Trưởng bản “mua” chồng cho con - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 10-07-2011   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Trưởng bản “mua” chồng cho con

Giữa chốn thâm sơn cùng cốc, giữa cái bản nghèo côi cút, người cha già khốn khó phải vay mượn để "mua" cho cô con gái một tấm chồng. Câu chuyện hài hước và kỳ quặc về quá tŕnh "mua" con rể của ông Phùng Văn Phăm, trưởng thôn Tát Kẻ, xă Khau Tinh (Na Hang-Tuyên Quang) cho đến nay vẫn như một thứ "đặc sản" mà chính chủ nhân của câu chuyện "khao" khách lạ ghé thăm.

Nhà trưởng thôn Phùng Văn Phăm


Trưởng thôn không thể…nghèo

Cuốc bộ nửa ngày đường chúng tôi mới đặt chân đến thôn Tát Kẻ xă Khau Tinh nằm sâu tít hút trong cánh rừng đặc dụng Na Hang. Giữa trưa, nắng vẫn vướng víu, nhảy nhót trên những tán cây rừng phủ bóng rậm rạp. Mồ hôi thấm xuống tận đuôi áo, đôi giày quen đi đường phố nay phải thử thách đường rừng nên "há miệng" vô dụng. Kiểm lâm viên Lê Công Viên liên tục ngoái đầu lại hối thúc: "Đi nhanh lên các cậu, đói rồi". Vừa đến chốt, chúng tôi ai nấy nằm vật ra sàn thở ph́ pḥ, mặt mũi nhăn nhó chỉ nh́n nhau mà không nói ra thành tiếng.

Ông Phùng Văn Phăm và con rể (ngồi sau)


Cuối chiều. Nắng tắt. Hơi rượu ngô tiếp khách đă hả anh Viên mới dẫn chúng tôi đi vào bản. Từ chốt vào tới bản chừng 3 cây số, hai bên đường măng đắng chồi lên tua tủa, ngô xanh mơn man, lúa chín vàng ngọn phần nào khỏa lấp đi cái nghèo khó. Cái bắt tay "lỏng lẻo" và tiếng cười ngượng nghịu của ông trưởng thôn Phùng Văn Phăm khiến chúng tôi có cái cảm giác lưỡng lự khi bước chân qua cánh cửa. Trà xanh ủ bằng ấm đất ḥa trộn với những câu chuyện có phần chua chát của ông trưởng thôn: "Ở đây nghèo, nhà nào cũng nghèo các vị nh́n là biết. Hơn chục hộ dân đến mùa giáp hạt là xách giỏ sang nhà nhau vay thóc. Đến bây giờ khấm khá hơn rồi nhưng mà tính chi li, cặn kẽ th́ thu nhập đầu người mỗi tháng tối đa cũng chỉ được 200 ngh́n đồng…"

Cả thôn Tát Kẻ có 14 hộ dân th́ kinh tế nhà nào cũng sàn sàn như nhau, mục tiêu phấn đấu thoát nghèo vẫn lấy ngô, sắn làm cây chủ lực. Như nhà ông Phăm có đến 7 miệng ăn thế mà quanh năm chỉ xoay vần ngô với sắn để chống đói. Nhà của trưởng thôn xuống cấp, xập xệ gần như nhất nh́ bản, mấy đời dúm dụm sống với nhau. Vậy nhưng, để lấy cái tiếng là trưởng thôn nên ông Phăm nhất định không nhận ḿnh là hộ nghèo khi tiến hành b́nh xét. Vợ ông Phăm ngồi bên xen vào: "Tôi bảo ông ấy cứ nhận nghèo đi có tiền trợ cấp của Nhà nước mà ông ấy không nghe". Lư luận của ông cũng hài hước vô cùng rằng: “Trưởng thôn phải là gia đ́nh khá giả để làm gương cho dân vươn lên thoát nghèo”. Ngược lại, người Tát Kẻ th́ nói ông gàn dở, đă nghèo th́ cứ nhận là ḿnh nghèo chứ ở cái nơi khỉ ho, c̣ gáy này th́ làm oai với ai. Chúng tôi th́ nghĩ, có lẽ ông Phăm sống trong bản "mồ côi" này đă lâu nên không biết ở dưới xuôi người ta làm mọi cách để được công nhận là hộ nghèo, trong đó có người làm cán bộ to hơn ông.

