Ngày mai, 26-11, các chuyên gia Pháp, Thụy Sĩ, Nga và Ai Cập sẽ chứng kiến cuộc khai quật thi hài ông Yasser Arafat để điều tra nghi án chết v́ bị đầu độc bằng chất phóng xạ Polonium 210
Chiến tranh bom đạn giữa Israel và Hamas đă tạm kết thúc hôm 22-11 sau khi đạt được một thỏa hiệp ngưng bắn. Tuy nhiên, những cuộc chiến khác bao gồm “chiến tranh bẩn” và “chiến tranh sạch” vẫn âm thầm tiếp diễn.
“Chiến tranh bẩn” là cuộc chiến bí mật của Israel nhằm mưu sát các nhân vật chủ chốt trong chính quyền Palestine, phần lớn của Hamas, tức Phong trào Kháng chiến Hồi giáo phái Sunni, một tổ chức chính trị Palestine hiện đang kiểm soát Dải Gaza. “Chiến tranh sạch” là cuộc chiến tuyên truyền chính nghĩa của Israel và Palestine, chủ yếu trên mạng xă hội.
![](http://nld.vcmedia.vn/Wtoro7s1DDH7XnuNApm2tmWu84J3y/Image/2012/11/24/89Chan2_1bd73.jpg)
Tín đồ chính thống giáo Do Thái cũng tham gia buỗi lễ tưởng niệm 8 năm ngày ông Arafat qua đời tại Ramallah Ảnh: EPA
Phát hiện từ Thụy Sĩ
Trái với thông tin ban đầu, theo đài BBC, cuộc khai quật thi hài ông Yasser Arafat, nguyên chủ tịch PLO (Tổ chức Giải phóng Palestine), sẽ diễn ra ngày 26-11 - thay v́ 25-11 như dự kiến - tại Ramallah, một thành phố cổ ở miền Trung, bờ Tây sông Jordan, trong bối cảnh “chiến tranh bẩn”.
Ông Arafat được chở từ Ramallah đến quân y viện Pháp Percy de Clamart ở vùng Hauts-de-Seine và qua đời ngày 11-11-2004 hưởng thọ 75 tuổi sau 17 ngày chữa trị tích cực. Lúc đó, nhiều chính khách Palestine lên tiếng tố cáo t́nh báo Israel đầu độc ông Arafat lúc ông này ở dinh chủ tịch Muqata’a tại Ramallah, mấy tháng trước.
Bà Suha Arafat, vợ ông Arafat, cũng tin rằng ông chết v́ bị hạ độc. Một cuộc thăm ḍ dư luận cũng cho kết quả 80% người dân Palestine tin rằng ông Arafat bị ám sát bằng chất độc bí ẩn. Israel dĩ nhiên chối phăng mọi cáo buộc trên.
Mộ ông Arafat tại RamallahẢnh: REUTERS
Tám năm đă trôi qua, vụ án tưởng chừng ch́m trong quên lăng th́ ngày 3-7-2012, sau 9 tháng điều tra, đài truyền h́nh Ả Rập Al-Jazeera tung ra một phóng sự “bom tấn” có tựa đề Arafat chết v́ cái ǵ?, theo đó, ông Francois Bochud, Giám đốc pḥng thí nghiệm của Viện Vật lư Phóng xạ (IRP) Lausanne (Thụy Sĩ), cho biết đă phát hiện lượng đồng vị phóng xạ Polonium 210 cao bất thường qua các xét nghiệm máu khô, quần áo lót, bàn chải đánh răng, khăn trùm đầu sọc ca-rô đen trắng, mũ bệnh viện màu xanh của ông Arafat đựng trong một túi vải lúc lâm chung mà bà Suha đă gửi đến IRP nhờ t́m chứng cứ.
Thông tin trên đă thúc đẩy ṭa án Pháp lập hồ sơ vụ án giết người, thu thập chứng cứ, lấy lời khai của nhân chứng đầu tiên là bà Suha Arafat hồi tháng 8 vừa qua. Các vị thẩm phán Pháp sau đó đề cử 3 chuyên gia về độc dược, pháp y và bệnh học lâm sàng đến Ramallah điều tra tại chỗ kể từ ngày 16-11. Theo Al-Jazeera, phái đoàn Pháp có 20 người bao gồm: thẩm phán, cảnh sát, nhà khoa học, nhà ngoại giao và viên chức nhà nước.
Các nhà khoa học Thụy Sĩ thuộc IRP tất nhiên sẽ có mặt. Tuy nhiên, sự hiện diện của các chuyên gia về đồng vị phóng xạ Polonium Nga là ngoài dự kiến ban đầu. Al-Jazeera tiết lộ chính tổng thống Palestine Mahmoud Abbas trong một cuộc gặp ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Jordan cách đây 2 tuần đă ngỏ ư mời các chuyên gia Nga tham gia cuộc điều tra. Nhưng bất ngờ hơn cả là có cả chuyên gia Ai Cập.
Không thể tŕ hoăn
Polonium 210 chỉ mới được truyền thông quốc tế nói tới nhiều sau khi Alexander Litvinenko, cựu nhân viên t́nh báo Liên Xô KGB chống chính phủ Nga sống lưu vong ở Anh bị đầu độc năm 2006. Đây là chất đồng vị phóng xạ cực hiếm chỉ có trong các ḷ phản ứng nguyên tử. Chỉ cần một lượng rất nhỏ, Polonium 210 có thể giết người một cách thầm lặng qua đường ăn uống.
Khi ông Arafat chết, các chuyên gia Pháp có dùng tia gamma để t́m dấu vết phóng xạ trên thi thể ông Arafat. Nếu dùng tia alpha th́ có lẽ đă phát hiện dấu vết Polonium 210. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Thụy Sĩ, không thể trách các đồng nghiệp Pháp v́ lúc đó họ chưa có thông tin ǵ về thủ đoạn hạ độc bằng Polonium 210.
Sở dĩ phải gấp rút khai quật thi thể ông Arafat để t́m chứng cứ tội phạm v́ Polonium 210 xuống cấp rất nhanh. Sau mỗi chu kỳ 138 ngày, lượng phóng xạ Polonium 210 giảm 1/2. Kể từ ngày ông Arafat qua đời, đă trải qua 20 chu kỳ. Nếu để đến cuối tháng 11 mới làm xét nghiệm chắc chắn sẽ rất khó khăn.
Sẽ sáng tỏ nguyên nhân
Cuộc khai quật sẽ không có mặt các nhà báo. Al-Jazeera nói họ đă xin phép nhưng tổng thống Abbas không chấp thuận. Kết quả các xét nghiệm sẽ mở ra một chương mới về số phận ông Arafat, một nhân vật lịch sử của Palestine được nhiều người ngưỡng mộ nhưng cũng có không ít kẻ thù. Ít nhất nó cũng có thể xác định nguyên nhân gây ra cái chết bí ẩn của ông Arafat, chấm dứt những tin đồn và những thông tin bị bóp méo một cách cố ư. C̣n chuyện ai là thủ phạm th́ thật là khó nói mặc dù Nasser al-Qidwa, cháu ông Arafat, chủ tịch Quỹ Arafat, từng ám chỉ Israel trên tuần báo Pháp L’Express: “Đó là nước duy nhất trong vùng với sức mạnh hạt nhân của ḿnh có thể hạ độc bằng chất Polonium 210”.
Theo nguoilaodong