- Nội dung đi sâu vào việc so sánh những công nghệ hàng không trên máy bay Su-35 của Nga để "bao biện" cho sự thèm khát công nghệ máy bay của Trung Quốc, một bài viết được đăng trên blog Sina của Trung Quốc, đang làm người Nga "phát điên".
Với tiêu đề "Sư cụ chùa thiếu lâm chiến đấu trong Su-35 của Nga?", nội dung tập chung chủ yếu vào việc "soi xét" công nghệ hàng không mà tác giả cho là lỗi thời trên máy bay Su-35 của Nga và đồng thời hết lời tâng bốc những thành tựu hàng không mới của Trung Quốc.
Dưới đây là nội dung bài viết:
So mẫu thử nghiệm đầu tiên của máy bay Su-35, Su-35S không có cánh vịt (cánh canard), khung máy bay được cải tiến bằng việc sử dụng số lượng lớn các hợp kim titan và vật liệu composite, tăng số giờ bay đến 6.000 giờ. Sải cánh tăng lên 15,3 m (hơn 0,6 m so với Su-27). Nhiên liệu trong khoang tăng lên 11.500 kg (20%). Ngoài ra, Su-35 có thể mang hai thùng nhiên liệu bên ngoài với tổng dung tích 1.800 lít (Su-27 không có khả năng này). Phạm vi hoạt động tối đa lên tới 4.500 km .
Tuy nhiên, các thiết bị trên khoang của Su-35 không có bất kỳ lợi thế đáng kể nào so với phiên bản sao chép từ máy bay Su-27 của Trung Quốc. Su-35 được trang bị với một radar mảng pha thụ động hoạt động theo từng giai đoạn Irbis-E, radar có đường kính 900 mm và một máy tính kỹ thuật số Solo-35. Anten của radar Irbis có một ổ đĩa thủy lực, cho phép nó có thể quét vùng không gian +/- 60 độ, góc quét phương vị tới 120 độ. Radar có thể phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách xa 400 km. Hỗ trợ phát hiện 32 mục tiêu và trực tiếp tham chiến đồng thời 8 mục tiêu trong số đó. Radar Irbis-E cũng có khả năng phát hiện và tấn công tốt trong trường hợp tác chiến không - đối - không và không - đối - biển.
Không quân Nga lên kế hoạch trong năm 2012 sẽ nhận được loạt đầu tiên gồm 6 máy bay Su-35S, đến năm 2015 nhận đủ 48 máy bay và kế hoạch đến năm 2020 sẽ nhận tất cả 90 chiếc Su-35S.
Máy bay được trang bị với một hệ thống cảm biến quang - điện tử OLS-35, cabin được trang bị với hai màn hình LCD lớn với độ phân giải 1400x1800 pixel. Các dữ liệu hiển thị trên màn kính IKSH-1M có góc nhìn 30 độ, máy bay cũng được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại khác, bao gồm cả hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS.
So với Su-27/30, Su-35 có hệ thống các thiết bị điện tử tiên tiến hơn. Nhưng radar Irbis-E không được coi như là một radar hoàn toàn mới, nó được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ radar mảng pha thụ động, hoạt động theo từng giai đoạn N011. Để chuyển sang chế độ hoạt động, Irbis-E sẽ cần kích hoạt hệ thống thủy lực của ăng ten. Ví dụ, radar AN/APG-77 với mảng hoạt động theo từng giai đoạn trên máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 không có cơ cấu quay cơ khí, làm giảm đáng kể trọng lượng của máy bay cũng như tăng được độ tin cậy.
Irbis-E đã thừa hưởng những "khiếm khuyết nghiêm trọng" truyền thống ở các radar của Nga, điển hình là trọng lượng và thể tích lớn, thiếu độ tin cậy và mức độ bảo dưỡng.
Theo tác giả này, Không quân Ấn Độ đã bị cám dỗ bởi khả năng mua lại radar quét mảng pha thụ động theo từng giai đoạn N011M Irbis với một anten mảng thụ động hoạt động theo từng giai đoạn, nhưng “than ôi”, họ đã phải thất vọng. Không quân Ấn Độ cho biết, mặc dù các Irbis có tầm phát hiện lớn hơn, nhưng lại bị giới hạn phạm vi theo dõi và nhận dạng mục tiêu. Ngoài ra, chúng tôi thấy rằng, khi radar hoạt động không - đối - không và không - đối - đất lại không có khả năng làm việc được ở những khu vực miền núi phức tạp như Kashmir (Ấn Độ).
