Chuyện ăn mặc của Hồng Quế tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2012 một lần nữa khiến cho dư luận giận dữ “nổi sóng”, c̣n các nhà quản lư lại đau đầu về cách xử lư...
Lâu nay, không có một thước chuẩn nào để “đo” xem trang phục như thế nào được coi là “trái thuần phong, mỹ tục”? Việc xử lư phần lớn dựa trên sự lên án, phản ánh của dư luận xă hội...
Bao nhiêu phần trăm là đủ?
Hở bao nhiêu phần trăm cơ thể, hay che kín đến đâu là vừa? Câu trả lời hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm, cách nh́n nhận của mỗi người. Đă có thời Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) đưa ra quy định mặc áo hở 2/3 ngực, váy cao trên đầu gối hơn 20cm là bị phạt. Và Hồ Quỳnh Hương có lẽ là người đầu tiên và duy nhất bị phạt theo “chuẩn” này, với lư do là đă hở đến 3/4 ngực! (đo theo cảm tính của mắt, tất nhiên).
Nhưng nh́n lại bộ váy Quỳnh Hương mặc lúc đó th́ chả “thấm tháp” ǵ so với trang phục của rất nhiều “sao” bây giờ, trong đó có cả các MC nổi tiếng tham gia các sự kiện tầm cỡ quốc gia. Siêu mẫu Vũ Thu Phương, ca sĩ BB Phạm, Hà Anh, Thu Minh... và mới đây nhất (tháng 6/2012), người mẫu Thái Hà bị phạt 5 triệu đồng, chỉ v́ lư do ăn mặc quá “thiếu vải”.
"Khách không mời" Hồng Quế với bộ trang phục xuyên thấu tại LHP quốc tế Hà Nội.
Và điều đáng lưu ư ở đây là, sẽ chẳng có ǵ để dư luận có thể “nổi sóng” nếu như các bộ trang phục cũn cỡn kia không bỗng dưng “phản chủ” - bị tụt hoặc bị “tốc” lên một cách rất phản cảm. Bằng chứng là Hoàng Thùy Linh luôn xuất hiện với những bộ váy cực ngắn, nhưng có ai “sờ gáy” đâu.
Ở một thái cực khác, trong một buổi diễn từ thiện, Minh Hằng cũng mặc một bộ ren gần giống với Hồng Quế mới đây và nếu nh́n một cách toàn cục th́ trang phục của họ không hề thiếu vải.
Vậy vấn đề đặt ra là sự phản cảm hay “trái thuần phong mỹ tục” có phụ thuộc vào phần trăm da thịt bị hở hay không? Hay nó c̣n phụ thuộc vào những yếu tố khác - mà phần lớn là do cảm nhận trong từng hoàn cảnh - của từng đối tượng.
Phạt tiền - không “ăn thua”
Trong các trường hợp bị phạt nêu trên, người cao nhất cũng chỉ phải chịu với mức 5 triệu đồng, rồi sau đó đâu lại vào đấy. Người đă mắc lỗi rồi lại có thể sẽ mắc tiếp (v́ có đáng là bao so với cátsê buổi diễn; hơn nữa, trong phần lớn trường hợp, đơn vị tổ chức biểu diễn đứng ra nộp thay), có người chưa được ai biết đến th́ đôi khi dùng chiêu PR bản thân ít tốn kém nhất ấy để dư luận để ư đến, và Hồng Quế được cho là một điển h́nh về tính toán sai lầm trong chiến lược “phát triển bản thân”.
Hoàng Thuỳ Linh trong một đêm diễn ở Buôn Ma Thuột năm 2009.
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là, dù dư luận và cả cơ quan quản lư đều bức xúc trước hành vi này của Hồng Quế, nhưng lại không có cơ sở nào để phạt cô ta cả, bởi theo Nghị định 75 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, chỉ quy định những hành vi bị xử phạt cho người tham gia biểu diễn. C̣n Hồng Quế xuất hiện ở thảm đỏ LHP với tư cách “khách không mời”.
Trong các cuộc họp triển khai Chỉ thị 65 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về chấn chỉnh các hoạt động biểu diễn, cũng có nhiều ư kiến đưa ra rằng, cần phạt thật nặng, không chỉ người biểu diễn mà cả các đơn vị tổ chức biểu diễn, đơn vị tổ chức sự kiện văn hóa nữa. Có lẽ, sau sự cố Hồng Quế, các ư kiến này sẽ được xem xét chăng?
Ông Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ VHTTDL - cho biết: “Trong NĐ 75 sửa đổi tới đây, những hành vi thiếu văn hóa như của Đàm Vĩnh Hưng vừa qua, hay những nghệ sĩ “sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với mục đích, nội dung biểu diễn và thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa VN” sẽ có thể bị phạt tới hàng trăm triệu đồng.
Nhưng quan trọng hơn là sẽ áp dụng những chế tài xử phạt bổ sung như cấm diễn, không được xuất hiện trên báo chí, truyền h́nh trong thời gian nhất định - có thể kéo dài đến 1 năm, tùy vào mức độ vi phạm”.
Nhưng ngay cả khi có chế tài nghiêm khắc như vậy th́ việc áp dụng cũng không dễ dàng ǵ, bởi nó c̣n phụ thuộc vào nhận thức về mức độ vi phạm cũng như cách xử phạt của từng đơn vị, địa phương.
Hay nói như NSƯT Lê Chức, nó c̣n phụ thuộc vào việc các cơ quan quản lư văn hóa “nhạy” đến đâu, “cảm” như thế nào với mỗi hành vi được cho là không b́nh thường của người biểu diễn. “Bởi thế, nền tảng văn hóa của người nghệ sĩ vẫn là vấn đề mấu chốt trong việc xóa sổ nạn tạo scandal để gây sự chú ư”, ông Vương Duy Biên kết luận.
Theo Trương Hoàng
Lao động