WESTMINSTER (NV) - Tổ chức ủng hộ Dự luật 34 mở cuộc họp báo với cộng đồng Việt vào Thứ Hai, ngày 23 Tháng Mười, để kêu gọi lá phiếu của người gốc Việt, trong nỗ lực vận động cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu bỏ phiếu “CÓ” cho dự luật này.
Clarissa Hermosillo, đại diện tổ chức “Yes on 34” tại hội trường ṭa soạn báo Người Việt. (H́nh: Thiên An/Người Việt)
Dự luật 34 nhằm chấm dứt án tử h́nh, thay vào đó sẽ là án tù chung thân không có cơ hội được phóng thích.
Tiểu bang và các quận hạt được dự đoán sẽ tiết kiệm khoảng $130 triệu mỗi năm từ việc bớt các hoạt động ṭa án và phí tổn nhà tù sẽ thấp hơn. Ở California, đa số các án tử h́nh kéo dài hàng chục năm trong các nhà giam đặc biệt và nhiều vụ xét xử ở ṭa án trước khi có quyết định hành quyết. Những phạm nhân bị kết án tử h́nh có phí tổn cao hơn rất nhiều so với người ở tù chung thân. Từ năm 1978 khi tiểu bang thông qua luật cho phép xử tử, 900 người đă nhận án tử h́nh và chỉ có 13 người là đă bị hành quyết.
Dự luật 34 sẽ có hiệu lực tức thời với các phạm nhân hiện đang ở trong pḥng giam dành cho tử tù. Với số tiền $130 triệu mỗi năm được dự tính, Dự luật 34 sẽ lập ra một “Quỹ An Toàn cho California” để cung cấp $100 triệu mỗi năm cho các cơ quan thực thi pháp luật địa phương trong ṿng 4 năm để đẩy nhanh tiến tŕnh khởi kiện các vụ giết người và hiếp dâm.
Những người phản đối Dự luật 34 nói, “Những kẻ phạm tội độc ác sẽ trốn thoát khỏi sự trừng phạt tối đa.” Nhiều người trong số họ e ngại dự luật này v́ số tiền tiết kiệm được hứa hẹn không có ǵ là chắc chắn trong khi dự luật này sẽ chi $400 triệu từ ngân sách của tiểu bang.
Clarissa Hermosillo, đại diện tổ chức “Yes on 34” trả lời phóng viên báo Người Việt, nói:
“Những kẻ phạm tội không được thả về, tù chung thân sẽ cầm giữ họ khỏi xă hội. Thay v́ ưu tiên ở các pḥng tù đặc biệt như hiện nay, họ phải làm việc và ở tù với các phạm nhân khác. Kế hoạch số tiền chi từ ngân sách được viết rơ trong dự luật và trở thành luật buộc các tổ chức thi hành đúng đắn.”
Thoa Trần, một người có kinh nghiệm làm việc với tù nhân, phát biểu tại buổi họp báo, “Chính những người thảo ra luật tử h́nh vào năm 1978 nay đề xướng Dự luật 34 để bác bỏ luật này. Chúng ta không nên giết những tên giết người, v́ làm vậy, chúng ta đâu có tốt hơn ǵ họ. Những người có đạo c̣n khuyên không nên giết một con kiến, huống chi tiểu bang chúng ta có một luật để giết người. Tôi ủng hộ Dự luật 34 v́ tôi không muốn tay ḿnh dính máu của luật tử h́nh.”
Phần lớn cử tri không có cơ hội và thời gian nghiên cứu tận tường các dự luật, việc một dự luật cần đến ngân sách của tiểu bang khiến cho hầu hết các cử tri e dè. Nhiều người tuy ủng hộ việc băi bỏ án tử h́nh nhưng không an tâm với sự điều hành của tiểu bang. So với phe chống, phe ủng hộ Dự luật 34 có được sự tham gia mạnh mẽ hơn từ nhiều thành phần, tổ chức trong tiểu bang.
Một điều đáng chú ư là theo kư giả Bob Egelko của tờ San Francisco Chronicle, 725 tử tù hiện bị giam giữ tại California's Death Row, cho biết nếu được phép đi bầu, họ sẽ bỏ phiếu “KHÔNG” cho Dự luật 34.
Lư do, kư giả Bob Egelko trích lời Luật Sư Robert Bryan, chuyên bào chữa cho tù nhân tại Death Row giải thích:
“Không phải là họ (tử tù) muốn chết, họ chỉ muốn tiếp tục nuôi dưỡng niềm hy vọng là một ngày nào sẽ có cơ hội chứng minh là ḿnh vô tội, bị kết án oan, và được thả. Khi là tử tù họ được quyền có luật sư bào chữa miễn phí, một đặc quyền mà Dự luật 34 sẽ hủy bỏ. Dĩ nhiên chính quyền tiểu bang hiện đang phải cung ứng những dịch vụ pháp lư này miễn phí.”
Thiên An/Người Việt