- Theo báo Nga, cứ theo tốc độ sản xuất máy bay chiến đấu hiện nay, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, Nga và vươn lên dẫn đầu thế giới về số lượng.
Ngày 21 tháng 5, trang mạng "Người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga cho biết, trong một bài viết trên tờ "Tuần san người đưa tin công nghiệp quân sự" xuất bản ngày 22/5, phó chủ nhiệm Viện nghiên cứu phân tích chính trị và quân sự Nga Alexander Hramchihin đă tiến hành phân tích về t́nh h́nh trang bị và thực lực của Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-7 của Không quân Trung Quốc
Hramchihin cho rằng, thực lực tổng thể của Không quân Trung Quốc đă tăng trong hơn 10 năm gần đây, J-5 và J-6 kiểu cũ đă hoàn toàn nghỉ hưu, J-7 cũng đang từng bước chuyển vào tuyến 2, thay thế bằng lượng lớn máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiện đại do Nga chế tạo và do Trung Quốc tự sản xuất.
Hramchihin đồng thời nhấn mạnh, về số lượng, máy bay tác chiến của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc đứng thứ hai thế giới, hơn nữa kiểu loại máy bay cũng tương đồng với Không quân, v́ vậy, khi đánh giá thực lực của Không quân Trung Quốc đồng thời phải xét tới lực lượng hàng không Hải quân.
Vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, Không quân Trung Quốc vẫn trang bị vài trăm máy bay chiến đấu J-5 (MiG-17) đă sớm lỗi thời. Mặc dù trong mấy năm đầu của thế kỷ này, J-6 (MiG-19) vẫn là loại máy bay có số lượng nhiều nhất của Quân đội Trung Quốc (trên 1 nửa), c̣n J-7 (MiG-21) khi đó c̣n từng bị cho là máy bay chiến đấu tương đối mới và hiện đại.
Nhưng, trong 10 năm gần đây, Không quân và các quân chủng khác của Trung Quốc đă trải qua một cuộc lột xác.
Máy bay chiến đấu J-8F Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-6 kiểu cũ đă nghỉ hưu toàn bộ vào 3 năm trước. Nhưng, trong đó có khoảng 2.000 chiếc hiện vẫn ở trạng thái niêm phong,
chúng đă được cải tạo thành máy bay tấn công không người lái.
Trong khi đó, số lượng trang bị J-7 tuy vẫn lên tới 700-800 chiếc, nhưng chúng đang rút khỏi tuyến 1. Tuy Trung Quốc hiện vẫn đang sản xuất loại máy bay chiến đấu này, nhưng máy bay này chỉ dùng để xuất khẩu. Đương nhiên, điều này hoàn toàn không có nghĩa là trong tương lai Trung Quốc sẽ không cung cấp J-7 cho Không quân nước này.
Trên nền tảng máy bay J-7, người Trung Quốc c̣n đang nghiên cứu chế tạo ra máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ tư JF-17 chuyên dùng để xuất khẩu (hiện đă trang bị cho Không quân Pakistan). Xét thấy J-7 có giá rẻ và tính cơ động tương đối cao, khi khu vực Âu-Á xảy ra chiến tranh quy mô lớn trong tương lai, nó có triển vọng phát huy ưu thế về số lượng.
J-6
Ngoài ra, Quân đội Trung Quốc hiện vẫn trang bị khoảng 200 máy bay chiến đấu J-8. Trong 10-15 năm tới, những máy bay chiến đấu này có thể sẽ bị niêm phong hoặc tháo dời toàn bộ.
Máy bay chiến đấu ḍng Su-27 bắt đầu nhập về năm 1992 của Trung Quốc chắc chắn là tiêu chí Không quân Trung Quốc bước vào "thời đại mới". Trung Quốc ban đầu trước tiên là nhập khẩu 76 máy bay Su-27SK/UBK của Nga, sau đó lại căn cứ vào giấy phép của Nga tự lắp ráp sản xuất 105 chiếc ở Trung Quốc và đặt tên lại là J-11A.
Căn cứ vào hợp đồng kư kết ban đầu giữa hai bên Trung-Nga, phía Trung Quốc đặt mua của Nga tổng cộng 200 bộ kiện tự lắp ráp Su-27, nhưng sau khi hoàn thành sản xuất 105 máy bay chiến đấu, phía Trung Quốc đă từ chối tiếp tục thực hiện hợp đồng. Hành động này làm cho nhiều doanh nghiệp Nga tham gia thực hiện hợp đồng này bị tổn thất. Từ năm 2007 trở đi, Trung Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay J-11B, phiên bản sao chép chưa được sự cho phép của Nga.
Máy bay chiến đấu Su-27 Trung Quốc
Đầu thế kỷ này, Trung Quốc c̣n đặt mua 76 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKK và 25 máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga (Su-30MK2 dùng để trang bị cho lực lượng hàng không Hải quân). Từ năm 2012 trở đi, phía Trung Quốc lại bắt đầu tự sản xuất máy bay chiến đấu J-16 (sản phẩm sao chép Su-30) trong t́nh h́nh chưa được sự cho phép của Nga.