Cánh rừng Tát Kẻ


Từ thôn Tát Kẻ mà đi đến UBND xă Khau Tinh phải chui luồn quăng đường rừng 12 km. Ông Phăm bảo, đó là quăng đường thử thách đối với "cán bộ thôn" đặc biệt là ông. Dân ngại lên xă, việc to việc nhỏ trong bản cần đến chữ kư, con dấu của chính quyền là bà con lại giao phó, cậy nhờ ông hết. Ông coi đó là vinh dự lớn lao của trưởng thôn nên ai nhờ ông cũng vui vẻ nhận lời.

Điều đáng buồn nhất ở Tát Kẻ là từ ngày có cái tên bản đến giờ vẫn chưa có người học đến cấp 3, nhà nào cũng có người mù chữ. Người Tát Kẻ được ra tới huyện lỵ Na Hang là đă vui sướng như được đến Thủ đô. Khó khăn là thế nhưng xưa nay người Tát Kẻ vẫn rất lạc quan như sự yêu đời của ông Phăm vậy.

Hành tŕnh t́m "mua" con rể

Đang mê mải với chủ đề hạt thóc củ khoai ông Phăm bỗng mở ḷng khơi chuyện của gia đ́nh cho khách. Ông không ngừng khoe với chúng tôi vừa "mua" được một anh con rể, đồng thời, cũng là con trai có nhiệm vụ "nối dơi tông đường". Chúng tôi tṛn mắt ngạc nhiên, anh kiểm lâm Lê Công Viên th́ quay mặt ra phía cửa cười tủm tỉm.

Ông Phăm kể: "Nhà tôi không có con trai, cô con gái vừa lớn tôi đă mua cho nó một tấm chồng. Làm con rể cũng làm con trai luôn v́ nó đổi sang họ tôi rồi mà". Ông Phăm phải giải thích nhiều lần chúng tôi mới hiểu được câu chuyện "mua" con rể của ông mới thú vị, hài hước làm sao.

Cô con gái lớn của ông là Phùng Thị Thoan, 22 tuổi nhưng chưa từng có một mối t́nh vắt vai, sáng trên nương ngô, chiều lại cặm cụi trong băi sắn, trai bản lứa tuổi ấy ngoài họ hàng th́ không c̣n ai khác. Diện như Thoan ở Tát Kẻ gần như đă ở t́nh trạng "báo động" khó lấy được chồng. Nhiều đêm trằn trọc vắt tay lên trán suy nghĩ cuối cùng ông Phăm cũng mở một cuộc họp quan trọng bàn về tương lai của cô con gái. Ông Phăm chậm răi kể: "Tôi nói với vợ, với con gái và cả ông Phó trưởng bản ngồi đây nữa là tôi sẽ đi t́m chồng cho con. Mấy lần qua bản bên tôi có để ư đến thằng Tính nó hiền, ngoan và chịu khó lắm. Nó xứng đáng làm con rể nhà này".

Tôi ngoái nh́n Phùng Thị Thoan ở cuối nhà, gái có chồng mà vẫn c̣n bẽn lẽn như thiếu nữ. Thoan cúi đầu thổi phù phù vào cái bếp than làm cả gian nhà nồng nặc khói. Từ khi chúng tôi vào Thoan vẫn ngồi ĺ bên cái bếp than không buồn nhúc nhích, tôi hỏi, thế chồng đâu rồi? Thoan đỏ mặt ấp úng: "Chồng đứng sau nhà". Th́ ra, Tính (tên anh con rể) vào rừng về đă lâu nhưng thấy nhà có khách nên vẫn ngồi thụp phía sau nhà chơi game bằng điện thoại.

