Vietbf.com - Tổng thống Mỹ Barack Obama e ngại ông Putin sẻ trở thành bá quyền ở Trung và Đông Âu, cho nên ông Obama quyết quyết định triển khai vũ khí hạng nặng, như xe bọc thép với các thiết bị hiện đại khác tới khu vực ở Trung và Đông Âu, như một tín hiệu gửi đến Nga rằng phương Tây vẫn nghi ngại động cơ của Tổng thống Vladimir Putin.
Báo NY Times dẫn lời các quan chức cấp cao Mỹ cho biết, Nhà Trắng dự kiến sẽ trả tiền cho số vũ khí và thiết bị bổ sung này bằng yêu cầu ngân sách thêm 3,4 tỷ USD cho chi tiêu quân sự ở châu Âu trong năm 2017, tức gấp hơn 4 lần mức ngân sách 789 triệu USD hiện thời.
LínhLithuania kiểm tra một xe Stryker của quân đội Mỹ trong một cuộc tập trận năm ngoái. Lithuania và các nước láng giềng ơ Baltic, Estonia và Latvia, nằm trong số những nước NATO đang yêu cầu Mỹ hỗ trợ quân sự. (Ảnh: NY Times)
Số vũ khí và thiết bị đó sẽ được quân Mỹ và NATO sử dụng, đảm bảo liên minh quân sự này luôn duy tŕ được một lữ đoàn thiết giáp chiến đấu ở khu vực.
Mặc dù Nga im ắng ở đông Ukraina trong những tháng gần đây nhưng theo các nguồn tin trên, một sự tăng viện lực lượng NATO tới khu vực sẽ như một tín hiệu gửi đến Nga rằng phương Tây vẫn nghi ngại động cơ của Tổng thống Vladimir Putin.
Một quan chức cấp cao trong chính quyền Barack Obama giải thích đây không phải là phản ứng trước điều ǵ đó mới xảy ra mà mang tính dài hơi hơn trước một môi trường an ninh đă thay đổi ở châu Âu. Nguồn tin này cho biết thêm, nó phản ánh một t́nh huống mới, trong đó Nga đă trở thành một chủ thể "khó chơi" hơn.
Hiện chưa rơ Nga sẽ phản ứng thế nào trước việc NATO tăng cường hiện diện dọc sườn đông của liên minh quân sự này. Kể từ khi kư kết một thỏa thuận ngừng bắn (cho xung đột miền đông Ukraina) năm 2015, chính quyền Putin đă cố gắng xoa dịu căng thẳng với phương Tây. Theo giới chức ở Washington, chính phủ Nga hiện đang muốn Mỹ và châu Âu thu hồi các đ̣n trừng phạt kinh tế.
Tuy nhiên, giới phân tích bên ngoài tỏ ra ngạc nhiên trước mức độ tăng cường chi tiêu quân sự cho châu Âu, vốn là một phần trong yêu cầu ngân sách tổng thể 580 tỷ USD cho Lầu Năm Góc. Theo một quan chức quốc pḥng, ông Obama cũng sẽ yêu cầu Quốc hội Mỹ đồng ư tăng 35% - 7 tỷ USD - cho cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Một số nhà phân tích nhận định, việc tăng chi phí và triển khai quân sự chắc chắn sẽ chọc tức Nga.
Theo các quan chức Lầu Năm Góc, những nước tiếp nhận thiết bị và quân số tăng viện bao gồm Hungary, Romania và các quốc gia Baltic.
Evelyn N. Farkas, cựu quan chức chính sách cấp cao của Lầu Năm Góc phụ trách Nga và Ukraina, nhận định đây là một "tín hiệu lớn về quyết tâm ngăn chặn Nga, đồng thời tăng cường các quan hệ liên minh và đối tác của Mỹ với những nước như Ukraina, Moldova và Grudia".
Giới chức chính quyền Mỹ cho biết thêm, các khoản đầu tư mới không chỉ dành cho việc ngăn chặn Nga mà c̣n được dùng để tăng viện quân nhân và thiết bị tới sườn nam của NATO, nơi chúng có thể góp sức cho cuộc chiến chống IS hoặc giải quyết ḍng di dân tràn tới từ Syria.