“Không nên dùng từ đối phó, mà là chiến lược hợp tác với Trung Quốc, tất nhiên có cạnh tranh. Rải rác có đến 12 nơi nghiên cứu về Trung Quốc, nhưng hoàn toàn phân tán và thiếu hợp tác chặt chẽ”. Đó là nhận xét của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và Khoa học, Bộ Công An về hoạt động nghiên cứu biển Đông tại Việt Nam.
Thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết, từ lâu, chúng ta đă có nhiều trung tâm nghiên cứu về biển Đông như các trung tâm nghiên cứu của Bộ Công An, Bộ Quốc pḥng, riêng Viện Khoa học Xă hội Việt Nam có tới 3 viện nghiên cứu về biển Đông là Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện nghiên cứu Mỹ, Viện nghiên cứu ASEAN, rồi các trường Đại học Quốc gia tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng TPHCM cũng có trung tâm nghiên cứu biển Đông…
Thiếu tướng Lê Văn Cương.
Như vậy có thể nói, các cơ quan nghiên cứu về biển Đông nhiều nhưng ở một trạng thái cực kỳ phân tán, thiếu cơ chế hợp tác với nhau. Ngay cả trao đổi thông tin đă khó. Các cơ quan không có trung tâm điều phối, trao đổi thông tin.
Đó là cái yếu nhất của VN hiện nay, không chỉ trong nghiên cứu biển Đông mà cả nghiên cứu về Lào, Campuchia, Trung Quốc, Mỹ … cũng phân tán như vậy. Đó là những đối tượng nghiên cứu cơ bản của VN. Đất nước hưng vong hay thịnh suy, điều quan trọng là ta phải hiểu họ và có chính sách đúng đắn.
- Phải chăng việc thành lập Trung tâm nghiên cứu về biển Đông (Học viện Ngoại giao) là với mong muốn liên kết các trung tâm với nhau?
- Đây là cơ quan nghiên cứu cập nhật tất cả thông tin liên quan tới biển Đông. Tuy nhiên, nó chỉ giải quyết bài toán cập nhật thông tin, diễn biến, phản ứng các bên. C̣n từ một khối lượng thông tin cũ và mới hiện nay để xử lư thành mảng th́ trung tâm này chưa với tới.
Theo tôi, đó cũng chỉ là giải pháp t́nh huống mang tính chắp vá, để kịp thời nắm thông tin và phản ánh lại với cơ quan thực hiện chính sách, không có tính cơ bản, chưa có một chiến lược ǵ về biển đúng với ư nghĩa của nó. Trong khi đó, Trung Quốc th́ khác. Mọi việc làm của Trung Quốc đều nằm trong một tổng thể rất bài bản. Việc nào trước, việc nào sau. Việc này dùng ngư chính, việc này dùng hải giám. Việc này dùng hải quân, việc này dùng cơ quan môi trường… Tất cả các hành động từ phía TQ đều không nằm ngoài sự kiểm soát của cấp trung ương.
Người ta bày y như bàn cờ. C̣n trạng thái của ta y như chữa cháy, cháy đâu th́ mang xe cứu hỏa đến cứu. Nói tóm lại, trước những động thái của Trung Quốc, chúng ta thiếu hẳn một chiến lược. Không nên dùng từ đối phó, mà là chiến lược hợp tác với Trung Quốc, tất nhiên có cạnh tranh. Rải rác có đến 12 nơi nghiên cứu về Trung Quốc, nhưng rời rạc, thậm chí thông tin cũng khác nhau.
- Những điểm chính các học giả Việt Nam chưa thống nhất là ǵ, thưa ông?
- Kể cả các học giả Việt Nam đến giờ phút này khi ngồi với nhau c̣n chưa thống nhất, chưa thông suốt. Ví dụ ư đồ của Trung Quốc ở biển Đông là ǵ? Ngay cả học giả Mỹ và châu Âu cũng có sự nhầm lẫn lớn về TQ. Có tới 80-90 % công tŕnh nghiên cứu về biển Đông đều nói rằng TQ muốn chiếm biển Đông là v́ dầu khí.
