Ở những vùng đất do IS chiếm đóng, người dân phải nộp phí cho các tay súng để được phép tiến hành các hoạt động kiếm sống. IS gọi những khoản tiền này là thuế nhập cảnh, nếu người dân phản ứng th́ sẽ bị bắt giữ hoặc thiêu rụi đồ nghề.
Những chiến binh IS phụ trách việc canh gác tại các trạm ở biên giới gọi số tiền này là thuế nhập cảnh, không phải tiền hối lộ. Họ thậm chí c̣n phát cho al-Kirayfawai một tờ biên nhận với logo và dấu của IS. Nắm trong tay "giấy thông hành" này, al-Kirayfawai mới có thể suôn sẻ đi qua các điểm kiểm tra khác trên quăng đường c̣n lại.
Ngay từ đầu, al-Kirayfawai đă biết kháng cự là điều không thể. "Nếu không nộp tiền, họ sẽ bắt giữ tôi hoặc thiêu rụi xe của tôi", anh giải thích.
Theo New York Times, trên một vùng lănh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria, IS đă và đang thiết lập nên một bộ máy quan liêu "ăn thịt người" đầy bạo lực, hút cạn mọi nguồn sống của dân cư tại những nơi chúng chiếm đóng, thậm chí là đối với cả những người qua đường.
Theo miêu tả của các chuyên gia am hiểu về IS, hoạt động của nhóm cũng có đôi nét tương đồng với một nhà nước thực sự, trừ việc chúng thường xuyên đề ra những quy định phi lư để ḅn rút tiền của người dân. Chỉ tính riêng thu nhập từ nguồn này cũng đạt tới hàng chục triệu USD mỗi tháng, và xấp xỉ một tỷ USD mỗi năm, theo số liệu thống kê bởi giới chức châu u và Mỹ. Nguồn thu trên được chứng minh là rất ít bị ảnh hưởng bởi các đ̣n trừng phạt hay không kích.
"Chúng đánh nhau vào buổi sáng và thu thuế vào buổi chiều", Louise Shelley, giám đốc Trung tâm Khủng bố, Tội phạm xuyên Quốc gia và Tham nhũng tại Đại học George Mason, cho biết.
Nhóm c̣n kiếm tiền từ việc buôn lậu dầu mỏ, cướp ngân hàng, buôn bán cổ vật, bắt cóc con tin đ̣i tiền chuộc và mời gọi đóng góp từ những kẻ ủng hộ ở vùng Vịnh Ba Tư. Tất cả biến IS trở thành tổ chức khủng bố giàu có bậc nhất thế giới.
Song, khi đào sâu t́m hiểu, người ta bắt đầu nhân ra rằng nguồn tiền lớn nhất mà IS thu được dường như lại xuất phát từ chính những người dân chúng cai trị và từ những doanh nghiệp chúng nắm quyền điều khiển.
Sau thảm kịch xảy ra ở Paris mà những kẻ chủ mưu thực hiện vụ việc được cho là thành viên của IS, liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu liền tăng cường oanh kích các cơ sở sản xuất dầu cũng như các tuyến buôn lậu dầu mỏ do IS vận hành. Chiến đấu cơ Mỹ trong tháng này đă dội bom vào một đoàn xe bồn chở dầu của tổ chức ở miền đông Syria, phá hủy 116 phương tiện.
Nhưng giới quan sát cho rằng dù có mất hẳn nguồn thu từ dầu lậu đi chăng nữa th́ IS vẫn thừa sức duy tŕ hoạt động của ḿnh, miễn là chúng c̣n làm chủ được những vùng đất ở Iraq và Syria, nơi có các thành phố lớn.
"Mọi thứ sẽ chỉ như một cú chích nhẹ đối với IS chỉ cho đến khi nào chúng ta tước đi được nguồn thu nhập chính của chúng, cũng tức là những vùng lănh thổ mà chúng đang kiểm soát", Seth Jones, chuyên gia về chủ nghĩa khủng bố tại RAND Corporation, tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu chính sách công, nhận định.
vbf @ sưu tầm