Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.
Đó là “ngài”, do mỗi lần “ngài” nổi lên mặt nước ắt báo trước cho một biến cố, tai ương nào đó sắp sửa ập đến. Vậy sự thật về con rùa khổng lồ này có hay không? Chúng tôi đã tìm gặp những người khẳng định họ chính mắt nhìn thấy “rùa thần”.
Sông Hương đoạn trước điện Ḥn Chén - nơi được cho là có “rùa thần” ngh́n kư xuất hiện
Huyền tích đền thiêng
Tương truyền, điện thờ Hòn Chén (còn có tên điện Huệ Nam) là nơi người Chằm thờ nữ thần Ponagar (Nữ thần Mẹ xứ sở), sau đó người Việt tiếp tục thờ bà dưới tên gọi Thánh mẫu Thiên y A Na - thánh địa đạo Mẫu của miền Trung hiện nay. Theo những bậc bô lão làng Ngọc Hồ, ngày trước có đôi vợ chồng lão ngư không rõ quê quán thường đến đoạn sông trước điện đánh cá.
Một hôm, người chồng lặn xuống đáy sông gỡ lưới bị vướng vào đá. Ở trên thuyền bà vợ đợi mãi nhưng không thấy chồng trở lên. Bà kéo sợi dây buộc vào người chồng lúc lặn xuống thì thấy nhẹ tâng. Nghĩ rằng chồng đã chết, bà ôm mặt khóc ròng rã mấy ngày liền trên sông. Thế nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra khi gần một tuần sau, lão ngư không biết từ đâu đột ngột xuất hiện tại nhà trước sự ngỡ ngàng của bao người.
Khi được hỏi, lão ngư kể rằng đã lọt vào chốn thiên đường dưới đáy sông. Ông kể rằng dưới lòng điện Hòn Chén là ngôi động lớn có thần tiên sinh sống. Họ căn dặn ông lão khi trở về trần gian không được lộ bí mật này với ai, nếu không sẽ phải chết. Dù nhớ rõ lời dặn, nhưng vì không giữ được cảm xúc nên ông buột miệng kể ra. Vậy là đúng mấy hôm sau lão ngư kia mắc bệnh lạ qua đời.
Càng kỳ bí hơn khi những thợ lặn săn cá sau này đồng khẳng định, bên dưới lòng sông ở chân điện Hòn Chén có một cửa hang rộng bằng căn nhà cấp bốn. Tuy nhiên, không ai đủ can đảm lặn vào bên trong, bởi cửa hang tối sậm, đen sì. Từ đó, ai nấy đều tin rằng sự tích vợ chồng lão ngư đánh cá không hẳn chỉ là lời đồn thổi hoang đường.
Ông Huỳnh Ngọc Hiển (58 tuổi) - đã 22 năm sống cạnh điện Hòn Chén - cho biết thêm, ngày trước điện rất thiêng. Mỗi lần chèo đò ngang qua điện phải thật nhẹ nhàng, không được để mặt sông gợn sóng lớn. Người chèo đò phải ăn mặc chỉnh tề, đàng hoàng. Ông Hiển kể lại câu chuyện tận mắt mình chứng kiến: “Thời chống Mỹ, có đám lính dám cả gan vứt những tấm liễn đối trong điện xuống sông. Hôm sau đám lính ấy ra sông tắm mát thì bất ngờ 3 tên bị chết “bất đắc kỳ tử”. Bụng tên nào tên đó trương phình kỳ lạ, dù đã được cứu vớt tức thì. Thánh mẫu đã trừng trị bọn chúng do tội hỗn xược đó”.
Bản thân ông Hiển hồi trẻ từng vô ý bẻ cành bội đem về nấu nước uống cũng bị đau bụng suốt tuần lễ. Chạy chữa mãi không khỏi, bất chợt nghĩ đến việc mình bẻ cành cây tại điện Huệ Nam, ông Hiển vội thắp ba cây nhang lên điện khấn nguyện liền khỏi bệnh ngay.
Sự thiêng liêng ở điện Hòn Chén không ai không biết đến. Người dân làng Ngọc Hồ thuật lại thời cha ông họ không ai dám tùy tiện lên điện. Chỉ những dịp lễ lớn, dân làng mới tổ chức hành lễ lên điện tưởng nhớ công ơn Thánh mẫu. Người ta còn cho rằng, chính nhờ ơn Thánh mẫu phù trợ nên từ bao đời nay làng Ngọc Hồ mùa màng bội thu, tiết khí yên bình.
