Tờ Nhân dân Nhật báo phiên bản tiếng Anh của Trung Quốc ngày 6/12 cho đăng bài “khoe khoang” máy bay chiến đấu phản lực J-15 do họ sản xuất vượt trội hơn hẳn Su-33 của Nga. Tuy nhiên, điều này càng chứng tỏ Trung Quốc đang “có tật giật ḿnh”.
Ngày 25/11 vừa qua, chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc sản xuất đă thực hiện thành công phi vụ hạ cánh và các cuộc thử nghiệm kỹ thuật trên tàu sân bay Liêu Ninh. Tuy nhiên, không ít chuyên gia chỉ trích Trung Quốc đă sao chép J-15 từ mẫu Su-33 của Nga.
Tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng chiếc J-15 này là do Trung Quốc độc lập phát triển và là bước đột phá lớn trong công nghệ chế tạo máy bay trang bị cho tàu sân bay.
Báo này cho rằng J-15 được trang bị 2 động cơ mạnh, hệ thống thiết vị nâng, thiết bị hạ cánh, cất cánh và móc hăm hoàn toàn mới. Cánh máy bay có thể gấp để vừa có thể duy tŕ khả năng tác chiến “vượt trội”, vừa có thể đáp ứng yêu cầu hạ cánh đặc thù trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Máy bay J-15 được thử nghiệm trên tàu sân bay Liêu Ninh hồi cuối tháng 11 vừa qua
Theo Nhân dân Nhật báo, J-15 của Trung Quốc với đặc thù có tầm tác chiến lớn, khả năng cơ động “tuyệt vời”, khả năng mang được nhiều bom nên có khả năng tác chiến hoàn toàn trên biển và trên không.
Tác giả bài báo cho rằng truyền thông nước ngoài, đặc biệt là truyền thông Nga đă phỏng đoán J-15 là bản sao của Su-33 vốn được Nga sản xuất để trang bị cho tàu sân bay. Theo đó, sự phỏng đoán này xuất phát từ vẻ bề ngoài của J-15 tương tự Su-33.
Nhân dân Nhật báo dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Trung Quốc Geng Yansheng ngày 29/11 nói: “Quân sự thế giới có một quy luật phát triển khách quan. Rất nhiều loại vũ khí có nguyên lư thiết kế tương tự cũng như có một vài phương pháp pḥng vệ và điều khiển giống nhau. Chính v́ vậy, thật không chuyên nghiệp khi kết luận rằng Trung Quốc sao chép công nghệ máy bay tàu sân bay các quốc gia khác chỉ thông qua những so sánh đơn giản”.
Tờ Nhân dân Nhật báo liệt kê hàng loạt ưu thế vượt trội của J-15 trước Su-33. Đầu tiên là hệ thống điện tử hàng không. Tờ báo này cho rằng Su-33 chỉ được trang bị hệ thống điện tử hàng không rời rạc ARINC429 lạc hậu với khả năng tải dữ liệu một chiều tốc độ chậm. Trong khi đó, J-15 được trang bị hệ thống điện tử hàng không tích hợp hai chiều.
J-15 cũng có thiết kế cánh gấp tương tự Su-33
Báo Trung Quốc chê máy tính kiểm soát cháy TS-100 trên Su-33 chỉ có tốc độ 170.000 phép tính mỗi giây, trong khi loại máy tính này trên J-15 có tốc độ trên vài triệu phép tính trên giây.
Về hệ thống radar, người Trung Quốc cũng tự hào J-15 sở hữu hệ thống tiên tiến hơn của Su-33. Tờ báo cho rằng do hạn chế của hệ thống điện tử hàng không lạc hậu nên Su-33 của Nga chỉ đơn thuần là một máy bay đánh chặn, không có khả năng tấn công không đối đất một cách chính xác.
Trong khi đó, J-15 sử dụng công nghệ sản xuất và vật liệu mới nên có sức bền lớn hơn và trọng lượng nhẹ hơn.
Cuối cùng, theo Nhân dân Nhật báo, J-15 được trang bị động cơ Taihang (WS-10) do Trung Quốc tự sản xuất và mạnh hơn động cơ của Su-33. Báo Trung Quốc kết luận, J-15 vượt trội so với Su-33 và hoàn toàn có thể sánh ngang với các loại máy bay trang bị cho tàu sân bay hàng đầu hiện nay như F-18 của Mỹ và Rafale của Pháp.
Trung Quốc cho rằng J-15 sánh ngang với F-18 của Mỹ và Rafale của Pháp
Nhưng xem ra, những phản biện trên đây càng cho thấy người Trung Quốc “có tật giật ḿnh”. Nếu không sao chép, họ không cần phải giải thích. Các chuyên gia quân sự và hàng không trên thế giới không có lư ǵ lại đưa ra những nhận định dựa trên sự so sánh đơn giản.
Hồi cuối tháng 11 vừa qua, Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích các chuyên gia hàng không v́ đă nhận định Trung Quốc sao chép J-15 từ nước ngoài, trong đó có mẫu Su-33 của Nga.
Tân hoa xă gọi đây là thông tin “thiếu cơ sở”. Tân hoa xă cũng khẳng định Trung Quốc đă cố gắng tự phát triển động cơ, hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống điện tử và các hệ thống then chốt khác của J-15.
Tuy nhiên, trong bài “trần t́nh” của ḿnh về J-15, Tân hoa xă đă “lố” khi thừa nhận nước này thường nhờ vào các mẫu vũ khí mua từ Nga để hiện đại hóa quân đội do thiếu khả năng sáng tạo độc lập.
Su-33 là máy bay chiến đấu đa năng, được Nga đưa vào trang bị cho Hải quân từ năm 1995 và gần đây được trang bị cho tàu sân bay Kuznetsov.
Trung Quốc từng đàm phán mua loại Su-33 Flanker-D của Nga từ năm 2006 song bị từ chối. Lư do Nga từ chối là v́ Trung Quốc đ̣i được giao trước 2 chiếc để “thử nghiệm”.
Phía Nga cũng xác nhận họ đă phát hiện Trung Quốc vi phạm các thỏa thuận về sở hữu trí tuệ khi sao chép y nguyên mẫu máy bay chiến đấu Su-27SK. Theo giấy phép Nga cấp cho Trung Quốc năm 1995, Trung Quốc được sản xuất 200 chiếc máy bay loại này và đặt tên là J-11A. Tuy nhiên, sau khi hết “cô ta”, Trung Quốc đă tự ư sao chép và đặt tên là J-11B.
Hồi năm 2009, Nga tiếp tục từ chối bán Su-33 dù Trung Quốc đặt mua tới 14 chiếc. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đă sao chép J-15 từ một mẫu Su-33 mà nước này mua qua nước thứ 3 là Ucraina.
Đông Triều
theo pn