Đó là hoàn toàn sai lầm về tầm mức chiến lược. Quan điểm của tôi, xuất phát từ vị trí địa chính trị, địa chiến lược của biển Đông, TQ vạch chiến lược để khống chế biển Đông, chứ không phải v́ dầu khí.
Nên nhớ dầu khí ở biển Đông trữ lượng không phải lớn, làm sao mà so được với vịnh Péc- xích và Trung Đông. Hơn nữa, khai thác cực kỳ khó khăn, lôi lên 1 thùng dầu đắt gấp 2 ở Trung Đông, Bắc Phi. Trong khi đó, bồn dầu ở sông Châu Giang, bán đảo Lôi Châu, biển Hoa Bắc, Hoa Đông, Hoàng Hải đều nhiều dầu, TQ vẫn c̣n để dự trữ, chứ chưa khai thác.
Đúng là TQ cần dầu, nhưng mục tiêu khống chế biển Đông mới là cao nhất. Khống chế được biển Đông là khống chế được Nhật Bản, Hàn Quốc và tác động trực tiếp tới quan hệ chiến lược giữa Mỹ- Nhật Bản- Hàn Quốc, gọng ḱm đè nặng trên đầu TQ.
Khống chế biển Đông để giữ chốt về mặt địa chính trị chiến lược. Phía Bắc th́ tác động trực tiếp tới bộ ba Nhật- Hàn-Mỹ. Phía Nam là ngăn chặn lối ra, là khống chế cả ASEAN.
- Sau khi cắt cáp các tàu B́nh Minh 2 và tàu Viking 2 của Việt Nam, báo chí TQ lại tập trung nói rằng, Việt Nam đang xâm phạm lănh thổ của TQ và khai thác dầu từ vùng này...
- TQ là bậc thầy trên hành tinh về đánh lạc hướng dư luận. Họ suốt ngày tung vào dư luận 1,3 tỉ dân TQ rằng, tài sản của TQ ở biển Đông bị VN cướp, nên TQ phải giành lại. 80-90% nghiên cứu của TQ về biển Đông đề cập tới nguồn lợi lớn từ dầu khí.
Thông tin của hơn 7.000 tờ báo TQ không bao giờ nói về địa chiến lược chính trị. Nếu không có biển Đông, lối ra trở thành siêu cường chỉ là ảo tưởng. V́ thế, TQ giành biển Đông để giành lại thế chủ động và vươn ra Thái B́nh Dương.Vấn đề này, các học giả VN cũng chưa bàn kỹ xem ư đồ của TQ như thế nào.
- Việt Nam cũng đă tổ chức một số hội thảo quốc tế về biển Đông, vấn đề như ông nói có được bàn bạc hoặc đưa ra tại hội thảo?
- Nói thật ra, hội thảo lớn th́ chỉ một số ít người nói mạch lạc rơ ràng, c̣n phần lớn học giả VN một số hiểu nhưng không dám nói, một số hiểu nhạt nḥa. Trong bối cảnh như vậy, người chủ tọa không dám quyết định ǵ cả, coi như bỏ lửng. Câu hỏi mục đích thật sự của TQ với biển Đông vẫn bị bỏ lửng, đến giờ phút này ở VN chưa có câu trả lời, kể cả giới học giả và hoạch định.
Đấy là điều buồn nhất của VN. Tôi cũng đă trao đổi nhiều về vấn đề này tại các hội thảo. Nhưng nói thật, nhiều ư kiến của ḿnh trái chiều, không được chấp nhận. Hơn nữa, học giả VN cũng nhiều loại, nhất là một số người đang làm việc, người ta cũng lo giữ an toàn, cũng có lúc người ta biết một phần, nhưng không dám nói. Đó là điều đáng buồn. Trung Quốc th́ khác, họ mở hết cửa.
Ông có thể cho biết, Trung Quốc cởi mở cho các vấn đề nghiên cứu biển Đông như thế nào?
Trung Quốc tập hợp một đội ngũ học giả khá dày dặn kinh nghiệm, thậm chí trong đó có một số người phản biện. Họ chấp nhận. Đặng Tiểu B́nh đă nói, mỗi phát triển của lư luận, của nhận thức phải thông qua cọ xát, v́ thế mới có giao phong…
- Ông có thể nói rơ hơn về chiến lược của TQ?
