Khoảng 600 người Ireland đă tụ tập trước trụ sở quốc hội nước này để phản đối vụ việc các bác sỹ tại một bệnh viện ở nước này từ chối chấm dứt thai kỳ cho một sản phụ bị sẩy thai và có dấu hiệu bị nhiễm trùng máu, dẫn đến việc người này tử vong.
|
Người biểu t́nh cầm ảnh Savita tụ tập trước quốc hội Ireland tối 14/11. Ảnh: AFP |
Sản phụ tử vong là Savita Halappanavar – một nha sỹ gốc Ấn Độ, đă sinh sống tại Ireland từ năm 2008. Anh Praveen – chồng của Savita - cho hay, ngày 21/10 vừa qua, vợ anh đă nhập viện tại Bệnh viện đại học Galway, phía Tây Ireland v́ bị đau bụng dữ dội. Vài giờ sau đó, các bác sỹ tại bệnh viện nói rằng Savita, lúc này đang mang thai được 17 tuần, bị sẩy thai.
Anh Praveen nói rằng, sau khi nhận được thông tin, gia đ́nh anh đă viết đơn xin các bác sỹ làm phẫu thuật lấy thai cho Savita. Tuy nhiên, theo lời Praveen, trong suốt 3 ngày sau đó các bác sỹ liên tục từ chối lời khẩn nài của gia đ́nh dù Savita quằn quại trong đau đớn và ngày một yếu đi.
“Savita đă vô cùng đau đớn. Cô ấy rất buồn nhưng vẫn buộc phải chấp nhận sự thực rằng cô đă mất đi đứa con”, anh Praveen nói với tờ
The Irish Times.
Cũng theo lời anh Praveen, khi một nhóm bác sỹ đến thăm khám vào sáng 22/10, Savita đă hỏi họ rằng nếu họ không cứu được đứa trẻ th́ liệu họ có thể giúp cô chấm dứt thai kỳ được không. “Một trong các bác sỹ đă nói với vợ tôi rằng khi nào vẫn có tim thai th́ họ chẳng thể làm ǵ được”, anh Praveen kể lại. Praveen c̣n cho biết thêm rằng một bác sỹ đă nói với vợ anh rằng đó là luật pháp nên họ phải tuân thủ quy định.
Praveen cho hay, hôm đó, vợ anh liên tục nôn ói và đă ngất đi trong nhà vệ sinh nhưng các bác sỹ vẫn từ chối chấm dứt thai kỳ v́ tim thai vẫn đập. Đến ngày 23/10, các bác sỹ đă tiến hành phẫu thuật lấy thai sau khi thai nhi được xác định đă tử vong. Savita sau đó được đưa vào pḥng chăm sóc đặc biệt với triệu chứng nhiễm trùng máu. Tuy nhiên, đến ngày 27/10, tim, thận và gan sản phụ này đă ngừng hoạt động và đến rạng sáng 28/10, các bác sỹ thông báo sản phụ đă tử vong.
Thủ tướng Ireland Enda Kenny cho biết đă Bệnh viện đại học Galway và cơ quan giám sát y tế quốc gia đều đă mở các cuộc điều tra về vụ việc. “Sự thực rằng người phụ nữ trẻ đó đă tử vong là một thảm kịch mà không từ ngữ nào có thể giải quyết được”, ông Kenny nói trước quốc hội ngày 14/11. Thủ tướng Kenny cũng cho biết đă yêu cầu Bộ trưởng Y tế báo cáo về vụ việc.
Vụ việc đă dấy lên những tranh căi gay gắt về việc luật phá thai – vốn là chủ đề tranh căi tại Ireland trong nhiều năm qua. Hiến pháp Ireland cấm hoàn toàn việc phá thai và những người vi phạm có thể sẽ bị kết án lên đến chung thân. Nhưng theo một phán quyết của Ṭa án tối cao năm 1992, những người phụ nữ sẽ được phép phá thai nếu việc này là cần thiết để giữ mạng sống của người mẹ.
Tuy nhiên, cho đến nay, Ireland đă trải qua 5 lần thay đổi chính phủ nhưng phán quyết của nói trên vẫn chưa được cụ thể hóa thành luật cụ thể. Rachel Donnelly - một người phát ngôn của tổ chức ủng hộ việc phá thai của Ireland - nói rằng, vụ việc vừa xảy ra đă cho thấy tính cấp thiết của việc sửa đổi luật pháp.
“Đây là một trường hợp cấp cứu sản khoa vẫn thường xảy ra nhưng các bác sỹ tại Ireland lại bị g̣ bó trong cách thức xử lư theo khuôn mẫu đă được định ra v́ họ lo sợ những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra”, bà Donnelly nói.
Bên cạnh đó, dù cấm phá thai nhưng luật pháp Ireland lại không cấm thai phụ ra nước ngoài để chấm dứt thai kỳ. V́ vậy nên ước tính khoảng 4.000 phụ nữ Ireland muốn phá thai mỗi năm chỉ cần sang nước láng giềng là có thể bỏ thai mà không hề phạm pháp.
Minh Ngọc (theo
AP, AFP)