- Một loạt những động thái, h́nh ảnh về máy bay chiến đấu hải quân J-15 TQ được báo Nga và Anh tiếp tục b́nh luận sôi nổi.
J-15 sử dụng động cơ "nội địa" cho lần bay thử đầu tiên
Ngày 5/11, tờ “Jane’s Defense Weekly” Anh đăng bài viết “Trung Quốc tiến hành bay thử máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi J-15 trang bị cho tàu sân bay ”.
Máy bay chiến đấu hải quân J-15 Trung Quốc khi bay thử
Bài viết dẫn lời các nguồn tin từ Trung Quốc cho rằng, Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương đă tiến hành bay thử lần đầu tiên đối với loạt máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi J-15, loại máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay.
Loạt máy bay này được đặt tên là J-15S, cũng c̣n gọi là “cá mập đen” hay “cá mập bay”, dự kiến sẽ cùng với lô máy bay chiến đấu J-15 phiên bản 1 chỗ ngồi đầu tiên, trước tiên tiến hành huấn luyện trên mặt đất, sau đó chuyển sang tiến hành huấn luyện trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Tàu sân bay Liêu Ninh là tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Một tạp chí chính thức của Trung Quốc gần đây đă đăng những h́nh ảnh lô đầu tiên máy bay chiến đấu J-15 phiên bản 1 chỗ ngồi - đă tiến hành hoạt động bay liên tục “chạm tàu” trên tàu sân bay.
Máy bay chiến đấu hải quân J-15S Trung Quốc do dân mạng chụp được.
Mặc dù không rơ J-15S phiên bản tác chiến rốt cuộc có được biên chế cho lực lượng máy bay hải quân của Trung Quốc hay không, nhưng đối với các nhiệm vụ thích hợp cho 2 tổ lái thực hiện (như tấn công chính xác, cảnh báo sớm và kiểm soát trên không, tác chiến săn ngầm), sự lựa chọn này sẽ được chứng minh là rất có tính thu hút.
Sự xuất hiện của máy bay J-15S làm cho số lượng máy bay chiến đấu Sukhoi do hăng máy bay Thẩm Dương sao chép lên tới 5 loại, gồm có J-11B, J-11BS, J-15, J-15S và J-16. Động cơ của những máy bay chiến đấu này đều sử dụng động cơ tua-bin cánh quạt WS-10A do Trung Quốc tự sản xuất. Điều này cho thấy, ḷng tin đối với chương tŕnh này của Trung Quốc ngày càng mạnh hơn.
Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương và Hải quân Trung Quốc quyết định áp dụng kết cấu 2 chỗ ngồi móc nối cho J-15S có ư nghĩa to lớn. Trong khi đó, Nga lựa chọn bố cục 2 chỗ ngồi song song và kết cấu lớn hơn một chút đối với máy bay chiến đấu phiên bản hải quân 2 chỗ ngồi Su-33KUB. Máy bay chiến đấu Su-27 và Su-33 của hăng Sukhoi lần lượt là nền tảng của máy bay chiến đấu J-11 và J-15.
Tại triển lăm hàng không Moscow vào tháng 8/2005, hăng Sukhoi từng trưng bày máy bay chiến đấu Su-33KUB cho đoàn đại biểu Trung Quốc xem. Khi đó, Sukhoi đang nỗ lực mời chào Su-33 với Trung Quốc. Phía Sukhoi trả lời phỏng vấn cho rằng, họ không tin Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương có thể sao chép thành công tính năng phức tạp của máy bay chiến đấu Su-33.
Máy bay chiến đấu hải quân J-15S Trung Quốc do dân mạng chụp được.
Báo Nga: Trung Quốc đă có khoảng 20 chiếc J-15
Trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 7/11 cho rằng, máy bay chiến đấu hải quân J-15 của Trung Quốc đă sao chép Su-33 của Nga, gần đây liên tiếp xuất hiện trên báo chí, loại máy bay này rất có thể sắp được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Gần đây, ở một số căn cứ hàng không của Trung Quốc liên tục phát hiện được vài chiếc máy bay chiến đấu J-15 sử dụng sơn của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc, màu sắc của chúng có sự khác biệt rơ rệt với máy bay thử nghiệm trước đó. Theo thống kê, hiện nay đă có tổng cộng khoảng 20 chiếc máy bay chiến đấu phiên bản hải quân J-15 tham gia các loại thử nghiệm.