- Tôi nghĩ, bây giờ phải hiểu TQ muốn ǵ với thế giới, nghĩ ǵ về VN. Có lẽ, TQ đang vạch ra một chiến lược lâu dài đến khoảng năm 2030-2040 gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 là đuổi kịp Nhật Bản đến thời điểm 2008-2009 đă xong. Sau khi đuổi kịp Nhật Bản, 20 năm sau th́ đuổi kịp Mỹ. Như vậy, khoảng 2035, TQ sẽ đuổi kịp Mỹ về GDP, trong đó phần đóng góp cho hiện đại hóa khoa học và quân sự vượt hẳn lên.
Nếu 20-30 năm nữa, GDP bằng Mỹ th́ đầu tư cho quốc pḥng không thua kém Mỹ. Khi ấy họ sẽ ngồi vào bàn phân chia lại với nhau. TQ phấn đấu ngồi với Mỹ phân chia thế giới. Trong thâm tâm TQ muốn đẩy Mỹ ra khỏi khu vực.
Mối quan hệ TQ với Nhật Bản, Triều Tiên cũng quan trọng. Tranh chấp biển Đông của ta không bao giờ đơn độc v́ nó gắn liền với bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan. Giai đoạn 15-20 năm nữa, TQ và Mỹ sẽ hợp tác và mặc cả với nhau về vấn đề biển Đông, ASEAN và eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên…
Đối với chiến lược dài hơi của TQ, chúng ta phải hiểu TQ để có chính sách hợp tác để giữ ḥa khí. Đây là quan hệ trường tồn, vật đổi sao dời, không bao giờ thay đổi. Nh́n lại quá khứ mới thấy cha ông ta sao mà giỏi thế. Khoảng thời gian 362 năm nhà Lê (1428- 1789), ta không mất 1 m2 đất trong khi đó phương Bắc cực thịnh, thời ba ông vua nổi tiếng thời Đại Thanh (Càn Long- Khang Hy- Ung Chính).
Mặc dù hằng năm ta vẫn sang cống nạp cho Bắc Kinh, nhưng không mất một tấc đất. Đó là nhờ chiến lược Thần phục h́nh thức,độc lập thực sự.
TQ sẽ tiếp tục gây ra các vụ việc trên biển Đông, tuy trong 5-10 năm tới sẽ không có ǵ quá đà v́ họ đang tuyên cáo phát triển ḥa b́nh. Tôi nghĩ TQ sẽ kết thúc giai đoạn này bằng việc đặt dàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của VN, có thể là ngoài khơi biển miền Trung.
- Theo ông, Việt Nam cần phải có đối sách ǵ?
- VN phải mạnh lên về kinh tế, phải mở rộng cửa hợp tác với Nhật Bản, Mỹ, EU và các đối tác khác. Con đường đúng đắn là xây dựng hữu hảo với TQ. Mọi người phải có trách nhiệm xây dựng quan hệ tốt đẹp với TQ.
Điều này cũng không ngăn cản chính phủ VN nói với dân biết những diễn biến trên biển Đông và các vấn đề khác liên quan tới an ninh quốc gia. Điều này phải làm rơ ràng. Thậm chí, phải đưa Hoàng Sa- Trường Sa vào giáo tŕnh địa lư, lịch sử của cấp 1, 2,3. Song song với mạch đó, phải đẩy mạnh tổ chức nghiên cứu về biển Đông.
TQ mỗi năm cho bảo vệ 20 luận án tiến sỹ về biển Đông. VN th́ không có luận án nào, trong khi tư liệu để khẳng định chủ quyền VN tại biển Đông c̣n nằm ở Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Honduras, Mỹ… Tại sao không chi tiền cho anh em làm cái này?
Ngoài ra, VN phải tăng cường đối thoại song phương với TQ, tăng cường đối thoại đa phương cùng Philippines, tranh thủ với ASEAN và mời các học giả quốc tế tới VN. Khoa học là trần trụi, không có ǵ là che giấu. Nếu làm được điều đó, các nhà khoa học VN mới phát triển được và đẩy mạnh ḷng tự tôn dân tộc.
Theo Tiền Phong