Trong 71 cái tên quyền lực nhất hành tinh được
Forbes b́nh chọn để đại diện cho 7,1 tỷ người đang sinh sống trên khắp địa cầu, có không ít những gương mặt mới đến từ châu Á.
Dù các nhà lănh đạo Trung Quốc không c̣n góp mặt trong top 5 quyền lực nhất hành tinh nhưng những cái tên như Tập Cận B́nh và Lư Khắc Cường đều được xướng lên ở những vị trí hàng đầu. Tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận B́nh, vừa lên thay thế người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào nhưng quyền lực đối với 1,3 tỷ người dân Trung Quốc trao cho ông ảnh hưởng không nhỏ. Thậm chí rất có khả năng trong bảng xếp hạng năm sau, người đàn ông chèo lái đất nước Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành một trong những người quyền lực nhất hành tinh, như cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào từng đạt được khi tại nhiệm.
Tập Cận B́nh
Các nhà phân tích phương Tây nhận định, Tập Cận B́nh gần như chắc chắn sẽ là người chèo lái đất nước Trung Quốc trong thập niên tiếp theo. Nắm giữ cương vị người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương không chỉ đưa ông Tập tới vị trí quyền lực thứ 9 toàn cầu.
Sonia Gandhi
Người châu Á có vị trí cao thứ 2 trong bảng xếp hạng của
Forbes năm 2012 là bà Sonia Gandhi, lănh đạo đảng cầm quyền tại Ấn Độ. Song song với đó Sonia Gandhi c̣n đảm trách vai tṛ chủ tịch Quốc hội, đưa bà trở thành người “nắm dây cương” nền kinh tế thứ 10 thế giới đồng thời là quốc gia đông dân thứ 2 toàn cầu. Là hậu duệ gia đ́nh Gandhi danh tiếng tại Ấn Độ, bà Sonia Gandhi đang nối bước vinh quang của gia đ́nh và trở thành người quyền lực thứ 12 toàn cầu.
Lư Khắc Cường
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường là một trong 10 gương mặt trong Ban chấp hành Trung ương Trung Quốc, người nhiều khả năng sẽ thay thế đương kim Thủ tướng Ôn Gia Bảo để trở thành người chèo lái nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau phiên họp Quốc hội vào tháng 3 năm sau.
Phó Thủ tướng Lư Khắc Cường cũng là người đứng thứ 2 trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau Chủ tịch Tập Cận B́nh. Chính nhờ những trọng trách đó, Phó Thủ tướng 57 tuổi của Trung Quốc được
Forbes b́nh chọn là người quyền lực thứ 13 thế giới đồng thời là người quyền lực thứ 3 châu Á.
Manmohan Singhn
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singhn là người chèo lái nền kinh tế quốc gia đông dân thứ 2 thế giới. Tốt nghiệp khoa Kinh tế học của 2 trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới là Oxford và Cambridge giúp ông nắm giữ ch́a khóa nhằm tái thiết lại nền kinh tế Ấn Độ sau cải cách. Tuy nhiên, nền kinh tế Ấn Độ vẫn chỉ xếp thứ 10 thế giới dù đây là quốc gia đông dân thứ 2 hành tinh. V́ lẽ đó, Thủ tướng Ấn Độ chỉ quyền lực thứ 19 thế giới.
Ali Hoseini-Khamenei
Lănh tụ Tối cao Cách mạng Hồi giáo Iran Ali Hoseini-Khamenei là người quyền lực thứ 21 thế giới theo danh sách b́nh chọn của
Forbes. Theo đánh giá của các nhà phân tích, Ali Hoseini-Khamenei là người quyết định thi hành chính sách thù nghịch với Mỹ của Iran cùng việc phát triển hạt nhân của Nhà nước Cộng ḥa Hồi giáo.
Ngoài 5 gương mặt đă nêu trên, châu Á với 60% dân số thế giới c̣n có khá nhiều người lọt top quyền lực nhất hành tinh, trong đó có nhà lănh đạo trẻ tuổi Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, thứ hạng của họ không thực sự được
Forbes đặt ở vị trí cao bởi những lư do khác nhau.
Hồng Duy
Theo Infonet