“Bảo đảm phúc lợi công bằng cho người lao động”
WESTMINSTER (NV) - Giới hữu trách Los Angeles vừa tiến hành một cuộc tảo thanh lớn đối với các “shop may” tại thành phố này. Rồi sẽ đến lượt các cộng đồng gốc Việt tại Nam California, San Gabriel Valley, và cả các thành phố Westminster, Garden Grove, Santa Ana. Theo lời của đại diện cơ quan theo dơi các vấn đề lao động của Bộ Lao Động.
![](http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/159421-TS-121221-ShopMay.400.jpg)
Một nhân viên làm việc trong shop may tại Los Angeles. (H́nh: Jaime Puebla/AP Photo)
“Cơ Quan Lương Tiền và Giờ Làm Việc - Wage and Hour Division - của Bộ Lao Động Hoa Kỳ hoạt động mạnh tại miền Nam California, trong những cộng đồng người Việt như San Gabriel Valley, và các thành phố trong quận Cam như Westminster, Garden Grove và Santa Ana.”
Ông Eduardo Huerta, phó giám đốc cơ quan tại khu vực Los Angeles nói với nhật báo Người Việt trong cuộc phỏng vấn liên quan đến chương tŕnh thanh tra các shop may vừa được tiến hành tại thành phố này.
Theo thông cáo báo chí của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, được phổ biến cách đây một tuần, chỉ trong một ngày càn quét một ṭa nhà duy nhất tại Fashion District ở Los Angeles, giới hữu trách bắt được 10 shop may vi phạm nghiêm trọng các luật lao động căn bản về mức lương tối thiểu, trả tiền phụ trội khi làm việc thêm giờ, cũng như sổ sách về giờ làm việc.
Chủ nhân của 10 shop may nói trên, theo thông cáo báo chí, bị buộc phải trả thêm cho 185 nhân viên số lương họ trả thiếu, tổng cộng $326,000.
Ông Huerta cho biết, trong số chủ nhân của 10 shop may vừa bị bắt này, không ai là người gốc Việt, tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng Bộ Lao Động biết trong cộng đồng gốc Việt có nhiều người sống bằng nghề may, có nhiều chủ shop là người gốc Việt, và muốn thông báo là nỗ lực càn quét của Bộ Lao Động đang mang đến một số kết quả tốt.
“Áp lực liên tục mà bộ tạo ra đưa đến kết quả là một số nhân viên bắt đầu lên tiếng khiếu nại, tố cáo chủ nhân vi phạm luật lao động Hoa Kỳ.” Ông Huerta nói, và nhấn mạnh: “Tuy nhiên c̣n phải làm nhiều hơn thế nữa.”
Làm nhiều hơn nữa, theo lời ông Huerta, là “đẩy mạnh càn quét ở những thành phố như Garden Grove, Westminster, và Santa Ana”.
Ông Huerta cho biết “t́nh h́nh ngày càng tệ,” và giải thích là dù Bộ Lao Động đă có những chuyến càn quét từ nhiều năm nay, nhưng “những shop may vi phạm luật lao động ngày càng đông”.
“Phần khác, họ cứ mở cửa hoạt động được vài năm th́ lại đóng cửa, đổi tên đổi địa chỉ rồi ra đời lại, rất khó bắt được, v́ khi chúng tôi t́m đến nơi th́ những shop đó đă biến mất.” Ông cho biết.
Được hỏi về những khó khăn khi xác định số tiền trả lương thiếu của các shop may phạm luật, ông Huerta nói rằng công việc thực ra khá đơn giản. Thường th́ nhân viên Bộ Lao Động sẽ bất th́nh ĺnh ập vào một shop may nào đó, và nhiều nhân viên sẽ ùa đến hỏi chuyện với các nhân viên có mặt, xem xét thẻ lương, và đếm công việc họ làm, và cứ thế mà tính ra tiền những nhân viên này bị trả lương thiếu.
Thông cáo báo chí của Bộ Lao Động cho biết nhiều shop may phạm luật trả lương theo đầu sản phẩm, không có mức lương tối thiểu, và cũng không trả lương phụ trội khi nhân viên làm việc thêm ngoài giờ. Tính đổ đồng, nhân viên của các shop may được trả không tới $6.50/giờ trong khi luật liên bang quy định lương tối thiểu là $7.25/giờ và luật California là $8/giờ, cũng như không hề được trả thêm tiền phụ trội khi làm việc quá 40 giờ một tuần.
Trích lời bộ trưởng Bộ Lao Động Hoa Kỳ, bà Hilda L. Solis, thông cáo báo chí viết: “Mức vi phạm của các shop may thật đáng buồn. Những cửa hàng quần áo tại Mỹ cần phải đảm bảo rằng hàng hóa sản xuất bởi công nhân Mỹ phải mang lại cho họ ít nhất là mức lương tối thiểu,” và kêu gọi: “Liên bang, tiểu bang, và các cơ quan địa phương liên quan cần hợp tác để phát huy ngành thời trang Hoa Kỳ và tạo một môi trường làm việc dễ chịu và sôi động.”
Vẫn theo tường tŕnh của Bộ Lao Động trong thông cáo báo chí nói trên, 10 shop may vừa bị phạt cung cấp sản phẩm cho nhiều tiệm bán thời trang có tiếng trên toàn quốc, như Aldo Group Inc., Burlington Coat Factory Warehouse Corp., Charlotte Russe Holding Inc., Dillard's Inc., Forever 21 Inc., Frasier Clothing Co. (Susan Lawrence), HSN Inc. (Home Shopping Network), Rainbow Apparel Inc., Ross Stores Inc., TJX Cos. Inc. (TJ Maxx and Marshall's), Urban Outfitters Inc. và Wet Seal Inc.
Bị phạt là t́nh trạng mà không shop may nào muốn gặp phải. Khi bị bắt v́ vi phạm luật lao động, hàng hóa của các shop may sẽ bị niêm phong, không được chuyển đi cho đến khi trả xong số tiền lương thiếu, và giải quyết mọi vi phạm luật pháp.
Trả lời câu hỏi là Bộ Lao Động có phương án nào để giải quyết vấn nạn này về lâu về dài, ông Eduardo Huerta cho biết hiện bộ đang có kế hoạch tập trung việc càn quét cũng như tổ chức các buổi hội thảo, để giải thích quyền lợi cho nhân viên và trách nhiệm của chủ nhân tại quận Los Angeles và quận Cam.
Với chương tŕnh thanh tra giờ đây đi kèm với việc kêu gọi nhân viên hợp tác cung cấp thông tin, Bộ Lao Động Hoa Kỳ tin rằng sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt. “Văn pḥng chúng tôi có nhân viên nói tiếng Việt. Chúng tôi sẽ giữ kín danh tánh của người gọi vào, và cũng sẽ không hỏi xem họ có phải là công dân Mỹ không.” Ông Eduardo Huerta nhấn mạnh.
Hà Giang/Người Việt