Việc Tổng thống Obama chọn bộ máy an ninh quốc gia cho nhiệm kỳ hai gồm cho thấy ông đă nhận ra rằng thế giới đang thay đổi sâu sắc.
Các nhân vật trọng yếu trong bộ máy an ninh lới của Tổng thống Obama: John Kerry, Joe Biden và Chuck Hagel.
Ảnh Foreign Policy
Các tổng thống tại vị hai nhiệm kỳ như Reagan, Clinton, Bush thường có chính sách đối ngoại nhiệm kỳ hai khác biệt đáng kể so với nhiệm kỳ thứ nhất. Một trong những lư do là tổng thống tái đắc cử thường phải điều chỉnh đội ngũ an ninh quốc gia giữa hai nhiệm kỳ.
Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, bà Madeleine Albright có cá tính mạnh mẽ hơn đă thay thế Ngoại trưởng Warren Christopher. Tổng thống George W. Bush chia tay với Ngoại trưởng Colin Powell, người đôi khi đă “bất tuân thượng lệnh”, và đôn bà Condoleezza Rice lên thay. Sau đó, ông Bush cũng thay thế Bộ trưởng Quốc pḥng Donald Rumsfeld hiếu chiến bằng một Robert Gates thận trọng hơn.
Phải thay đổi chính sách đối ngoại
Với việc Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice bỏ cuộc, việc Thượng nghị sĩ John Kerry được Tổng thống Obama công bố đề cử làm ngoại trưởng thay thế bà Hillary Clinton chỉ c̣n là vấn đề thời gian.
Thượng nghị sĩ John Kerry khá giống Ngoại trưởng Hillary Clinton cả về thế giới quan và tính cách. Do Tổng thống Obama tôn trọng ông Kerry nhưng lại không có quan hệ mật thiết bằng bà Susan Rice, chính sách đối ngoại Mỹ sẽ do Nhà Trắng hoạch định và Bộ Ngoại giao sẽ là cơ quan thực thi.
Tuy nhiên, chính quyền Obama sẽ phải thay đổi chính sách đối ngoại bởi v́ thế giới đang thay đổi và chính quyền này cũng rút kinh nghiệm từ những sai lầm của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên.
Đối với Tổng thống Obama, năm 2013 sẽ khác với năm 2009 bởi v́ thế giới Arập đă trở nên hỗn độn hơn, châu Âu đang phải vật lộn để tồn tại như một thực thể thống nhất, Iraq là chuyện của ngày hôm qua, t́nh h́nh Afghanistan tồi tệ hơn, kinh tế Trung Quốc không c̣n tăng trưởng bùng nổ như trước…
Trong nhiệm kỳ thứ hai, chính quyền Bush đă “ngộ” ra rằng đơn phương hành động thường đi kèm với cái giá phải trả rất cao và tính hợp pháp phải do người khác công nhận chứ không phải do bản thân áp đặt.
Tổng thống Obama và các cộng sự từng rất tin tưởng vào chính sách “can dự”, thậm chí “can dự” cả với các đối thủ như Iran và Bắc Triều Tiên, dựa trên tính toán “đôi bên cùng có lợi”. Ông Obama cho rằng Tổng thống tiền nhiệm George W. Bush đă gây sự một cách không cần thiết với Nga, Trung Quốc và các nước đồng minh phương Tây và chính sách mới “tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi” của ông có thể làm tan băng những mối quan hệ đă trở nên lạnh giá.
Chính sách mới này tỏ ra có hiệu quả ở châu Âu. Nó cũng đôi khi có hiệu quả tại Nga, khi lănh đạo hai bên muốn hàn gắn quan hệ bị xuống cấp bởi cuộc chiến tranh Gruzia. Chính sách này không phát huy tác dụng ở Trung Quốc, mặc dù cả Tổng thống Obama lẫn Ngoại trưởng Hillary Clinton đă gạt sang một bên các vấn đề nhạy cảm như Đài Loan, Tây Tạng và nhân quyền. Cũng giống như Iran, Trung Quốc không cảm thấy “đôi bên cùng có lợi”, khi quan hệ với Mỹ.
Ít kỳ vọng hơn, thực dụng hơn
Trong những bài phát biểu đầu tiên và trong chiến lược an ninh quốc gia, Tổng thống Obama đă nhấn mạnh việc xây dựng lại các tổ chức quốc tế. Trên thực tế, ông Obama đă đặt G-20 vào trung tâm của việc hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu, nhưng ông cũng biết được những hạn chế của các cơ quan như Liên Hợp Quốc.
Một quan chức chính quyền Obama cho biết: “Sự lănh đạo của Mỹ sẽ phụ thuộc vào việc tập hợp một liên minh đa quốc gia để giải quyết một vấn đề cụ thể”, tương tự như “liên minh tự nguyện” mà Tổng thống tiền nhiệm George W Bush từng kêu gọi.
Chính sách của Nhà Trắng trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama có thể kiềm chế hơn và ít kỳ vọng hơn vào những ǵ mà chính quyền này không thể làm được. “Tái cân bằng” ở châu Á sẽ cho phép Tổng thống Obama hoạt động trong một khu vực không đ̣i hỏi những lựa chọn cấp bách nhất. Và một đội ngũ an ninh quốc gia gồm Ngoại trưởng John Kerry, Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon và Bộ trưởng Quốc pḥng Chuck Hagel cho thấy tính thực dụng và ưu tiên trong chính sách đối ngoại Mỹ.
Tổng thống Obama nhận ra rằng t́nh h́nh thế giới nghiệt ngă hơn so với những ǵ mà ông tưởng và ảnh hưởng của Mỹ cũng hạn chế hơn so với trước đây. Điều này càng làm cho ông trở nên thận trọng hơn.
Tổng thống Obama và các cộng sự của ông cũng nhận thức rơ giới hạn của sức mạnh Mỹ trước những biến động sâu sắc trên thế giới. Họ quá hiểu rằng việc áp đặt ư chí của Mỹ có thể làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn.
Bộ máy an ninh quốc gia mới mà Tổng thống Obama lựa chọn cho thấy ông đang chuẩn bị đối phó với những t́nh huống khả quan nhất và …xấu nhất.
Minh Bích (theo Foreign Policy)