HÀ NỘI (NV) -“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không có bất cứ hành động cản trở hoạt động nghề cá b́nh thường và hợp pháp của các tàu cá và ngư dân Việt Nam tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.”
Ngư dân Đà Nẵng chuẩn bị ra khơi. (H́nh: AFP/Getty Images)
Ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN, hôm Thứ Năm, 13 Tháng Mười Hai, trả lời câu hỏi của TTXVN như vậy khi được hỏi về thái độ của Hà Nội đối với quyết định của tỉnh Hải Nam cho tàu tuần lục soát tàu ngoại quốc.
“Việc cảnh sát biên pḥng của Trung Quốc xét và xua đuổi tàu nước ngoài trên biển Đông chính yếu chỉ nhằm đối phó với tàu của Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực quần đảo Hoàng Sa,” ông Ngô Sĩ Tồn, một viên chức của tỉnh Hải Nam, được báo Wall Street Journal (WSJ) trích lời nói hôm Thứ Tư, 5 Tháng Mười Hai, về quyết định đưa ra gần đây làm nhiều nước trong khu vực phẫn nộ.
Tờ Trung Quốc nhật báo, bản Anh ngữ, hôm 28 Tháng Mười Một, đưa tin cảnh sát biên pḥng tỉnh Hải Nam được lệnh lên tàu và khám xét các tàu bị coi là “xâm nhập bất hợp pháp” vào vùng biển thuộc thẩm quyền tỉnh này.
Quyết định, có hiệu từ đầu Tháng Giêng, 2013, đă được nhà cầm quyền tỉnh Hải Nam thông qua hôm Thứ Ba, 27 Tháng Mười Một, cho quyền cảnh sát biên pḥng leo lên tàu nước ngoài “xâm phạm bất hợp pháp vùng biển chủ quyền” hoặc ra lệnh cho những tàu đó “hoặc đổi hướng hoặc ngừng chạy.”
Lập tức, nhiều nước liên quan đến biển Đông đă đả kích mạnh mẽ cái “quyết định” ngang ngược này. Tổng thư kư sắp măn nhiệm của ASEAN, Tiến Sĩ Surin Pitsuwan, cảnh cáo hành động leo thang gây hấn này có thể sẽ dẫn đến xung đột.
Việc loan báo xét tàu nước ngoài “xâm phạm” của Bắc Kinh diễn ra trong khi dư luận các nước đang phẫn nộ với cái h́nh bản đồ biển Đông với “Lưỡi Ḅ” in trên hộ chiếu của người Trung Quốc.
Sự mù mờ của quyết định lục soát tàu ngoại quốc ở các vùng biển nếu trong phạm vi 12 hải lư của đường cơ sở (biển) với đất liền hay thế nào, không thấy quyết định đó nói ra.
Hiện Việt Nam vẫn luôn luôn tuyên bố chủ quyền lănh thổ đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển chung quanh “với các bằng chứng lịch sử và pháp lư không thể tranh căi.” Nhưng quần đảo Hoàng Sa đă bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 và đến năm 1988 th́ Bắc Kinh xua tàu tới cướp một số băi đá ngầm và đảo nhỏ ở Trường Sa.
Trong bản tin của WSJ, ông Ngô Sĩ Tồn (vừa là giám đốc Sở Ngoại Vụ tỉnh Hải Nam vừa là viện trưởng Viện Nghiên Cứu Biển Nam Hải) nói rơ hẳn là “mục đích chính là đối phó với các tàu đánh cá của Việt Nam hoạt động gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa” (mà Bắc Kinh gọi là Vĩnh Hưng đảo thuộc Tây Sa quần đảo).
Ông cũng nói cảnh sát biên pḥng Trung Quốc sẽ lục soát và trục xuất những tàu nào xâm phạm vào bên trong đường cơ sở (biển) 12 hải lư. Năm 1996, Bắc Kinh đă loan báo đường cơ sở biển 12 hải lư tại quần đảo Hoàng Sa v́ đă cướp trọn rồi, nhưng với quần đảo Trường Sa th́ c̣n vướng nhiều nước khác tranh chấp và cũng chỉ mới cướp được ít băi đá ngầm nên vẫn chưa dám tuyên bố.
“Đối với những đảo mà đường cơ sở biển chưa được loan báo v́ không thể định nghĩa bề rộng của lănh hải, vấn đề trên không tồn tại,” ông Ngô Sĩ Tồn nói. “Thế giới bên ngoài không nên phản ứng quá độ về sự nhắc nhở của quy định hoặc hoặc suy luận quá nhiều, hoặc ai đó đưa ra giải thích một chiều hay bóp méo.”
Thật ra, suốt nhiều năm nay, ngư dân Việt Nam đă vô cùng điêu đứng khi khai thác hải sản gần quần đảo Hoàng Sa. Rất nhiều tàu ngư dân Việt Nam đă bị tàu tuần Trung Quốc đâm ch́m hoặc bắt giữ, kéo về đảo Phú Lâm đ̣i tiền chuộc. Không ít ngư dân Việt Nam đă mất nghiệp v́ bị Trung Quốc cướp mất tàu.
Hàng năm, Bắc Kinh c̣n ngang ngược ra lệnh cấm đánh cá trên biển Đông từ giữa Tháng Năm đến đầu Tháng Tám, mùa đánh cá chính của ngư dân Việt Nam.