- Trung Quốc tỏ ra rất quan tâm đến tiến triển chương tŕnh tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ và Pakistan - nước được coi là đồng minh và đối thủ của Ấn Độ
Tàu ngầm lớp Nguyên Trung Quốc trang bị hệ thống AIP (theo báo Phương Đông TQ)
Trang mạng Youngester Mỹ ngày 16/2 cho biết, hiện nay Pakistan đă kư với Trung Quốc hợp đồng mua 6 tàu ngầm AIP lớp Nguyên, Hải quân Pakistan cũng đă sở hữu 1 chiếc tàu ngầm AIP và đang cải tạo hệ thống AIP “năng lượng tàu ngầm kiểu tự chủ” cho 2 tàu ngầm khác do Pháp chế tạo.
Trong khi đó, Hải quân Ấn Độ hiện vẫn chưa có tàu ngầm AIP, hơn nữa đến năm 2020 họ sẽ chỉ có 5 trong số 10 tàu ngầm lớp Kilo hiện có cùng với 4 tàu ngầm do Đức chế tạo.
Trong khi Ấn Độ thúc đẩy chương tŕnh tàu ngầm “Kế hoạch 75”, Pakistan nhanh chóng kư một thỏa thuận với Trung Quốc, mua 6 tàu ngầm tiên tiến AIP của Trung Quốc.
Bài báo cho rằng, 6 tàu ngầm lớp Nguyên mới mua từ Trung Quốc sẽ trang bị hệ thống AIP. Những tàu ngầm AIP này sẽ cải thiện lớn khả năng hoạt động dưới nước cho Pakistan.
Sau khi lặn dưới biển vài ngày, tàu ngầm diesel thông thường sẽ phải nổi lên hoặc sử dụng ống thông khí để bổ sung ô-xy.
Nhưng, tàu ngầm trang bị hệ thống AIP th́ có thể lặn dài hơn, cải thiện khả năng tàng h́nh và chiến đấu, phần nào đă thu hẹp khoảng cách tàu ngầm động cơ hạt nhân – loại tàu có khả năng lặn vô thời hạn.
Tuy Ấn Độ c̣n vài năm nữa sẽ sở hữu một chiếc tàu ngầm AIP, nhưng Pakistan đă sở hữu một chiếc tàu ngầm loại này – trong 10 năm qua, Pakistan đă sở hữu 3 tàu ngầm Agosta-90B do Pháp chế tạo, trong đó tàu ngầm PNS Hamza đă trang bị hệ thống đẩy không phụ thuộc vào không khí.
Hơn nữa, hiện nay công tác cải tạo hệ thống “năng lượng tàu ngầm kiểu tự chủ” (Mesma) do Pháp chế tạo đă được bắt đầu, sau này sẽ dùng để cải tạo 2 tàu ngầm c̣n lại là Khalid và Saad.
Tàu ngầm thông thường Agosta-90B trang bị hệ thống AIP do Pháp chế tạo
Trong khi dó, hiện nay Ấn Độ vẫn từ chối trang bị hệ thống AIP cho 6 tàu ngầm lớp Squid do Pháp chế tạo. 6 tàu ngầm này thuộc “Kế hoạch 75”, tốn kém 235,62 tỷ rupee, hiện đang chế tạo ở xưởng đóng tàu Mazagao, công việc chế tạo đă chậm 3 năm so với thời gian biểu, dự kiến hoàn thành vào khoảng thời gian từ năm 2015-2020.
Hơn nữa, Hải quân Ấn Độ quan tâm hơn tới hệ thống AIP pin nhiên liệu. Hiện nay, Tổ chức phát triển và nghiên cứu quốc pḥng Ấn Độ đang nghiên cứu hệ thống này, thậm chí hệ thống có liên quan đă tiến hành thử nghiệm ở trên bờ. Nếu nghiên cứu chế tạo thành công, Ấn Độ có thể sẽ trang bị hệ thống này cho tàu ngầm lớp Squid thứ 5 và thứ 6 của họ.
Kế hoạch P-75I của Hải quân Ấn Độ có tiến triển rất chậm chạp. Theo chương tŕnh dự án, Ấn Độ sẽ bỏ ra hơn 500 tỷ rupee mua 6 tàu ngầm tàng h́nh mới, 6 tàu này không chỉ trang bị tên lửa phóng ống có khả năng tấn công đất liền, mà c̣n trang bị hệ thống AIP.
Sách hướng dẫn sử dụng đă được phát cho các đối tác nước ngoài như công ty xuất khẩu quốc pḥng Nga (Rosoboronexport), nhà máy đóng tàu DCNS Pháp, nhà máy đóng tàu HDW Đức và công ty Navantia Tây Ban Nha…, ban đầu có kế hoạch xác định đối tác vào cuối năm 2011.
Tàu ngầm động cơ hạt nhân Chakra-2 của Hải quân Ấn Độ, thuê của Nga trong 10 năm.
Nhưng, những nhà máy đóng tàu có khả năng cung cấp hệ thống AIP không thể cung cấp khả năng tên lửa tấn công đất liền. V́ vậy, Kế hoạch P-75I rất phức tạp, ít nhất cần tới 2 năm mới có thể xác định được đối tác, bàn giao chiếc tàu ngầm đầu tiên phải cần ít nhất 6 năm.
Đến năm 2020, Hải quân Ấn Độ sẽ chỉ sở hữu 5 trong số 10 tàu ngầm lớp Kilo và 4 tàu ngầm do Đức chế tạo. Mặc dù là 6 tàu ngầm lớp Squid do Pháp chế tạo được trang bị một loạt, th́ trong ngắn hạn, việc đáp ứng nhu cầu tác chiến với ít nhất 18 tàu ngầm thông thường của Hải quân Ấn Độ c̣n tương đối xa.
theo gd