Trong 10 năm gần đây, Trung Quốc luôn tích cực thúc đẩy chương tŕnh nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu hải quân hạng nặng J-15. Trước đó, do đă xảy ra sự cố Trung Quốc chưa được cấp phép mà đă sao chép máy bay chiến đấu Su-27 của Nga, dẫn đến Nga cuối cùng đă từ chối bán máy bay chiến đấu hải quân Su-33 cho Trung Quốc.
Được biết, phía Trung Quốc từng t́m cách mua được 2 chiếc máy bay chiến đấu Su-33 để “đánh giá”, nhưng lượng mua tối thiểu do Nga đặt ra là 48 chiếc. Do không thể đạt được nhất trí, Trung Quốc cuối cùng đành phải mua lại một chiếc máy bay mẫu Su-33 từ Ukraine – loại máy bay T-10 c̣n sót lại từ thời Liên Xô cũ.
Công tác nghiên cứu chế tạo máy bay mẫu J-15 tốp đầu tiên đă trải qua tổng cộng khoảng thời gian 2 năm. 2 năm trước, máy bay này cuối cùng đă hoàn thành bay thử lần đầu tiên. Tiến triển của phía Trung Quốc rơ ràng là điều mà phía Nga không muốn nh́n thấy.
Chuyên gia hàng không Nga từng công khai tiến hành châm biếm đối với J-15, đồng thời đă thể hiện thái độ hoài nghi về khả năng sao chép tính năng then chốt/quan trọng máy bay Su-33 của các nhân viên kỹ thuật Trung Quốc.
Điều cần nhấn mạnh ở đây là, xét tới kinh nghiệm phong phú trong ăn cắp công nghệ nước ngoài của người Trung Quốc, tính năng của J-15 có thể ít ra sẽ không kém hơn máy bay Su-33. Nhưng, Quân đội Nga hiện nay đă quyết định dừng tiếp tục trang bị Su-33, đă chuyển sang lựa chọn máy bay MiG-29K có giá rẻ hơn (máy bay này cũng được Hải quân Ấn Độ lựa chọn làm máy bay chiến đấu hải quân).
Máy bay chiến đấu Su-33 hạng 33 tấn và máy bay chiến đấu MiG-29K nặng 21 tấn đều thích hợp sử dụng với tàu sân bay hạng trung lớp Kuznetsov có lượng giăn nước 65.000 tấn được khởi công chế tạo từ thập niên 80 của thế kỷ trước.
Tuy nhiên, khi Liên Xô tan ră, lớp tàu sân này chỉ có duy nhất tàu sân bay Kuznetsov trang bị cho Hạm đội Phương Bắc – Hải quân Nga được hoàn thành, một chiếc khác chưa chế tạo xong là Varyag đă bán cho phía Trung Quốc, hiện đă “biến” thành tàu sân bay Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hiện nay.
Một loại tàu sân bay có lượng giăn nước tương đối nhỏ khác được chế tạo từ thời Liên Xô là tàu Đô đốc Gorshkov cũng đă được bán cho Ấn Độ. Các chuyên gia cho rằng, máy bay chiến đấu MiG-29K nhẹ hơn sẽ càng thích hợp với chiếc tàu này.
Máy bay chiến đấu J-15S của Trung Quốc do dân mạng chụp được
Máy bay chiến đấu hải quân Su-33 của Nga
Máy bay chiến đấu tàng h́nh J-31 được cho là sẽ thay thế J-15 trong tương lai
Nga chuyển sang sử dụng máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K, dừng sản xuất Su-33
Nga sản xuất máy bay chiến đấu hải quân MiG-29KUB cho Ấn Độ, sử dụng cho tàu sân bay
Tàu sân bay Kuznetvov của Hải quân Nga.
Nga đang cải tạo tàu sân bay INS Vikramaditya cho Ấn Độ (vốn tên là Gorshkov)
Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc, chính thức bàn giao cho Hải quân Trung Quốc ngày 25/9/2012
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xă, báo Hoàn Cầu, TQ)