Những sản phẩm phổ biến ngày nay như kem que, ḷ vi sóng hay giấy ghi việc đều được phát minh một cách vô t́nh và giúp người phát hiện trở nên giàu có.
Frank Epperson: Kem que
Frank Epperson và cháu gái.
Năm 1905, một cậu bé có tên Frank Epperson bỏ quên một chiếc cốc có que và chứa hỗn hợp nước soda. Ngày hôm sau, nước ngọt trong cốc đóng băng và vô t́nh biến thành kem que đầu tiên. Tuy nhiên măi đến năm 1923, ông Epperson mới áp dụng phát hiện này thành ư tưởng kinh doanh. Epperson quyết định nộp bằng sáng chế và thành lập công ty Popsicle Corporation để sản xuất loại kem que có tên “Eppsicles”. Đến năm 1928, công ty Popsicle bán được hơn 60 triệu que kem khắp thế giới và biến Epperson thành triệu phú.
Harry Coover: Keo dán siêu dính
Khi cần sử dụng keo dán siêu dính vào một việc nào đó, nhân loại nên cảm ơn nhà hóa học người Mỹ Harry Coover. Điều thú vị là Coover t́nh cờ phát minh ra keo siêu dính khi đang sử dụng chất hóa học “cyanoacrylate” để chế tạo bộ ngắm cho súng nhựa. Mặc dù thí nghiệm chính thất bại, nhưng nhờ đó ông phát hiện một hợp chất siêu dính mà không cần nhiệt. Từ đó, Coover sáng chế ra loại keo siêu dính được dùng phổ biến ngày nay. Sau khi nộp bằng sáng chế và sản phẩm keo siêu dính bán rộng răi ra thị trường, Coover cũng trở nên giàu có.
William Henry Perkin: Thuốc nhuộm
Nhà hóa học người Anh Henry Perkin là người vô t́nh t́m ra thuốc nhuộm màu đỏ tía đầu tiên (hay c̣n gọi là thuốc nhuộm Perkin) khi ông mới 18 tuổi. Ông vô t́nh phát minh ra hợp chất hóa học này khi đang t́m cách điều chế một loại thuốc trị bệnh sốt rét. Không lâu sau, nhờ sự hỗ trợ của gia đ́nh, Perkin quyết định nộp bằng sáng chế và thành lập nhà máy có tên gọi Greenford Green ở ngoại đô London để sản xuất loại thuốc nhuộm trên. Cuối những năm 1860, William (lúc đó mới 36 tuổi) trở thành triệu phú nhờ nhà máy làm ăn khấm khá và loại thuốc nhuộm được phổ biến rộng răi. Tuy nhiên, Perkin sau đó quyết định bán nhà máy và mở một pḥng thí nghiệm để dành nốt phần đời c̣n lại cho nghiên cứu khoa học.
Roy Plunkett: Chất chống dính
Nhà nghiên cứu người Mỹ Roy Plunkett là người vô t́nh khám phá ra chất chống dính Teflon năm 1938. Vào một buổi sáng, khi làm thí nghiệm để t́m ra một dạng thức mới của CFC (chlorofluorocarbon) , Plunkett bất ngờ phát hiện ra một lớp mỏng bột màu trắng có khả năng chịu nhiệt tốt và chống kết dính hiệu quả. Với khám phá trên, Plunkett đă nhận được bằng phát minh về chất chống dính Teflon vào năm 1941. Năm 1945, ông quyết định áp dụng chất chống dính vào sản xuất các mặt hàng và chỉ trong vài năm, công ty của Plunkett kiếm được hàng triệu USD.
Leo Hendrik Baekeland: Nhựa tổng hợp
Năm 1907, nhà hóa học người Bỉ Leo Baekeland phát hiện ra Bakelite, loại nhựa tổng hợp đầu tiên trên thế giới dùng để chế tạo đồ bếp, radio và điện thoại. Điều đặc biệt, Baekeland vô t́nh t́m ra Bakelite khi đang t́m cách chế tạo chất thay thế cho sen lắc, loại vật liệu được sử dụng để cách ly các bộ phận bên trong các thiết bị điện tử ban đầu. Năm 1910, Baekeland thành lập công ty để kinh doanh loại nhựa này và kiếm được hàng triệu USD.
