàn Xuân, 20 tuổi, có cha là một giám đốc Sở Văn Hóa và mẹ là giám đốc công ty bảo hiểm ở một tỉnh miền Bắc Việt Nam, đến Dallas Ft Worth chỉ mới được 5 tháng, đang theo học tại Richland Community College. Tuy con nhà khá giả, Xuân đă có ư tự lập hơn là xài tiền của cha mẹ. Được bạn bè giới thiệu, Xuân đă xin được một chân hầu bàn trong một tiệm phở ở thành phố Garland. Với khuôn mặt c̣n quá trẻ, khá ngây ngô, qua sự gợi chuyện của chúng tôi, Xuân đă thật thà “khai báo” những chuyện đáng lẽ cần phải che giấu về gia cảnh, khiến chúng tôi đâm ra ái ngại, không muốn đưa h́nh ảnh của em lên trang báo này. Cha mẹ nào không buồn nhớ, thương con đi xa nhà, chắc hẳn cũng đau ḷng khi thấy h́nh ảnh của con đang bưng phở cho khách qua một trang báo trên Internet. Trong giới du sinh tại Mỹ, con số ăn chơi huy hoắc có thể nói là số ít, đi nhiều chỗ, chúng tôi đă gặp một số em vất vả để kiếm thêm tiền chi dụng trong thời gian du học, trong đó có con em những gia đ́nh khá giả.
Xuân thuê chung với bạn bè một ngôi nhà ở gần trường, có một pḥng riêng nhưng chỉ trả mỗi tháng $250, em rất ít khi nấu nướng, thường ăn tại chỗ làm khoảng 4 ngày, ngày nghỉ đi ăn tại nhà một hai người bà con xa hay thường trực ḿ gói. Phương tiện liên lạc với gia đ́nh mỗi đêm thường là qua Internet. Khi hỏi là mùa Hè em có trở lại Việt Nam thăm nhà như nhiều người bạn khác không, Xuân cho biết sợ mất việc làm v́ mùa Hè đông khách, chủ tiệm sẽ thuê người khác, và em cũng muốn tiết kiệm cho gia đ́nh. Mới 20 tuổi, ít khi xa nhà, hồi mới sang đây, nhiều đêm Xuân cũng khóc v́ nhớ mẹ, nhưng nhờ ở chung nhà với bạn bè từ Việt Nam, nên dần dà cũng quen.
Về chuyện giải trí vui chơi, Xuân cho biết mùa Hè chưa biết sẽ ra sao, chứ hiện nay, bận đi học, đi làm ở tiệm ăn, nhiều khi không có thời gian để ngủ, nên chỉ xem TV hay “chat” với bạn bè. Người du sinh này muốn trở thành một bác sĩ y khoa, nhưng con đường quá dài, chưa biết có đi đến đích được không. Em cũng không có ư hướng muốn trở về Việt Nam để làm việc sau khi tốt nghiệp: “Đến lúc đó hăy hay!”
Xe hơi, xe đạp hay đi bộ?
Ngọc Mai 21 tuổi, sinh trưởng trong một gia đ́nh khá giả ở Saigon, đến Cali gần hai năm nay, theo học tại Irvine College, Nam California, sau khi đă qua 6 tháng tại một trường chuyên dạy ESL tại Tustin. Nhờ gia đ́nh có phương tiện, trước khi đến Mỹ, em đă có cơ hội tham dự một trại hè học sinh hai tháng tại nhiều tiểu bang ở Úc Châu, du lịch Thái Lan và Singapore, trước khi vào college đă có dịp sống và sinh hoạt trong một gia đ́nh người Mỹ tại đây, nên không gặp khó khăn về Anh ngữ. Mùa Hè năm rồi, Mai được cha mẹ cho vé máy bay về thăm nhà, và cũng như hầu hết các du sinh khác, gần như mỗi đêm Mai đều nói chuyện điện thoại với gia đ́nh.
Cô du sinh gốc Saigon này hiện share chung một condo ở Irvine với hai nữ du sinh từ Đài Loan và Ấn Độ với giá $650 một tháng, tự lo lấy chuyện nấu nướng, cơm nước. Mai lấy bằng lái xe đă lâu nhưng tiết kiệm, không muốn mua xe hơi mà cỡi xe đạp đến trường, xa khoảng 15 phút đạp xe. Hỏi về dự định tương lai, Mai chỉ cười. Có lẽ trong đầu óc của người du sinh trẻ tuổi này không có khái niệm về chuyện phục vụ đất nước, chỉ thấy được đi du học Mỹ là toại nguyện, cũng không quan tâm đến chuyện chính trị và những ǵ đang xẩy ra trên đất nước Việt Nam. Mai cho biết tất cả đều tùy thuộc vào quyết định của cha mẹ, và bây giờ chỉ nghĩ đến chuyện học.
Qua câu chuyện hằng ngày, người ta cũng có nói đến những du học sinh đến Mỹ có nhà mua bạc triệu trả đứt, có xe mới nhưng thực tế chúng tôi chưa được trông thấy và tiếp cận, nhưng những nơi đi qua, chúng tôi đă gặp những du sinh Việt Nam bưng phở, đứng ngoài đường rao bán thẻ điện thoại, bán hàng trong tiệm tạp hóa, chợ Việt Nam... để có thêm tiền sinh sống ở Mỹ là số nhiều. Nhiều du sinh Việt thuê chung cư ở gần trường để... đi bộ, nhiều em mua xe cũ từ 4 đến 6,000 đă gọi là sang. Những du sinh con các viên chức lớn trong chính quyền thường chọn các đại học đắt tiền và sống xa lánh với các cộng đồng người Việt tị nạn, ít tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Mỹ.
Chúng tôi gặp một người chủ tiệm ăn ở thành phố Irvine, bà cho biết trong tiệm bà có ba du sinh từ Việt Nam. Các em chịu khó và lịch sự với khách hàng hơn là những người Việt Nam lớn tuổi trước đây mà bà đă thuê. Nước Mỹ có truyền thống thuê mướn các sinh viên nghèo đang theo học đại học để giúp đỡ các em phương tiện học hành và nhất là để các em có cơ hội tiếp xúc và cư xử với người khác trong xă hội.
Nhiều du học sinh cho rằng đi học tại Mỹ có trở ngại là quá xa nhà, đi về khó khăn, nhưng bù lại tốt nghiệp ở Mỹ dễ kiếm việc làm, có nhiều người Việt sinh sống, có bà con hay bạn bè của cha mẹ, và nhất là có chợ và nhà hàng bán thức ăn Việt Nam, đỡ nhớ nhà và cô đơn như du học ở Anh Quốc, Singapore hay Nhật Bản.
(Kỳ chót: Du học sinh từ Việt Nam dưới cái nh́n của cộng đồng người Việt tị nạn tại Mỹ)
Du học sinh đi làm ở các tiệm ăn VN th́ có ǵ đầu là lạ, v́ mấy ông bà chủ trả bằng tiền mặt, họ đâu có đóng thuế. Ở Mỹ vừa đi làm vừa đibhọc là chuyện b́nh thường mà.
Rèn luyện cho các em có ư chí tự lập th́ quá tốt rồi.
H́nh như có luật cấm du học sinh đi làm nên họ thường làm ở các tiệm ăn VN lấy tiền mặt, chắc ăn. C̣n lương bao nhiêu một giờ th́ chủ nhân họ biết rỏ là phạm luật.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.