Giai thoại về “rùa thần” nghìn kư
Trong tất cả các giai thoại về điện Ḥn Chén, ly kỳ nhất vẫn là câu chuyện về “rùa thần” thường nổi lên mặt sông báo ứng. Nói vậy bởi mỗi khi “rùa thần” nổi là có một điềm dữ sắp sửa xảy ra. Có lẽ chưa ai quên trận lũ hồi năm 1999 làm hàng trăm người chết ở Thừa Thiên – Huế. Riêng với người dân Ngọc Hồ, họ nói đă biết trước được cơn đại hồng thủy này nhờ “rùa thần” báo tin.
Anh Lê Đình Mỹ - người làng Ngọc Hồ - cho biết, anh từng ba lần chứng kiến “rùa thần” nổi. Trong đó, có lần trước trận lũ năm 1999 hơn một tháng. “Năm đó rùa nổi lên tại đoạn sông thuộc phường Kim Long. Rùa to lắm, chỉ thấy mai rùa đen sì, to bằng chiếc xe công nông ấy. Cụ rùa nổi chừng khoảng 15 phút thì lặn xuống lại, người dân kéo đến xem chật cứng cả đường. Đúng một tháng sau đó trời chuyển mưa to gió lớn, nước lũ ngập đến mái nhà” - anh Mỹ nhớ lại.
Bảy năm sau đó (năm 2006), khi cơn bão Xangsane với mức độ tàn phá kinh hoàng ập đến, người ta cho hay trước đó “rùa thần” cũng đã nổi lên ứng báo. Rút kinh nghiệm lần trước nên trong trận bão này, làng Ngọc Hồ không bị thiệt hại gì đáng kể. Một nhân chứng nữa thừa nhận từng nhìn thấy “rùa thần” là anh Trần Viết Hiếu. Theo lời anh Hiếu kể lại, khoảng 5 - 6 năm về trước, trong chuyến đi hành lễ tại điện Hòn Chén, “rùa thần” bất ngờ nổi lên làm một chiếc thuyền nghiêng đổ. Rất may đội canô cứu hộ gần đó đã kịp thời cứu vớt những nạn nhân rơi xuống sông, không có thiệt hại về người. Lần khác, khi đang câu cá gần bờ sông, Hiếu thêm lần nữa sửng sốt khi giữa lòng sông bọt khí sủi lên từng bọng lớn, tiếp đó chiếc mai rùa khổng lồ từ từ xuất hiện. Tuy nhiên, không hiểu lư do vì sao lần này “ngài” chỉ nổi chừng vài phút rồi lặn mất dấu.
Bây giờ đến thôn Ngọc Hồ hỏi chuyện “rùa thần” ai cũng biết, người thì ước đoán cụ rùa to bằng xe bagác, người lại cho rằng cụ rùa to bằng chiếc xe công nông. Riêng ông Huỳnh Ngọc Hiển lại chắc chắn như đinh đóng cột: “Thực chất đó là con trắn, nhưng vì hình dáng khá giống rùa nên người ta quen gọi là rùa. Trắn dẹt hơn rùa và có khả năng sống dưới nước lâu. Nếu như rùa một hai ngày phải nổi để hít thở ôxy thì trắn có khi cả tháng mới nổi khỏi mặt nước một lần. Con trắn sống ở dưới điện Hòn Chén to hơn cả nền nhà 5m×7m hiện tôi đang ở đây này”.
Chất giọng trang nghiêm, ông Hiển kể lại lúc trước từng nghe kể nhiều về “rùa thần” nhưng không tin, ông chỉ nghĩ đó là lời đồn thổi do những người mê tín dựng nên. “Nhưng hè năm 2004, anh Thắng chuyên chở khách sang sông mách nhỏ với tôi giữa sông có con rùa to lắm, không tin cứ nhằm ngày mồng 1 hoặc rằm lên sẽ thấy. Tò mò nên đợi đến ngày rằm tháng đó, tôi neo thuyền đứng trên bờ nheo mắt rình xem thực hư thế nào. Đúng giữa trưa, mặt sông bỗng nhiên nổi tăm lớn sùng sục như nước đang sôi, sau đó là con vật khổng lồ lù lù nổi lên khỏi mặt nước chừng 20cm. Riêng cái đầu của “ngài” đã to bằng chiếc am thờ cao 3m. Lưng “ngài” đen và rộng hơn nền nhà này kia. Lúc lặn xuống, ''ngài'' phun nước lên cao, bọt nước nổi liên tục mấy giờ sau mới hết” - ông Chiến vừa nói vừa chỉ tay xuống nền nhà của mình so sánh.