Radar Irbis-E lắp đặt trên chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35.
Tác giả lưu ý rằng, khi những chiếc Su-27 đầu tiên được chuyển giao cho Trung Quốc vào những năm 1990, các máy bay này đều được trang bị radar, tạo ra một khoảng cách lớn công nghệ lớn đối với các thiết bị, mà sau đó Trung Quốc đang có. Nhưng sau nhiều năm nỗ lực vất vả, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong sự phát triển radar máy bay. Ví dụ, các máy bay chiến đấu J-11B được lắp đặt radar xung Doppler Type 1471 với anten hoạt động cơ khí.
Phạm vi phát hiện mục tiêu trên không của Type 1471 lên đến 350 km, có thể theo dõi đồng thời 20 mục tiêu và cùng lúc tấn công 6 mục tiêu trong số đó. Anten có góc mở tổng hợp cho phép hoạt động với hiệu suất rất tốt cho việc phát hiện các mục tiêu trên mặt đất và trên biển, ngoài ra còn có khả năng giám sát và lập bản đồ. Đây là loại radar với anten quét cơ khí mới nhất, có độ tin cậy cao và bảo dưỡng đơn giản. Chúng ta có thể nói rằng hiện tại radar này là tốt nhất của ngành hàng không Trung Quốc và tốt nhất thế giới so với các radar cùng loại, bài viết tự tin có vẻ "hơi quá".
Trung Quốc đang tiến hành lắp đặt một radar mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn cho máy bay chiến đấu J-10. Một máy bay chiến đấu thế hệ mới J-20 sẽ được trang bị radar AESA hiện đại hơn. Ngoài ra, máy bay chiến đấu Trung Quốc nay đã được lắp đặt xung quanh khung của nó các hệ thống cảm biến nhiệt, cảm biến quang học và hồng ngoại, tương tự như những cảm biến được trang bị trên máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ, các cảm biến này cung cấp các thông tin tổng hợp toàn bộ 360 độ xung quanh máy bay. Phi công sẽ được trang bị mũ bay với một màn hình hiển thị các thông tin chiến đấu chiến thuật từ các cảm biến truyền về. Trong khi Su-35 sẽ không có được hệ thống cảm biến tiên tiến này.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã thành công tạo ra hệ thống màn hình hiển thị LCD đa chức năng, với màn hình "hợp nhất hình ảnh" rộng như ở F-35. Su-35 không có màn hình hiển thị tương tự vậy.
Khoang lái với màn hình hiển thị LCD hiện đại trên máy bay Su-35. Tuy nhiên, tác giả bài báo "không chấp nhận" sự thực này.
Bài viết cho rằng, Su-35 được trang bị với loại tên lửa đối không tầm siêu xa K-100-1 có phạm vi 300 km. Nhưng vấn đề là tên lửa lại có kích thước và trọng lượng rất lớn, làm máy bay không thể cơ động linh hoạt. Tên lửa K-100-1 chỉ có thể được sử dụng chống lại các máy bay cỡ lớn như AWACS, máy bay ném bom hạng nặng hay máy bay tiếp dầu. Tuy nhiên, nhiệm vụ này của Su-35 rất khó thực hiện vì như các máy bay hạng nặng của Không quân Mỹ luôn được bảo vệ bởi một vòng phòng thủ mạnh mẽ.
Ngoài ra, khả năng tìm kiếm của radar chủ động trên tên lửa cũng bị giới hạn (radar của K-100-1 chỉ có thể được kích hoạt ở khoảng cách 10 km so với mục tiêu). Mỹ, các nước châu Âu và Trung Quốc đang phát triển các tên lửa tấn công như vậy nhưng không chọn lựa là "phát triển chủ đạo". Mặc dù Trung Quốc phát triển tên lửa đối không PL-21 có tầm bắn 200 km, khả năng cơ động của PL-21 là cao hơn đáng kể hơn so với K-100-1, tác giả tự tin đánh giá.
Nga đã tuyên bố rằng, máy bay Su-35 được kết hợp công nghệ tàng hình plasma, nhưng rõ ràng, Nga khó có thể đạt được tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này. Chỉ có các máy bay ném bom chiến lược B-2 của Mỹ mới được sử dụng một số tính năng của công nghệ này. Tàng hình plasma là công nghệ tuyệt vời, nhưng họ (Nga) sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn về kỹ thuật. Ngay cả nếu chúng ta giả định rằng Su-35 đã có công nghệ như vậy, thì cũng không ai dám chắc rằng Nga sẽ trang bị cho biến thể xuất khẩu của Su-35. Vì vậy, về mặt này, Su-35 không thể tạo được sự quan tâm của Trung Quốc, tác giả nhận xét.
