Ấn Độ đă bày tỏ lo ngại về việc Liên hợp quốc cho phép Trung Quốc thăm ḍ và khai thác khoáng sản vùng đáy biển quốc tế ở Ấn Độ Dương, cho rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng quyền này để biện minh cho việc triển khai tàu chiến trong khu vực.
Hôm qua, các Bộ Quốc pḥng và Bộ Ngoại giao Ấn Độ đă đồng loạt lên tiếng bày tỏ quan ngại trên.
Theo báo chí Ấn Độ, ngày 19/7, Cơ quan Quản lư Đáy biển Quốc tế LHQ (ISA, có trụ sở tại Jamaica) đă đồng ư cho phép Trung Quốc được quyền thăm ḍ và khai thác khoáng sản ở khu vực đáy biển phía tây nam Ấn Độ Dương, thuộc vùng biển quốc tế, nằm giữa châu Phi và Nam cực.

Tàu ngầm Giao Long của Trung Quốc được thiết kế để lặn tối đa 7.000 mét, có thể tới 70% đáy biển trên thế giới.
Cơ quan T́nh báo Hải quân Ấn Độ (DNI) cảnh báo là sự kiện này có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng đối với Ấn Độ, v́ “Trung Quốc có thể đưa ra những lư do để duy tŕ sự hiện diện liên tục trong vùng đại dương này”.
“Điều này sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc thu thập các dữ liệu hải dương học và thủy học một cách hợp pháp. Hơn nữa, nó có thể tạo cớ cho Trung Quốc triển khai tàu chiến trong khu vực”, tuyên bố của DNI viết.
Cơ quan t́nh báo của hải quân Ấn Độ nhấn mạnh, mặc dù Trung Quốc nói rằng công việc này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của họ về khoáng sản, nhưng chắc chắn là hải quân Trung Quốc sẽ can dự vào những hoạt động thăm ḍ t́m kiếm và hải quân Ấn Độ cần phải theo dơi sát sao các động thái này.
Ban Đông Á của Bộ Ngoại giao Ấn Độ có cùng nhận định và cho rằng cần phải có những giải pháp pháp lư để ngăn ngừa các nguy cơ nói trên.
Trung Quốc đă phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển 1982 và đồng thời là thành viên Cơ quan Quản lư Đáy biển Quốc tế. Để thực hiện tham vọng khai thác khoáng sản đáy biển, từ năm 2002, Bắc Kinh đă tiến hành một chương tŕnh nghiên cứu chế tạo tàu lặn.
Trong những ngày qua, báo chí Trung Quốc cho biết tàu lặn Giao Long đă xuống được độ sâu 5.000 mét. Mục tiêu của giới chuyên gia Trung Quốc là tàu Giao Long có thể lặn ở độ sâu 7.000 mét.
Hiện nay, tàu lặn Giao Long đang hoạt động tại vùng đáy biển quốc tế, nằm giữa Hawaii và Mỹ, nơi mà Trung Quốc đă được cấp giấy phép thăm ḍ khoáng sản từ năm 2001.
Cho dù Bắc Kinh tuyên bố là tàu ngầm này được thiết kế cho hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm góp phần thăm ḍ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhưng theo các chuyên gia quân sự nước ngoài th́ loại tàu này có thể được dùng vào việc can thiệp hoặc cắt cáp truyền thông dưới đáy biển, truy t́m vũ khí của nước ngoài hoặc sửa chữa, cứu hộ tàu ngầm.
Hà Khoa
Theo Indian Express, AFP