Tiếp tục câu chuyện "mua" con rể của ông Phăm, anh Ma Thanh Hưởng hàng xóm với ông sang chơi cũng kể với chúng tôi: "Mấy ngày liền tôi sang t́m bác Phăm thấy đều đi vắng, hỏi cái Thoan th́ nó bảo, bố cháu đi mua chồng cho cháu rồi, khiến tôi rất bất ngờ. Hôm bác Phăm về, sang nhà tôi chơi bác nói rằng bên ấy họ bảo 15 triệu chú ạ. Sau bữa đó tôi mới tin bác Phăm đi mua con rể là chuyện thật".

Năm lần bẩy lượt vượt rừng đến họ nhà trai đàm phán việc tổ chức hôn lễ vẫn chưa được ngă ngũ. Chuyện nhà gái sang thưa chuyện với nhà trai đă là một sự trái ngược nhưng cái lư do cốt lơi mà ông Phăm đưa ra đă khiến "đối tác" phải giật ḿnh. "Tôi bảo với các ông bà bên ấy là tôi hỏi chồng cho con th́ con trai bên này phải về nhà tôi ở chứ tôi không gả con gái đi. Tôi cũng ư kiến luôn là con rể phải mang họ Phùng, con cái sinh ra cũng đều mang họ tôi hết. Lúc đó, một số người bên họ nhà trai đă không đồng ư…"-Ông Phăm kể. Bàn tính măi họ nhà trai mới hỏi ư kiến của Tính th́ anh này bảo, cha mẹ nói sao th́ con làm vậy. Thế rồi bên ấy gật đầu nhưng không phải là cho con trai đi ở rể mà là bán con rể cho ông Phăm với điều kiện trưởng thôn Phăm phải đặt đủ 15 triệu đồng.

Ông Phăm vội vă về nhà bán gà, bán ngô vét sạch trong nhà mới được hơn 6 triệu đồng mang sang…đặt cọc. Số tiền c̣n lại ông phải đi vay mượn khắp bản, gom góp mấy tháng trời mới được đưa con rể về nhà. Ngay hôm làm lễ đón con rể ông lại đích thân sang nhà trai mang theo giấy, bút làm bản cam kết. Trong bản cam kết ghi rơ ngày, giờ, có đại diện hai bên gia đ́nh, có người làm chứng, có kí tên, điểm chỉ rơ ràng. Ông lục t́m măi trong cái túi da một tờ giấy rồi đưa cho chúng tôi xem như để khẳng định câu chuyện "mua" con rể là có giấy trắng mực đen chứ không phải chuyện đùa. Ông cho biết: "Làm như thế cho an tâm không nảy sinh chuyện rắc rối. Họ nuôi con hơn hai mươi năm bỗng dưng thay tên đổi họ mấy người chấp nhận được. Giờ nó đổi tên họ Quan sang họ Phùng, sinh cháu cũng mang họ Phùng, trồng ngô, làm nương cho nhà ḿnh thế là mừng rồi. Người Dao chúng tôi chỉ cần có thế". Tôi hỏi vui: "Thế c̣n hai cô nữa bác lại tính mua con rể nữa sao". Ông cười: "Mua một đứa thôi để có người nối dơi. Mua ba thằng rể th́ lấy tiền đâu".

Mải miết với câu chuyện "mua" con rể thú vị của ông Phăm chúng tôi không để ư trời đă chập choạng tối. Rừng sâu về chiều sương giăng thành mảng mù mịt, không khí se lạnh, cảnh rừng hùng vĩ như đè bóng xuống cái bản nghèo côi cút. Những con người trong gian nhà xập xệ lại trở về thực tại với cây sắn, cây ngô và nỗi lo mùa giáp hạt. Chúng tôi vội vă chào ông Phăm để về chốt kiểm lâm khi bóng tối đă nhập nhằng. Trong đầu quẩn quanh những câu chuyện vui buồn của ông Trưởng thôn từ việc từ chối hộ nghèo hay chuyện mua con rể ai nghe cũng tức cười. Nhưng, tôi hiểu, tất cả cũng v́ cuộc sống của họ c̣n quá nhiều khó khăn.


Biên Thùy
© Công lư
tonycarter_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	10
Size:	26.8 KB
ID:	322540
 
User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:19.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04704 seconds with 12 queries