Ấn Độ cũng t́m cách nghiên cứu phát triển loại vũ khí vũ khí chống vệ tinh.
Tích cực theo đuổi “chống vệ tinh”
Không gian vũ trụ đă trở thành nơi tranh giành trong chiến tranh thông tin thế kỷ 21. Quan điểm này đă được các chuyên gia quân sự toàn thế giới thừa nhận. Trong đó, vũ khí chống vệ tinh là vũ khí cần thiết để tiêu diệt các công tŕnh không gian của đối phương trong các cuộc chiến tranh tương lai, ngày càng có nhiều nước đang bắt tay nghiên cứu chương tŕnh có khả năng răn đe to lớn này.
Tên lửa đạn đạo Agni của Ấn Độ
Trong một bài giảng học thuật mang tên “DRDO thách thức của tương lai”, Saraswat, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc pḥng (DRDO) kiêm Cố vấn Khoa học Bộ Quốc pḥng Ấn Độ cho biết, nếu tên lửa Agni-3 và vũ khí pḥng thủ tên lửa đạn đạo trở thành một thể thống nhất, nghiên cứu tên lửa chống vệ tinh là có khả thi. Bởi v́ tên lửa Agni-3 có tầm phóng hiệu quả là 1.400-1.500 km, đủ khả năng tấn công vệ tinh trong không gian.
Bài viết của tạp chí “B́nh luật Không gian” Mỹ cho biết, Ấn Độ là nước nhiệt t́nh nhất trong số các quốc gia mới nổi t́m cách sở hữu vũ khí chống vệ tinh. Tháng 3/2011, Ấn Độ đă hoàn thành thử nghiệm lần đầu tiên dùng hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo đánh chặn tên lửa.
Đây là lần thử nghiệm thứ 6 của chương tŕnh này, được báo chí Ấn Độ cho là đă thử nghiệm thành công, hơn nữa công nghệ chống tên lửa cũng tích hợp thuận lợi với hệ thống pḥng thủ tên lửa của Ấn Độ. V́ vậy, đằng sau “áo khoác ngoài” của kế hoạch “chống tên lửa đạn đạo” chính là Ấn Độ t́m ṭi nghiên cứu phát triển công nghệ chống vệ tinh.
Lịch sử theo đuổi khả năng chống vệ tinh của Ấn Độ rất ăn khớp với chương tŕnh chống tên lửa đạn đạo của nước này. Ngoài hệ thống chống tên lửa đạn đạo, Ấn Độ nỗ lực phát triển khả năng chống tên lửa. Đây là một động thái mới trong những năm gần đây. Ấn Độ tự xây dựng hệ thống chống tên lửa đạn đạo đă trải qua một quá tŕnh đến mấy chục năm.
Ông Saraswat tiết lộ, kế hoạch chống tên lửa đạn đạo của Ấn Độ được chia làm 2 giai đoạn. Mục tiêu của giai đoạn 1 là đánh chặn tên lửa trong phạm vi 2.000 km, độ cao tới 150 km. Cuộc thử nghiệm sắp tới trong năm nay sẽ xác nhận đă đạt được khả năng này hay chưa. Mục tiêu giai đoạn 2 của kế hoạch này là đánh chặn tên lửa trong phạm vi 5.000 km. Điều này sẽ giúp Ấn Độ có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tên lửa đạn đạo SC-19 của Trung Quốc đă thử nghiệm thành công tiêu diệt vệ tinh vào năm 2007.
Ấn Độ cho rằng, đánh chặn tên lửa ở tầm cao có thể trở thành vũ khí chống vệ tinh, hoạt động ở quỹ đạo thấp. Ông Saraswat cho biết, Ấn Độ có cảm giác không an toàn cho các công tŕnh không gian của họ khi phải chịu “mối đe dọa từ Trung Quốc”. Bởi v́ Trung Quốc đă sở hữu vũ khí chống vệ tinh nên Ấn Độ cũng có quyền giành lấy khả năng chống vệ tinh để tăng cường an ninh của họ trong không gian.
Sở dĩ lấy Trung Quốc làm cái cớ là v́ Ấn Độ muốn trở thành thành viên của câu lạc bộ có khả năng chống vệ tinh, trước khi cộng đồng quốc tế xây dựng luật chống sở hữu vũ khí chống vệ tinh.
"Rùm beng" thông tin nghiên cứu "chống vệ tinh"
Ngày 11/1/2007, Trung Quốc đă sử dụng tên lửa đạn đạo SC-19 tiêu diệt vệ tinh khí tượng cũ của Trung Quốc là Phong Vân-1C (FY-1C). Đây là cuộc thử nghiệm thành công đầu tiên của chương tŕnh chống vệ tinh Trung Quốc. Nó lập tức gây sự chú ư của dư luận, Ấn Độ cũng đặc biệt quan tâm đến cuộc thử nghiệm này và cảnh báo trong nội bộ rằng hành động này sẽ tạo ra mối đe dọa cho hệ thống không gian ngày càng tăng của Ấn Độ. Cho đến năm 2009, Ấn Độ mới công khai tuyên bố, họ đang cố gắng t́m các biện pháp bảo vệ các công tŕnh không gian của ḿnh.
