- Máy bay ném bom chiến lược "sử dụng 3 thế hệ" B-52 được Mỹ triển khai thường trực ở Hawaii và Guam để sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ
Trang mạng “Tin tức ngày nay” Đài Loan vừa có bài viết cho rằng: “Ở trong nhà, một người già là một báu vật”, cho dù là Mỹ, nước có chi tiêu quốc pḥng đứng đầu thế giới, cũng có loại vũ khí đă phục vụ hơn 1 giáp (60 năm), tuy vũ khí mới được liên tục ra đời, nhưng quân Mỹ vẫn không nỡ đào thải, máy bay ném bom B-52 có thể hoạt động tới 90 năm được mệnh danh là vũ khí “báu vật quốc gia”.
Trong giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, khi tiến hành ném bom chiến lược đối với các nước như Đức, Nhật Bản, quân Mỹ đă phổ biến sử dụng các loại máy bay ném bom cánh quạt như B-17, B-29, nhưng nó đă bộc lộ những khuyết điểm trong môi trường chiến đấu thực tế như hành tŕnh hạn chế, trần bay tương đối thấp, lệ thuộc quá lớn vào các sân bay được xây dựng ở tiền phương, dễ bị pháo pḥng không đối phương tiêu diệt…
V́ vậy, quân Mỹ cho rằng cần thiết phải nghiên cứu phát triển được một loại máy bay ném bom chiến lược có tốc độ tuần tra nhanh hơn, trần bay cao hơn và hành tŕnh dài hơn để phù hợp với nhu cầu ném bom chiến lược xuyên lục địa trong thời đại mới.
Mặc dù Mỹ từng nghiên cứu phát triển được máy bay ném bom B-47, nhưng khi đối mặt với mạng lưới pḥng không ngày càng tăng cường của Liên Xô cũ, đă không thể hoàn thành có hiệu quả nhiệm vụ ném bom chiến lược.
V́ vậy, trong giai đoạn cuối thập niên 1940, Bộ Quốc pḥng Mỹ đă đưa ra một loạt yêu cầu về các tính năng cụ thể, như bán kính tác chiến là 5.000 dặm Anh (8.050 km), tốc độ 300 dặm Anh/giờ ở độ cao 34.000 thước Anh, lượng tải đạn 10.000 cân (pound), nhân viên tổ lái 5-6 người.
Trên nền tảng máy bay ném bom B-47, hăng Boeing đă nghiên cứu phát triển ra máy bay ném bom chiến lược tầm xa thế hệ mới, hoàn thành bay thử vào tháng 4/1952, được quân Mỹ đặt tên lửa B-52.
Máy bay ném bom B-52 có tổng cộng các phiên bản như A, B, C, D, E, F, G, H và NB-52 do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sử dụng, tổng cộng sản xuất được 744 chiếc.
95 chiếc đang sử dụng hiện nay đều là B-52H, kết cấu và tổ lái tương đồng với B-52G, nhưng thay thế động cơ J-57 bằng động cơ phản lực TF-33, động cơ mới không những có động lực lớn hơn, mà c̣n giải quyết được vấn đề thải khói đen nổi cộm, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu hơn J-57.
Động cơ mới làm tăng hành tŕnh 15% cho máy bay ném bom B-52H. Ngoài ra, c̣n được lắp thêm hệ thống pḥng thủ tự vệ và hệ thống tác chiến chống điện từ cùng khả năng liên kết vệ tinh, hầu như có thể mang theo tất cả đạn dược và vũ khí của quân Mỹ; năm 2006 được nghiệm chứng có thể sử dụng nhiên liệu tổng hợp hạ giá thành.
Máy bay ném bom tầm xa B-52 có lượng tải đạn rất lớn
Máy bay ném bom B-52 đă tham gia các chiến dịch lớn của quân Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ sử dụng rất nhiều máy bay B-52 để tiến hành ném bom quy mô lớn đối với miền bắc Việt Nam, nhưng máy bay chiến đấu MiG-21 và tên lửa pḥng không SA-2 của Việt Nam đă khiến cho quân Mỹ bị thiệt hại 29 máy bay ném bom B-52.
Trước khi nhà cầm quyền Đài Loan và Mỹ c̣n chưa “cắt đứt quan hệ ngoại giao”, B-52 của quân Mỹ từng sử dụng sân bay Thanh Tuyền Cương ở Đài Trung như một cứ điểm tiếp tế giữa đường để ném bom miền bắc Việt Nam.
Mặc dù quân Mỹ đă nghiên cứu phát triển được các loại máy bay ném bom chiến lược mới tầm xa như B-1 và B-2, nhưng quân Mỹ vẫn không muốn để cho B-52 nghỉ hưu, trong đó có một lư do là: B-52 là loại máy bay có thể phóng tên lửa hành tŕnh duy nhất trong các loại máy bay ném bom chiến lược của Mỹ hiện nay.
Chiếc máy bay B-52H cuối cùng được bàn giao năm 1962, quân Mỹ dự kiến để B-52 hoạt động đến giữa thế kỷ 21, tức là hoạt động khoảng 90 năm, chẳng trách quân Mỹ gọi vui là một loại vũ khí “hết ông sử dụng rồi đến cha và cháu”.
Bài báo cho rằng, để bao vây đề pḥng Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, máy bay ném bom chiến lược B-52 được triển khai trong trạng thái b́nh thường ở Hawaii và căn cứ Anderson-Guam. Nếu có chiến tranh xảy ra, máy bay B-52 của quân Mỹ có thể bay tới triển khai ở căn cứ Kadena thuộc Ryukyu, Nhật Bản.
Mỹ triển khai thường trực máy bay ném bom chiến lược tầm xa ở căn cứ Anderson - Guam
theo gd