Về động cơ, Su-35 có động cơ phản lực hiện đại 117S với lực đẩy điều khiển vector, cho phép phi công có thể điều khiển máy bay linh hoạt hơn, và thực hiện được các pha nhào lộn tuyệt vời. Tuy nhiên, trong các thao tác như vậy lại phát sinh tình huống có thể gây ra quá tải, chưa kể máy bay còn mang theo cả vũ khí. Mỹ cũng đã từng có kinh nghiệm trong việc phát triển biến thể F-15 với động cơ điều khiển lực đẩy vector (F-15 STVOL), nhưng họ đã dừng nghiên cứu này, động cơ lực đẩy vector không mang lại nhiều ưu thế cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. Các nhà phát triển máy bay chiến đấu Rafale và Typhoon đã cho rằng, động cơ vector lực đẩy chỉ có hiệu quả đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm bởi vũ khí của chúng đều được mang ở trong thân.
Tuy nhiên, động cơ 117S lại có lợi thế khác, đường kính lớn 932 mm (lớn hơn động cơ AL-31F có đường kính 905 mm ), tuabin tiên tiến và áp suất thấp với một hệ thống điều khiển kỹ thuật số phức tạp. Lực đẩy mỗi động cơ đã tăng 16% lên 145 kN (tỷ số lực đẩy/trọng lượng máy bay 10:1), cho phép Su-35 có thể bay ở tốc độ hành trình siêu âm (1200 km/h). Đây là một thành tích cực kỳ hiếm hoi cho một động cơ thế hệ thứ tư. So với tuổi thọ động cơ AL-31FP, tuổi thọ của 117S tăng gấp 2,7 lần (ước tính từ 1.500 - 4.000 giờ).
Về phía Trung Quốc, điểm yếu lớn nhất đối với máy bay chiến đấu J-20 là hệ thống động cơ đẩy của nó. Máy bay được lắp đặt động cơ Taihang WS-10A có lực đẩy 13.200 kg, cho tỷ số lực đẩy/trọng lượng máy bay là 7,5:1 (thấp hơn nhiều so với động cơ 117S).
Lực đẩy mạnh mẽ của động cơ là một điều kiện quan trọng nhất để giúp máy bay đạt được tốc độ bay hành trình siêu âm. Tuy nhiên, động cơ 117S vẫn chưa đủ để trang bị cho máy bay J-20 bởi kích thước và trọng lượng lớn của nó, tác giả kiêu ngạo.
Trong tương lai, J-20 sẽ được lắp đặt động cơ tuabin phản lực do Trung Quốc tự phát triển. Vì vậy, Nga thật "ngu ngốc" nếu mang đến cho Trung Quốc động cơ và chuyển giao công nghệ hiện đại. Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ rất quan trọng trong sự phát triển động cơ phản lực hạng nặng, tuy nhiên tác giả lại không đưa ra bằng chứng thuyết phục nào về khẳng định của mình.
Su-35 là một "tác phẩm cuối cùng" của Su-27. Nhưng về các đặc tính hiệu suất chỉ nhỉnh hơn chút ít so với máy bay chiến đấu J-11B, một biến thể sửa đổi mới là J-11BS còn hiện đại hơn nhiều. Như vậy, cơ hội của Nga bán Su-35 cho Trung Quốc là bằng không.
Trang Military Paritet của Nga đã đưa ra câu hỏi: Tại sao Trung Quốc phải chi hàng tỷ USD, nếu Trung Quốc sẽ sớm có được loại máy bay có khả năng tương tự? Câu hỏi này để mở cho nhiều người tự giải đáp, hoặc Trung Quốc biết rõ tại sao họ phải làm như vậy.
Nhưng đối với S-400 Triumph có những cân nhắc khác. Tôi tin rằng Nga sẽ có thể cung cấp những tổ hợp tên lửa này cho Trung Quốc, tác giả viết. Tuy nhiên, Nga sẽ không bao giờ bán công nghệ mới nhất, bởi về lịch sử, Trung Quốc là một kẻ thù tiềm năng của Nga. Chỉ có tự Trung Quốc có thể tạo ra một vũ khí công nghệ cao trong tương lai, không quân PLA có thể vươn lên như một con rồng mạnh mẽ, tác giả kết luận.
Yến Phạm
(theo Military Paritet)