Hiện nay, Không quân Trung Quốc và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc trang bị tổng cộng 240-300 máy bay Su-27 và J-11 (ít nhất đă trang bị 13 trung đoàn hàng không) và không dưới 110 máy bay Su-30/J-16 (ít nhất trang bị 6 trung đoàn hàng không). Cùng với việc nhiều máy bay chiến đấu J-11 và J-16 hơn không ngừng sản xuất, con số kể trên vẫn đang tăng lên rất nhanh.
Như vậy, về số lượng trang bị máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ tư, Trung Quốc hứa hẹn sẽ vượt Mỹ và Nga trong mấy năm tới, vươn lên đứng đầu thế giới, và trang bị của Trung Quốc phần nhiều là máy bay mới được trang bị cách đây không lâu.
Đồng thời, Trung Quốc c̣n đang không ngừng nghiên cứu chế tạo và sản xuất máy bay chiến đấu mới nhằm tăng cường cho cụm máy bay chiến đấu hạng nặng ḍng Su-27. Ở đây trước hết phải đề cập tới máy bay chiến đấu hải quân J-15.
Máy bay này sao chép T-10K mua của Ukraine. Hiện nay, đă có 2 chiếc máy bay J-15 đă tiến hành cất/hạ cánh thử trên tàu sân bay Liêu Ninh. Trung Quốc từng t́m cách tiến hành sao chép máy bay chiến đấu hải quân Su-33 của Nga (máy bay nguyên mẫu chính là T-10K), nhưng Nga lấy lư do số lượng mua sắm của Trung Quốc không đủ, đă từ chối bán Su-33.
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc
Giao dịch máy bay chiến đấu Su-35S mới nhất giữa Nga-Trung cũng đă gặp phải t́nh h́nh tương tự. Ban đầu, Trung Quốc chỉ muốn mua 4 máy bay Su-35, c̣n số lượng có thể chấp nhận đối với Nga là 48 chiếc. Cuối cùng, hai bên xác định số lượng mua bán Su-35 là 24 chiếc.
Rơ ràng, người Trung Quốc ngoài việc sao chép bản thân máy bay chiến đấu, c̣n muốn sao chép động cơ mới trang bị cho máy bay này. Hiện nay, Trung Quốc vẫn cần giải quyết rất nhiều vấn đề trên phương diện động cơ hàng không.
Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc hiện cũng bắt đầu trang bị hàng loạt máy bay chiến đấu hạng nhẹ J-10. Máy bay này được nghiên cứu chế tạo dựa trên bản gốc - máy bay chiến đấu Kfir do Israel phát triển (nền tảng của máy bay này là F-16 của Mỹ), nhưng đă sử dụng rất nhiều công nghệ của Nga.
Hiện nay, Trung Quốc có 8-9 trung đoàn hàng không đă trang bị J-10, tổng số là 150-200 chiếc. Máy bay này hiện vẫn đang sản xuất và đă đưa ra phiên bản cải tiến mới. Có lẽ, trong tương lai Trung Quốc c̣n có khả năng đưa ra máy bay J-10 phiên bản hải quân.
Máy bay chiến đấu J-20 và J-31 do Trung Quốc đang thử nghiệm đă thu hút sự quan tâm chặt chẽ của dư luận quốc tế. Về ngoại h́nh phán đoán, hai loại máy bay chiến đấu này đều thuộc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm: J-20 tương ứng với F-22, c̣n J-31 tương ứng với F-35.
Điều cần nhấn mạnh ở đây là, Trung Quốc c̣n chưa đạt được thành công hoàn toàn trong nghiên cứu chế tạo động cơ thế hệ thứ tư, đồng thời tŕnh độ thiết bị điện tử hàng không trong nước cũng chưa chắc có thể hoàn toàn đạt được tiêu chuẩn của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Triển vọng của hai loại máy bay chiến đấu này hiện vẫn chưa rơ.
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc
Mặt khác, kinh nghiệm của người Mỹ cho thấy, phán đoán từ góc độ tỷ lệ giữa tính năng và giá cả, máy bay F-22 và F-35 đều có t́ vết. V́ vậy, đối với Trung Quốc, 2.000 máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư là đủ (sau 8-10 năm sẽ đạt con số này). Khi đó, số lượng máy bay chiến đấu trang bị của Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc sẽ vươn lên đứng đầu thế giới.
Sản lượng máy bay chiến đấu F/A-18E/F và F-35 hiện nay của Mỹ không thể bù đắp số lượng nghỉ hưu của máy bay F-15, F-16 và F/A-18 phiên bản sớm. Đối với Nga, tốc độ trang bị máy bay Su-35S cũng không thể bù đắp sự thiếu hụt do Su-27 và MiG-29 nghỉ hưu. Cho dù đợi tới khi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga bắt đầu đi vào hoạt động, t́nh h́nh nói trên cũng không thể cải thiện.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc
theo gd