“Trong lúc khó khăn như hiện nay, chúng tôi đă động viên các thủy thủ cố gắng cùng chia sẻ gánh nặng với Vinashinlines. Nhưng khi bán được tàu, ưu tiên số 1 là trả lương cho thủy thủ. Chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ quyền lợi các thủy thủ”.
Ông Lê Phan Linh - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) - trao đổi với PV Dân trí về vấn đề của các thủy thủ trên 7 con tàu của Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) đang bị bắt giữ và lưu giữ ở nước ngoài.
6 USD/người/ngày
Trong t́nh cảnh “rỗng két”, Vinashinlines không có khả năng để thu xếp tài chính gửi chi phí sinh hoạt cho hàng trăm thủy thủ đang neo trên biển cùng những con tàu bị bắt nợ, v́ thế mọi phương cách xoay tiền đều phải tính tới.
Ít ai biết rằng để hỗ trợ khẩn cấp sinh hoạt phí gửi cho anh em thủy thủ Vinashinlines đang ở nơi xa xứ, từ tháng 11/2012 công đoàn Vinalines đă phải kêu gọi, vận động ủng hộ trong toàn cán bộ, công nhân viên tổng công ty, thậm chí là các đơn vị ngoài tổng công ty này.
Tàu Vinashinlines bị giữ ở nước ngoài do nợ tiền
“Đối với các đơn vị và doanh nghiệp thành viên thuộc Vinalines, các công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn Vinalines, chúng tôi vận động từ các nguồn quỹ và đóng góp mỗi người 1 ngày lương thu nhập để hỗ trợ các sĩ quan, thuyền viên giải quyết một phần những nhu cầu thiết yếu và khó khăn trước mắt trong cuộc sống hàng ngày để tiếp tục bám tàu, bám biển.
Chế độ của mỗi thủy thủ là 6 USD/ngày, mức chi phí đó không phải là nhiều nhưng tôi nghĩ đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt b́nh thường của anh em. Thực tế sẽ không có chuyện công ty mẹ (Vinalines - PV) phải cấp tiền ăn và sinh hoạt phí cho thuyền viên của công ty con đang hạch toán độc lập, nhưng trong hoàn cảnh khó khăn hiện giờ, chúng tôi không thể khoanh tay đứng nh́n” - ông Linh cho biết.
Trong tháng 1 và 2/2013, riêng Công đoàn Vinalines đă hỗ trợ khẩn cấp gần 700 triệu đồng tiền ăn và hơn 300 triệu đồng tiền Tết cho các thủy thủ.
Ông Linh cho hay: “Cứ có tiền là chúng tôi gửi cho anh em, thường th́ mỗi tháng một lần, có những lúc gửi liền 2 tháng tiền ăn hoặc cũng có khi chuyển 2 lần trong 1 tháng. Việc chuyển tiền phải thông qua đại lư nên cũng có lúc tiền đến tay các thủy thủ muộn”.
Nợ hàng tỷ đồng tiền lương
Việc thanh toán lương cho các thủy thủ lúc này được cho là chuyện bất khả kháng. Theo ông Linh, ngay cả tiền ăn Vinashinlines c̣n không thể tự thu xếp, nói ǵ đến tiền lương tháng trả cho anh em. Tiền cũng chính là lư do khiến các thủ thủy đề nghị đưa người sang thay giữ tàu nhưng Vinashinlines không thể làm được. Mặc dù vậy, tâm lư bức xúc của thủy thủ cũng dễ hiểu và khó trách bởi họ đă đi tàu hàng năm trời mà không có lương, trong khi đó các thủy thủ đều là trụ cột của gia đ́nh.
Theo t́m hiểu, lương của các thủy thủ được tính theo chức danh trên tàu, mức lương phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và tuyến tàu hoạt động. Đối với tàu chạy tuyến nước ngoài, mức lương của thủy thủ thấp nhất là 500 - 600 USD/tháng, lương của phó 3 khoảng 1.000 USD/tháng, riêng lương của thuyền trưởng từ 2.000 - 3.000 USD/tháng (với những tàu to lương thuyền trưởng lên tới 5.000 - 6.000 USD/tháng). Với mức lương tính toán như vậy, hiện Vinashinlines nợ lương các thủy thủ trên mỗi tàu cũng lên tới con số tiền tỷ.
Các thủy thủ Vinashinlines đang phải vật lộn với nhiều khó khăn ở xứ người
Được biết, hiện các tàu đều đă đàm phán được với chủ nợ và t́m được một số đối tác để bán, đây là tín hiệu khả quan để thực hiện lộ tŕnh bán tàu đến hết tháng 6/2013 xử lư các tranh chấp tài chính. Theo hứa hẹn của Vinalines và Bộ chủ quản, khi các thủy thủ rời tàu (tàu bán xong) sẽ được thanh toán tiền lương.
“Trong lúc khó khăn như hiện nay chúng tôi đă động viện các thủy thủ cố gắng để cùng chia sẻ gánh nặng với Vinashinlines. Nhưng khi bán được tàu, ưu tiên số 1 là trả lương cho thủy thủ, nếu có vấn đề ǵ chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ quyền lợi của các thủy thủ...” - ông Linh khẳng định.
“Kẹt” cả tiền thai sản cho người trên bờ
Không chỉ là việc lo ăn từng bữa cho anh em thủy thủ đang neo đậu cùng tàu dưới biển ở nước ngoài, tiền chế độ thai sản cho nhân viên công ty này cũng phải khất nợ lâu dài.
Cụ thể, hồi tháng 10/2012, trước sự bế tắc về tài chính Công đoàn Vinashinlines đă phải đi vay hơn 30 triệu đồng để nộp cho cơ quan bảo hiểm xă hội để giải quyết chế độ thai sản cho 7 lao động nữ đă sinh con từ năm 2011 đến tháng 5/2012. Điều kiện cho vay là Công đoàn Vinashinlines phải hoàn trả số tiền này ngay khi nhận được tiền thanh toán của cơ quan bảo hiểm xă hội.
|
Quỳnh Anh