Hải quân Mỹ cho biết sẽ triển khai vài tàu chiến tuần duyên mới tại Singapore và có thể là Philippines trong những năm tới, một động thái có thể làm Trung Quốc lo ngại về nguy cơ bị bao vây và bị gây sức ép trong tranh chấp ở Biển Đông.
Các nhà phân tích khu vực nói rằng các tàu chiến tuần duyên của Mỹ là loại nhỏ, nhưng đồng t́nh rằng động thái này - diễn ra sau khi Washington tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện tại châu Á - có thể khiến Bắc Kinh lo lắng. Hồi tháng, Mỹ và Australia đă thông báo các kế hoạch nhằm gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, với khoảng 2.500 lính thủy đánh bộ sẽ đồn trú tại một căn cứ quân sự ở Darwin, phía bắc Australia.
Tàu USS Independence của Mỹ.
Trong những năm tới, hải quân Mỹ sẽ tiếp tục tập trung vào “các tuyến đường biển chiến lược” của khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh tác chiến của hải quân Mỹ, cho biết.
Ông Greenert cho hay hải quân đă có kế hoạch "đồn trú vài tàu chiến tuần duyên mới nhất của Mỹ tại cơ sở hải quân của Singapore", ngoài các kế hoạch mà Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo về việc các binh sĩ nước này sẽ đóng tại Darwin vào năm tới.
Tàu chiến tuần duyên là các tàu kéo nước nông hoạt động tại các vùng duyên hải và có thể chống lại thuỷ lôi, các tàu ngầm diesel và các tàu nhỏ, có vũ trang và tốc độ cao.
“Đó là kế hoạch triển khai quy mô khá nhỏ và các tàu chiến cũng là các tàu tương đối nhỏ”, Euan Graham, một quan chức cấp cap tại Chương tŕnh an ninh biển thuộc Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, nói.
“Sự bao vây là một cụm từ xuất hiện trong các cuộc thảo luận của Trung Quốc về chiến lược của Mỹ. Họ không vui về điều này, nhưng họ không thể làm ǵ nhiều để ngăn chặn điều đó”, ông Graham nói.
Theo Đô đốc Greenert, các tàu sẽ tập trung vào Biển Đông, tiến hành các chiến dịch nhằm chống cướp biển và buôn người.
“Tương tự như vậy, năm 2050 có thể chứng kiến việc các máy bay P-8A Poseidon hoặc máy bay trinh sát biển không người lái tới Singapore và Thái Lan để trợ giúp các quốc gia này để giám sát chủ quyền lănh hải”, ông Greenert nói.
Một nguồn tin biết rơ về các kế hoạch hải quân cho hay cũng có các cuộc thảo luận về đồn trú tàu chiến tại Philippines.
Theo dơi chặt chẽ
Việc triển khai các tàu tuần duyên này đang được giám sát chặt chẽ bởi Lockheed Martin (Mỹ), Austal (Australia), General Dynamics Corp (Mỹ) và các hăng chế tạo vũ khí khác vốn đang chế tạo 2 mẫu tàu chiến mới cho hải quân Mỹ, và hi vọng bán cho các quốc gia khác trong những năm tới.
“V́ chúng ta sẽ không thể duy tŕ chi phí ngoại giao và tài chính cho các căn cứ mới ở nước ngoài, hạm đội vào năm 2025 sẽ phụ thuộc nhiều hơn và các cảng của các quốc gia sở tại và các cơ sở khác, nơi các tàu, máy bay và thuỷ thủ có thể tiếp nhiên liệu, nghỉ ngơi, tiếp viện và sửa chữa trong khi đồn trú”, Đô đốc Greenert nói.
Ông Ernie Bower, từ Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược, cho hay chiến lược mới tại Đông Nam Á sẽ khác nhiều so với các căn cứ lớn của Mỹ được thiết lập tại Nhật Bản và Hàn Quốc trong quá khứ.
Tuy nhiên, ông Greenert không nói rơ thời gian biểu cho việc đồn trú các tàu chiến tuần duyên ở Singapore.
Tại Philippines, một đồng minh của Mỹ từng vài lần va chạm với Trung Quốc v́ tranh chấp Biển Đông, các động thái trên đă được hoan nghênh.
“Chúng tôi cùng ở trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương và chúng tôi đang đối mặt với các thách thức an ninh chung”, phát ngôn viên quốc pḥng Peter Paul Galvez nói.
“Chúng tôi nh́n thấy vài thách thức an ninh đ̣i hỏi thực sự phải phối hợp cùng nhau, trong đó có các thảm hoạ, các mối đe doạ khủng bố, tự do hàng hải, hải tặc và buôn người. Chúng tôi không thể phủ nhận rằng chúng tôi cần sự trợ giúp của họ trong lĩnh vực đó”.
An B́nh
Theo Reuters