Không chỉ tài năng, những nữ VĐV như Mai Phương, Thùy Linh, Bích Phương, Ngân Thương, Ngọc Châm... c̣n khiến người đối diện ngỡ ngàng v́ vẻ bề ngoài xinh xắn đáng yêu của họ.
Mai Phương – Wushu
Mai Phương bén duyên với wushu lúc mới 4 tuổi và sau khi đổ bao mồ hôi và nước mắt luyện tập, cô đă trở thành một trong những “mỏ huy chương” của thể thao Việt Nam. Nữ VĐV sinh năm 1990 này đă giành được khá nhiều thành tích, trong đó nổi bật có chiếc HCĐ Olympic 2008 ở nội dung kiếm thuật, HCV ĐH vơ thuật thế giới (2006), HCV giải Châu Á trẻ (2003, 2005, 2007)…
“Năm 4 tuổi, bố mẹ cho Mai Phương đi học múa để nâng cao sức khỏe, nhưng thấy chân tay ḿnh cũng dẻo nên các cô chú ở sở TDTT Hà Nội đă thử và chọn vào tập đội năng khiếu wushu của sở. Lúc đó Mai Phương c̣n chẳng biết wushu là ǵ, bố mẹ đồng ư cho đi tập chỉ để cứng cáp hơn. Từ đó đến giờ, wushu trở thành niềm đam mê ăn sâu vào người Mai Phương."
"Có lẽ Mai Phương sinh ra là để dành cho wushu, chưa bao giờ có ư nghĩ sẽ từ bỏ nó” , nữ VĐV xinh đẹp của làng wushu Việt tâm sự.
Bích Phương – Karatedo
Gắn bó với karatedo từ năm 2005, được gọi vào tập trung đội tuyển quốc gia từ năm 2008 nhưng phải tới năm 2010 Bích Phương mới thực sự nổi danh, được người hâm mộ gọi là “cô gái vàng của thể thao Việt Nam”.
Bước ngoặt trong sự nghiệp của Bích Phương chính là Asian Games 16 diễn ra trên đất Trung Quốc. Trong khi các đàn anh, đàn chị, những niềm hi vọng vàng cứ dần thất bại, khiến karatedo Việt Nam đối mặt với nguy cơ không giành được tấm huy chương vàng nào th́ Bích Phương bất ngờ tỏa sáng. Cô gái sinh năm 1992 đă tạo ra kỳ tích khi đánh bại đối thủ nặng kư Kobayashi người Nhật Bản ở trận chung kết để giúp karatedo Việt Nam có được tấm huy chương vàng đầu tiên tại Asian Games 16.
"Trước giải đấu này, ḿnh chỉ phấn đấu để đạt được tấm HCĐ, không ngờ... Có lẽ chính v́ tâm lư nhẹ nhàng, không phải "gánh vàng", nên mọi việc diễn ra cứ như trong mơ", Bích Phương chia sẻ về giây phút đăng quang tại Asian Games 16.
Thùy Linh –
Wushu
Thùy Linh thừa hưởng niềm đam mê wushu từ mẹ (từng là HLV đội tuyển wushu VN). Ngay từ khi c̣n bé, cô nàng sinh năm 1990 này đă phải trải qua thời khóa biểu luyện tập vô cùng khắc nghiệt, thường xuyên phải tập luyện xa nhà.
“Mẹ chính là người quan trọng nhất đưa tôi tới thành công. Mẹ đă dẫn dắt, đem tới sự khởi đầu của tôi với môn thể thao này. Từng là VĐV wushu nên mỗi lần đến sân tập, mẹ thường dẫn tôi đi cùng khi tôi mới 5 tuổi. Tôi bắt đầu bước vào luyện tập wushu khi chưa đầy 8 tuổi. Ban đầu chỉ là rèn luyện sức khỏe v́ khi đó, tôi rất gày và trông yếu ớt. Lúc này, mẹ cũng ít thi đấu hơn nên có điều kiện hướng dẫn tôi nhiều hơn”, Thùy Linh tâm sự
. “Từ bé tôi đă phải thường xuyên xa nhà trong những dịp đi tập huấn, cũng khóc nhè và gọi điện cho mẹ nhưng rồi cũng quen dần đi”.
Ngân Thương –
Thể dục dụng cụ
Ngân Thương đến với thể dục dụng cụ hết sức t́nh cờ. Nhà ở gần khu thể thao Quần ngựa nên những khi rỗi răi Ngân Thương thường đến xem các VĐV tập luyện. Có rất nhiều môn nhưng em thích nhất là thể dục dụng cụ. Ngân Thương cứ mê mẩn trước xà lệch, cầu thăng bằng, băi nhảy ngựa và thảm thể dục tự do.