Rơ ràng là Ấn Độ quyết định cải tiến công nghệ chống tên lửa đạn đạo hiện có để thực hiện nhiệm vụ chống vệ tinh. Năm 2008, Mỹ đă sử dụng hệ thống chống tên lửa đạn đạo đă được cải tiến, phóng 1 quả tên lửa Standard-2, bắn trúng vệ tinh hỏng có số hiệu là 193.
Có thông tin cho biết Ấn Độ đă bắt đầu tích hợp công nghệ, mục tiêu bước đầu là nghiên cứu phát triển một hệ thống vũ khí không gian.
Về công nghệ chống vệ tinh, hai nước Trung Quốc - Mỹ đi 2 con đường khác nhau. Cuộc thử nghiệm chống vệ tinh năm 2007 của Trung Quốc không chỉ cho thấy Trung Quốc đă có khả năng tiêu diệt vệ tinh trên quỹ đạo, mà c̣n có chương tŕnh vũ khí riêng để phát triển khả năng chống vệ tinh. Trong khi đó người Mỹ đưa công nghệ chống vệ tinh vào trong chương tŕnh hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo, phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ pḥng thủ tên lửa.
Hiện nay vẫn c̣n chưa rơ khả năng chống vệ tinh của Ấn Độ có được đặt trong một chương tŕnh vũ khí riêng biệt hay là một phần của chương tŕnh hệ thống pḥng thủ tên lửa.
Tạp chí “B́nh luận Không gian” tiết lộ, theo một số tư liệu của các hội nghị cấp cao của bộ ngành hàng không Ấn Độ, phía Ấn Độ đă bắt đầu tích hợp công nghệ, mục tiêu bước đầu là nghiên cứu phát triển một hệ thống vũ khí không gian, dùng để tiêu diệt vệ tinh của đối phương hoạt động ở quỹ đạo thấp của Trái đất. Trong t́nh h́nh b́nh thường, vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo thấp chủ yếu dùng trong chiến tranh trung tâm mạng, dẫn đường tấn công công tŕnh không gian của đối phương, v́ vậy tiêu diệt loại vệ tinh này có thể bảo vệ an toàn không gian cho bản thân.
Ông Saraswat cho biết, muốn có khả năng ngăn chặn này, đ̣i hỏi phải nghiên cứu phát triển một loại “vũ khí sát thủ” vệ tinh, “kế hoạch pḥng thủ tên lửa đạn đạo của Ấn Độ đang tiến hành nghiên cứu như vậy”. Nhưng, cũng có nguồn tin từ quân đội Ấn Độ cho biết, tham vọng chống vệ tinh của họ, xét theo nghĩa nghiêm túc, chỉ là một thủ đoạn răn đe, chứ không có nghĩa là muốn dùng thủ đoạn này.
Nếu Ấn Độ đưa công nghệ nền tảng cần cho phát triển khả năng chống vệ tinh vào chương tŕnh pḥng thủ tên lửa đạn đạo, cho dù khả năng pḥng thủ tên lửa của Ấn Độ đă đạt được thành công nhất định, th́ chuyên gia Mỹ cho rằng, điều này hoàn toàn không thể khẳng định Ấn Độ đă có khả năng chống vệ tinh.
Một số học giả Ấn Độ cho biết, giới khoa học và quân đội Ấn Độ có thái độ cởi mở về thử nghiệm chống vệ tinh, nếu Ấn Độ thực sự tính toán chi tiết việc tiến hành thử nghiệm chống vệ tinh này ở đâu, thời gian nào, th́ cuộc thử nghiệm này rất có thể xảy ra trong 5 – 10 năm tới.
Ngày 23/10/2011, tờ “Indian Express”, Ấn Độ đưa tin, theo ông Saraswat, tích hợp một vũ khí tiêu diệt vệ tinh vào một quả tên lửa Agni-3 sẽ có thể chế tạo một quả tên lửa chống vệ tinh.
Trước đây, có tin cho rằng, Ấn Độ đang nghiên cứu phát triển vũ khí sát thương bên ngoài bầu khí quyển tích hợp ở tên lửa, nhằm tấn công vệ tinh trong không gian. Hiện nay, chỉ có Mỹ, Nga và Trung Quốc đă nghiên cứu chế tạo vũ khí chống vệ tinh như vậy.
Đức Trọng
(bee.net/Tổng hợp)