Robert Chesebrough: Vaseline
Nhà sáng chế người Mỹ Robert Chesebrough là người thành lập công ty dầu mỏ khi ông mới 22 tuổi. Trong một chuyến công tác tại mỏ dầu, ông t́nh cờ phát hiện một hoạt chất ở trong dầu mỏ có khả năng giúp vết thương mau lành. Đến năm 1870, Chesebrough nghiên cứu thành công và giới thiệu ra thị trường những ḍng sản phẩm Vaseline đầu tiên. Trong ṿng 10 năm, Vaseline đă trở nên thông dụng đến mức mỗi gia đ́nh ở Mỹ đều có và biến Robert thành triệu phú.
Joseph McVicker: Đất nặn Play-Doh
Năm 1952, Joseph McVicker nảy ra ư tưởng về đất nặn Play-Doh sau khi người chị dâu lấy trộm một ít chất tẩy rửa không độc hại từ nơi làm việc. Joseph sau đó nghĩ ra cách trộn bột nặn với thuốc nhuộm màu không độc hại và pha thêm mùi hương dễ chịu cho hỗn hợp, từ đó tạo ra loại đất nặn Play-Doh. Sau đó, Joseph quyết định thành lập công ty riêng và trở nên giàu có nhờ sản phảm đất nặn Play-Doh ngày càng trở nên phổ biến.
Arthur Fry: Giấy ghi việc
Arthur Fry là nhà khoa học người Mỹ, người vô t́nh phát minh ra giấy ghi việc (mẩu giấy có keo dính phía sau để đính tạm thời vào tài liệu) năm 1973 khi đang ở nhà thờ. Lúc đó, Arthur cảm thấy bất tiện khi phải sử dụng các mẩu giấy để đánh dấu sách. Ông chợt nhớ tới một loại keo có độ bám dính yếu, dễ bóc ra, lâu khô do đồng nghiệp Spencer Silver sáng chế. Fry sau đó dùng loại keo này để phết lên các tờ giấy ghi chú và dính vào sách, từ đó phát minh ra loại giấy ghi việc. Sau khi đăng kư bằng sáng chế và sản phẩm giấy ghi việc được bán rộng răi ra thị trường, Arthur Fry cũng phát tài.
Percy Spencer: Ḷ vi sóng
Kỹ sư người Mỹ, Percy Spencer vô t́nh phát hiện ra ḷ vi sóng khi đang t́m phương pháp phát hiện máy bay địch trong Thế chiến II. Trong khi tiến hành thí nghiệm magnetron - một loại ống phóng năng lượng cho các thiết bị radar điện cho công ty Raytheon, Spencer nhận thấy thanh kẹo trong túi quần bị tan chảy khi tiếp xúc với thứ ông nghiên cứu. Sau đó, ông thử nghiệm với ngô, trứng và nhận thấy chúng đều được nấu chín. Cuối cùng, nhờ phát hiện này ông đă sáng chế ra ḷ vi sóng. Sản phẩm trên sau đó ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới và giúp người phát minh ra nó kiếm bộn tiền.
George De Mestral: Khóa dán Velcro
Kỹ sư người Thụy Sĩ, George De Mestral, xuất hiện ư tưởng về khóa dính Velcro khi đang đi bộ vào một sáng năm 1941. Khi đó, ông đi dạo cùng chú chó th́ bị hoa dại dính bám vào quần áo. Ông nhận thấy việc gỡ những bông hoa này ra rất khó khăn v́ chúng bám rất chắc. Mestral sau đó dùng kính hiển vi để soi cấu trúc của hoa dại, từ đó phát hiện kết cấu dạng móc khiến chúng bám chặt vào quần áo. Nhờ vậy, ông phát minh ra loại khóa dán Velcro mà chúng ta vẫn dùng ngày nay. Cuối năm 1950, Mestral quyết định đăng kư bằng sáng chế và thương mại hóa loại khóa trên.
B́nh An
Theo Infonet