"Đó là môn nghệ thuật tổng hợp của xiếc, vũ ba lê và âm nhạc. Ngân Thương không sao dứt ra được và khi được tuyển chọn vào hệ VĐV năng khiếu, Ngân Thương xác định đó chính là cuộc sống, là sự nghiệp của đời ḿnh", Ngân Thương thổ lộ như vậy.
Để trở thành nữ hoàng của môn thể dục dụng cụ Việt Nam, Ngân Thương phải xa gia đ́nh từ khi 10 tuổi để sang Trung Quốc tập huấn dài hạn.
"Đó là những ngày dài nhất trong cuộc đời của Ngân Thương. Lần đầu tiên xa bố mẹ, ai cũng khóc đ̣i về nhà. Cô giáo phải dỗ dành, phải nói dối tuần sau cho về. Nhiều cái 'tuần sau' cứ trôi qua, chúng em nguôi dần nhưng đó chỉ là khi tập luyện và học văn hoá thôi, c̣n đêm đến, khi một ḿnh một giường cá nhân là chúng em lại khóc thầm, có những lúc chợt thức, quờ tay sang bên t́m mẹ không thấy, chúng em thức luôn đến sáng, mặt đầm đ́a nước mắt”.
2 năm xa rời các cuộc thi đấu quốc tế v́ án phạt cấm thi đấu của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) do dính doping, mới đây Ngân Thương đă tuyên bố trở lại. Dù đă bước sang tuổi 22, Ngân Thương vẫn là niềm hi vọng vàng cho thể dục dụng cụ Việt Nam tại SEA Games 26 sắp tới.
Vũ Trà My -
Wushu
Sau khi “tứ đại mỹ nhân” Thúy Hiền, Đàm Thanh Xuân, Mỹ Đức, Ngọc Oanh giă từ sàn đấu th́ làng wushu Việt Nam xuất hiện những gương mặt mới tài năng và xinh đẹp không kém lớp đàn chị. Trà My cùng với Mai Phương, Thuỳ Linh chính là lứa vận động viên trẻ tài năng ấy của wushu Việt Nam. Cô nàng luôn thu hút sự chú ư của người đối diện bởi khuôn mặt ưa nh́n, đặc biệt là đôi mắt biết nói.
"My Kun" từng giành ngôi vô địch SEA Games 24, HCV giải trẻ châu Á (2003, 2005), HCV giải trẻ thế giới (2006), HCĐ SEA Games 23... Tiếc rằng, Trà My đă quyết định chấm dứt hẳn sự nghiệp thi đấu thể thao đỉnh cao sau chiếc HCV tại đại hội thể dục thể thao toàn quốc diễn ra vào đầu tháng 4 vừa qua.
Lư do khiến "My Kun" đưa ra quyết định trên là v́ căn bệnh thoái hoá xương - một chấn thương rất khó để chữa trị dứt điểm nếu không ngừng tập luyện. Ngoài ra, My c̣n muốn thử sức ḿnh trong những lĩnh vực mới, tận hưởng cuộc sống thay v́ chịu đựng những ngày tập huấn xa nhà liên miên, cùng những chấn thương dai dẳng...
Ngọc Châm -
Bóng đá
“Quả bóng vàng” Ngọc Châm được mệnh danh là sát thủ ghi bàn trên sân cỏ nhưng ngoài đời, cô lại rất dịu dàng, nữ tính với khuôn mặt xinh xắn, trắng trẻo.
“Mọi người thường nghĩ cầu thủ nữ mạnh mẽ, thô kệch và không xinh đẹp. Nhưng đó chỉ là khi ở trên sân thôi. B́nh thường, khi không mặc quần đùi áo phông, chúng tôi vẫn rất nữ tính. Giờ ai cũng biết làm đẹp. Hơn nữa, chúng tôi biết lúc nào cần nữ tính, lúc nào nên mạnh mẽ”, Ngọc Châm dí dỏm cho hay.
“Tôi nghĩ ngày chưa đi đá bóng, tôi không xinh được như bây giờ. Bóng đá giúp tôi đẹp thêm. Tôi vẫn thường nói vui với mọi người, da trắng có nắng thêm hồng”.
Vào ngày 30/10 tới, chủ nhân của Quả bóng vàng 2008 sẽ chính thức lên xe hoa về nhà chồng. Ngọc Châm tiết lộ, cô chỉ bật mí danh tính đức lang quân đúng ngày vu quy.
Theo Lâm Anh
BĐVN