Trong khảo sát mới nhất được thực hiện bởi Kaspersky Lab, năm 2012 có 37.3 triệu người dùng trên thế giới trở thành nạn nhân của h́nh thức lừa đảo trực tuyến (phishing), trong đó Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ lệ bị tấn công cao nhất hiện nay.
Người dùng Internet Việt Nam bị tin tặc tấn công thường xuyên.
Theo kết quả khảo sát “Sự phát triển của các cuộc tấn công lừa đảo từ 2011 đến 2013” do Kaspersky Lab thực hiện, số lượng người dùng Internet đối diện với những cuộc tấn công kiểu này đă tăng 87%, từ 19,9 lên 37,3 triệu người trong 12 tháng qua. Facebook, Yahoo, Google và Amazon là những mục tiêu tấn công chính của tội phạm mạng. Nghiên cứu này được thực hiện trong tháng 6/2013 dựa trên dữ liệu từ dịch vụ đám mây Kaspersky Security Network, cho thấy từ một lượng nhỏ thư rác trước đây đă phát triển thành một sự đe dọa nhanh chóng.
Lừa đảo trực tuyến là cách thức tội phạm tạo ra những trang giả mạo các trang web nổi tiếng (dịch vụ email, trang web của ngân hàng, mạng xă hội…) và cố gắng dẫn dụ người dùng đến những trang này. Người dùng đăng nhập thông tin và mật khẩu của ḿnh vào các trang web được ngụy trang tốt mà không chút nghi ngờ, và những thông tin này được chuyển đến tin tặc. Tội phạm mạng có thể dùng những thông tin cá nhân, ngân hàng hay mật khẩu đánh cắp được để trộm tiền của người dùng, phát tán thư rác và phần mềm độc hại thông qua các email bị xâm nhập hay tài khoản mạng xă hội, hoặc đơn giản hơn chúng có thể bán những mật khẩu đánh cắp được cho các tin tặc khác.
Suốt một thời gian dài, lừa đảo trực tuyến được xem là một h́nh thức khác của thư rác. Tuy nhiên, dữ liệu từ cuộc khảo sát khẳng định rằng quy mô của cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến đă đạt đến một mức độ đáng kể có thể được xem là một mối đe dọa nguy hiểm riêng biệt chứ không c̣n là một phần của nạn thư rác. Trong thực tế, email không c̣n là cơ chế phát tán thư lừa đảo phổ biến nhất nữa v́ theo khảo sát chỉ 12% cuộc tấn công thực hiện qua email trong khi 88% trường hợp c̣n lại đến từ liên kết của những trang giả mạo mà người dùng thường click vào khi sử dụng tŕnh duyệt web, hệ thống tin nhắn (Skype…) hay các tương tác khác với máy tính.
Theo Kaspersky, từ 2012 - 2013, các cuộc tấn công lừa đảo ảnh hưởng đến trung b́nh 102.100 người trên thế giới mỗi ngày - gấp đôi so với giai đoạn 2011-2012. Trong đó, người dùng ở các quốc gia Nga, Mỹ, Ấn Độ, Việt Nam và Anh là những đối tượng bị tấn công thường xuyên nhất. Kasperky nhận thấy năm 2012, Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ và Đức có số lượng người bị tấn công tăng gấp đôi so với 2011.
Các dịch vụ của Yahoo!, Google, Facebook và Amazon bị tấn công lừa đảo thường xuyên nhất với 30% các phiên bản nhái theo những trang này được đăng kư. Ngoài ra, hơn 20% các cuộc tấn công lừa đảo bắt chước các ngân hàng hay những tổ chức tài chính, trong đó American Express, PayPal, Xbox live, Twitter… nằm trong top 30 trang web mục tiêu.
Khôi Linh