Người đàn ông này còn cho biết thêm, theo ước tính con vật mà ông gọi là trắn phải nặng đến khoảng 10 tấn. Như vậy, nếu phán đoán của ông Hiển phần nào là đúng thì “rùa thần” dưới sông Hương to gấp nhiều lần so với cụ rùa ở hồ Gươm mà chúng ta từng biết đến (?!). Ông Hiển còn suy đoán “rùa thần” sống trong hang đá dưới lòng điện Huệ Nam và thi thoảng mới xuất hiện vào các ngày sóc, vọng (ngày mồng một, ngày rằm, lễ vía Thánh mẫu…). Thời gian “rùa thần” xuất hiện thường vào sáng sớm, giữa trưa hoặc chiều tối.
Nói về lai lịch “rùa thần”, ông Hiển ''bật mí'' từng nghe ông nội, bố mình kể lại từ xưa trên núi Ngọc Trản (nơi điện Hòn Chén tọa lạc) đã có con rùa lạ sinh sống, không ai dám săn bắt. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng “rùa thần” xuất thân từ chùa cổ Thiên Mụ. “Nghe nói con rùa được nuôi trong chùa, về sau rùa lớn quá nên sư thầy đem thả xuống sông Hương. Sau đó, “rùa thần” chuyển đến sinh sống tại đoạn sông trước điện Huệ Nam ngày nay” - một người dân khác nhận định.
Tuy nhiên, thời gian trở lại đây người ta không còn chứng kiến cảnh “rùa thần” nổi lên như trước nữa. Ông Hiển hành nghề thả vó trên sông nhẩm tính ít nhất đã 8 năm nay ông không thấy “ngài” xuất hiện. Sự vắng bóng của “rùa thần” được giải thích dưới nhiều góc độ khác nhau. Có ý kiến cho rằng trời đất yên bình nên “ngài” không nổi lên làm gì. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thời gian gần đây hoạt động thuyền bè trên sông đi lại tấp nập, phá tan sự tĩnh lặng nên “rùa thần” không thể nổi lên. “Tàu bè khai thác cát sạn, thuyền du lịch nổ máy ầm ầm thế kia thì con vật nào còn dám ngoi đầu lên chứ? Ngày trước khúc sông này vốn tĩnh lặng, trong lành lắm. Đất lành chim mới đậu, sông nước có tĩnh “ngài” mới lên được chứ” - cụ Ngái, bô lão thôn Ngọc Hồ khi tiếp chuyện chúng tôi bên vỉa hè đường lên điện Hòn Chén - nói.
Như vậy, rất nhiều nhân chứng đã khẳng định họ tận mắt nhìn thấy con rùa khổng lồ tại đoạn sông Hương thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà. Chúng tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện này để những nhà chuyên môn có thể tìm hiểu, nghiên cứu. Biết đâu một ngày nào đó, cả thế giới sẽ chấn động với phát hiện về con rùa có kích thước lớn nhất tại Việt Nam thì sao?
Vua Đồng Khánh từng xưng thánh tại điện Ḥn Chén
Điện Ḥn Chén - nơi Vua Đồng Khánh từng xưng thánh
Đồng Khánh - vị vua được thực dân Pháp dựng lên sau khi Vua Hàm Nghi rời kinh thành ngày 23/5 năm Ất Dậu (5/7/1855) để tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp - đă thực sự mất hết quyền lực trước sự bảo hộ và thao túng của thực dân Pháp. Mặc dù được ngồi trên ngai vàng, nhưng là ngai vàng do người Pháp “ban tặng”, mọi quyền hạn đều thuộc về thực dân Pháp. Đứng trước những bi kịch của triều đại và bản thân, nhà vua gần như đă gửi gắm linh hồn của ḿnh cho Thánh mẫu. Sau khi lên ngôi, điện Ḥn Chén được ông cho sửa lại, đổi tên thành Huệ Nam Điện, với đầy đủ hệ thống thờ tự như bây giờ.
Đặc biệt, từ vị thế vua - một người đứng trên bách thần để phong thần - ông đă hoà nhập ḿnh vào với thế giới thiêng liêng, đồng hoá giữa con người thật với thần linh khi tự nguyện biến ḿnh thành một trong thất thánh ở điện Huệ Nam. Không những thế, vai vế của ông cũng chỉ là em út trong 7 vị đó. Đây là một việc làm mà xưa nay chưa thấy xảy ra đối với các vua chúa của Việt Nam. Cùng với việc phong thánh cho ḿnh, Đồng Khánh đă sắc phong thượng đẳng thần cho Thánh mẫu Thiên y A Na và trung đẳng thần cho những vị khác.
|
Theo Vân Sơn - Thy Yến
Báo Lao động