Hiện những vấn đề liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông vẫn rất căng thẳng và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trung Quốc và những nước khác hiện đang có mối quan hệ không mấy tốt đẹp, nhất là Philipines vừa qua đã kiện Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc, trùng hợp sắp tới Chủ Tịch Trung Quốc ông Tập Cẩn Bình sẽ có chuyến công du tới Philipines, đây sẽ là 1 chuyến đi khó khẳn.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp hiếm hoi ngay tại Thủ đô Manila ngày 10-11 trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước vẫn đang “đóng băng” do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Điều này được chính Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi thừa nhận trước thềm cuộc gặp khi nói: “Quan hệ song phương xấu đi do những khác biệt mà ai cũng biết”.
Cũng theo ông Hồng Lỗi, Ngoại trưởng Vương Nghị gặp người đồng cấp Philippines nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm Philippines của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần tới, đồng thời trao đổi quan điểm nhằm “cải thiện quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila”. Tuy nhiên, trả lời báo chí về kết quả cuộc gặp với ông Vương Nghị sau khi chào đón người đồng cấp Trung Quốc bằng nụ cười gượng gạo và cái bắt tay, Ngoại trưởng Philippines chỉ nói ngắn gọn kiểu xã giao: “Tốt”.
Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Philippines vào thời điểm hiện nay vì thế gây khá nhiều ngạc nhiên. Dù cả hai bên Philippines và Trung Quốc không cho biết rõ danh nghĩa chuyến công du tới Manila của ông Tập Cận Bình là gì, song giới quan sát cho rằng có khả năng đó không phải là một chuyến viếng thăm chính thức mà chỉ là để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra trong 2 ngày 18 và 19-11 tới tại Manila.
Với danh nghĩa thế nào thì ông Tập Cận Bình sẽ đặt chân tới Thủ đô của Philippines trong bối cảnh mà quan hệ song phương không chỉ lạnh giá mà còn căng thẳng bởi tranh chấp chủ quyền. Cuộc tranh chấp này bùng phát và ngày càng nóng lên sau khi Trung Quốc hồi giữa năm 2012 đưa tàu tới khu vực bãi cạn Scaborough rộng tới 150km2 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, cách Philippines chỉ 200 km trong khi cách Trung Quốc tới 800 km.
Việc khu vực bãi cạn Scaborough bị Trung Quốc kiểm soát trên thực tế sau đó đã đẩy quan hệ Manila - Bắc Kinh không ngừng leo thang căng thẳng. Đỉnh điểm của việc này là Chính phủ Philippines năm 2013 khởi kiện Trung Quốc liên quan tới các tranh chấp ở Biển Đông ra Tòa án Trọng tài Thường trực Liên hợp quốc (PCA) có trụ ở tại La Hay, Hà Lan.
Mới đây nhất, Tòa án PCA ngày 29-10 đã ra phán quyết cho rằng cơ quan này có đủ thẩm quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan các đảo tranh chấp ở Biển Đông theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Bất chấp Trung Quốc tuyên bố không công nhận thẩm quyền xét xử của PCA trong vụ kiện của Philippines, song phán quyết của tòa án này, theo phía Philippines có thể đưa ra vào giữa năm 2016, chắc chắn sẽ gây sức ép quốc tế rất lớn buộc Trung Quốc phải tuân thủ một phán quyết bất lợi cho nước này.
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh APEC, Trung Quốc đang gây áp lực rất lớn để nước chủ nhà Philippines không thể mở một phiên thảo luận riêng về vấn đề Biển Đông tại hội nghị thường niên. Dù có hay không một phiên thảo luận riêng, giới quan sát cho rằng vấn đề Biển Đông cùng những toan tính của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng và cản trở tự do hàng hải tại vùng biển chiến lược này chắc chắn sẽ được nêu ra không ít tại Manila trong tuần tới khi ông Tập Cận Bình có mặt ở đây.
vietbf @ sưu tầm