Nhà nước bỏ hàng chục tỉ đồng nhằm hiện đại hóa Trạm cân Dầu Giây (Đồng Nai), nhưng vẫn thua những "chiêu thức" của tài xế.
Một xe quá tải bị buộc vào cân tĩnh để kiểm tra - ảnh: K.C |
Vụ 3 tài xế gây náo loạn tại Trạm cân Dầu Giây vào tối 2.12 (đă bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 10.12 về hành vi “gây rối trật tự công cộng”) cho thấy những bất cập tại đây đă gây bức xúc lên đỉnh điểm. Nguyên nhân do các xe quá khổ, quá tải từ 100- 200%, nếu biết mánh khóe th́ qua trạm vô tư. Tài xế Nguyễn Thanh Tuấn (SN 1984, ngụ H.Trảng Bom, một trong 3 người bị tạm giam) cho rằng hành vi của ḿnh bột phát là do liên tục bị cơ quan chức năng lập biên bản mặc dù chỉ phạm lỗi nhẹ. Trong khi đó, mỗi ngày hàng ngàn lượt xe, "chỉ nh́n là biết quá tải ngay", nhưng không ai xử lư.
Từ né trạm…
|
Thiết bị thường xuyên bị “mù”
Theo tài liệu của Thanh Niên, việc thiết bị trạm cân thường xuyên bị “mù” là do báo cáo kinh tế kỹ thuật (KTKT) có vấn đề. Cụ thể, thiết bị cân động được lắp đặt chỉ hoạt động tốt khi các phương tiện có tốc độ trên 20 km/giờ, trường hợp xe né bằng cách chạy tốc độ thấp hơn, nó sẽ không nhận được dữ liệu cân, không tạo tín hiệu để kích hoạt phần mềm nhận dạng biển số. Chưa hết, các đơn vị liên quan c̣n không lắp đặt bộ phát hiện trục bánh xe mà lại lắp thêm bộ phận cảm biến nhiệt (không đúng với báo cáo KTKT), dẫn đến hệ thống cân động hoạt động không chính xác, không phát hiện xe quá tải qua trạm. Vùng ảnh hưởng của camera nhận dạng chữ số bị giới hạn nên trong thực tế khi các phương tiện đi sát dải phân cách dẫn đến không nhận dạng đầy đủ biển số (chỉ đạt dưới 70%).
|
|
Ông Vơ Xuân Hải, người dân H.Trảng Bom, cho biết từ ngày Trạm cân Dầu Giây hoạt động trở lại (tháng 3.2009 - PV) th́ các con đường xung quanh khu vực này bị xe quá tải cày nát cả ngày lẫn đêm để né trạm. "Sau khi dư luận lên tiếng, CSGT cùng các ngành chức năng chốt chặn làm căng, t́nh h́nh né trạm có giảm chút đỉnh. Khi lực lượng rút đi, những chiếc xe tải chất cao hàng hóa vẫn chạy ầm ầm, khiến đường sá nát như tương", ông Hải bức xúc. Theo báo cáo của Sở GTVT Đồng Nai, điều bất cập nhất là xung quanh Trạm Dầu Giây có đến 18 tuyến đường né nối thông với QL1A đi các tỉnh B́nh Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu đă tạo điều kiện cho các xe quá tải trốn trạm, phá nát đường sá.
Trong khi đó, ông Dương Mạnh Hưng - Chánh thanh tra GTVT Đồng Nai - cho biết năm 2009, tỉnh Đồng Nai đă thành lập lực lượng liên ngành chốt chặn tất cả các đường né trạm. Thế nhưng, để có thể chặn hết các đường này phải huy động 130 người trực gác ngày đêm. Sau một thời gian, xe quá tải bớt né trạm nên lực lượng này không c̣n duy tŕ nữa.
...đến “tăng bo” sang tải
Theo ghi nhận của Thanh Niên, tại trước đường vào trạm cân, luôn có xe “tăng bo” để giúp các xe quá tải sang tải để qua trạm. Một c̣ cho biết giá mỗi chuyến sang tải khoảng 500.000 - 700.000 đồng. Ngày nào nhiều hàng, trừ chi phí bốc vác, xăng nhớt, cũng kiếm được hàng triệu đồng. Những xe quá tải, quá khổ chạy đường dài không dám vượt trạm cân nên đă sang hàng qua những chiếc xe tải loại 2-5 tấn chuyên chở thuê. T́nh trạng này hoạt động công khai giữa ban ngày, trên QL1A. Càng về khuya, hoạt động sang tải càng ́ xèo.
H., một tài xế chở hàng đường dài, chia sẻ kinh nghiệm: "Với những tài xế có kinh nghiệm đối phó trạm cân th́ không cần chọn cách sang tải hoặc né trạm, chỉ cần khi đến đường dẫn vào bàn cân động cho xe đi sát con lươn, chạy vào làn đường dành cho ô tô con, xe khách là thoát ngay!".
Một CSGT Công an tỉnh Đồng Nai làm nhiệm vụ tại trạm cho biết công việc tại đây hiện nay đang đặt lực lượng này vào thế quá tải. Bởi, thiết bị hư hỏng thường xuyên, cộng với t́nh h́nh bất ổn về an ninh trật tự, các loại c̣ hoành hành suốt ngày đêm. “Nếu muốn xử lư dứt điểm việc xe quá tải né trạm, điều đầu tiên phải xem lại thiết bị, tiếp theo là thành lập lực lượng liên ngành, túc trực 24/24 th́ may ra có thể giải quyết” - vị CSGT này nói.
Kim Cương, thanhnien.com.vn