Mỗi ngày, họ phải thức dậy từ lúc 5h sáng đến nhận xe vào ca sáng, 11h- 12h đêm mới từ bến trở về nhà. Điều đó đă trở thành thông lệ với những người phụ nữ làm nghề phụ xe trên xe bus
Đằng sau nỗi vất vả mà đến cánh đàn ông cũng không ít lần phải than phiền, lại có những câu chuyện cảm động thấm đẫm t́nh người mà chỉ có những người phụ nữ làm nghề này mới thấy.
Nữ phụ xe tên Hường chỉ là một trong số những bóng hồng quư của đội xe số 26 thuộc Công ty xe bus Thăng Long
Công việc bắt đầu lúc 5h sáng
Công việc phụ xe, bán vé khá vất vả, với các chị c̣n khó khăn hơn nhiều so với đồng nghiệp nam. Sự khác biệt về sức lực giữa nam và nữ đôi khi cũng là một thứ rào cản mà không phải người phụ nữ nào cũng dám cả gan lựa chọn. Vậy mà khi đă vào nghề, tinh thần trách nhiệm của họ cũng chẳng kém bất ḱ ai. T́m hiểu về cuộc sống của họ, về nghề nghiệp mới thấy rằng không có sự tận tâm và nhẫn nại cũng như ḷng yêu nghề th́ không thể nào giữ họ lại cùng với những chuyến xe.
Những hành khách trên suốt dọc quăng đường từ Mai Động đến sân vận động quốc gia Mỹ Đ́nh hẳn không thể không bị ấn tượng bởi một cô gái nhỏ nhắn tên Thu Hường, là phụ xe trên tuyến bus 26 (trực thuộc xí nghiệp xe bus Thăng Long, Tổng công ty vận tải Hà Nội - Transerco Hanoibus). Tính cô gái cởi mở, hiền lành nên bất kể người già, người trẻ đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi bước lên xe của cô, kể cả vào những giờ tan tầm, khách đông đúc, phải chen lấn nhau từng chỗ đứng. Sinh năm 1990, tuổi đời c̣n trẻ, nhưng Hường đă gắn bó với xe bus được hơn một năm nay.
Nh́n cô gái trẻ nói chuyện về những vị khách của ḿnh với sự sôi nổi và hào hứng khiến người khác cũng bị lây theo. Bắt đầu công việc ở vị trí nhân viên bán vé, cô ấn tượng nhiều về người đồng nghiệp của ḿnh là một bác lái xe. Lúc ấy, mới ra trường, c̣n nhiều bỡ ngỡ, những cám dỗ vật chất vẫn c̣n nhiều, vậy mà bài học đầu tiên của cô gái trẻ lại là lời dặn ḍ: "Nhà nước trả lương chúng ta để chúng ta phục vụ khách, mà khách lại đóng góp nguồn thuế cho Nhà nước. Họ đồng hành cùng chúng ta có một lúc th́ tại sao ta phải thế này thế nọ, làm khó dễ người ta.
Cứ thoải mái, tận t́nh th́ tự bản thân ḿnh cũng cảm thấy dễ chịu như nhận được một món quà tinh thần mà chẳng phải suy nghĩ đắn đo ǵ". Với cô và những đồng nghiệp của ḿnh, "cái lậu" mà nghề mang tới, không ǵ hơn chính là mối thiện cảm mà khách hàng dành cho, không phải phụ xe, lái xe nào cũng giành được.
Trước khi bước chân vào nghề, Hường cũng không ấn tượng nhiều với cánh lái xe, thậm chí đôi khi c̣n thấy ác cảm. Cũng đă từng đi xe bus, chứng kiến nhiều người làm nghề khá hách dịch, cũng từng thấy nhiều cảnh chướng tai gai mắt mà đáng lẽ không nên có, cô chưa từng nghĩ là ḿnh sẽ gắn bó với cái nghề này.
Nhưng khi đă bước chân vào th́ không dứt ra được. Nhiều hôm đi đêm về hôm cũng thấy tủi. Rồi lúc ốm đau, mệt mỏi muốn nghỉ cũng không yên tâm nhờ đồng nghiệp. Ai cũng có công việc của ḿnh, cũng vất vả như nhau đă đành, phần khác nghĩ tới những người khách vốn đă quen với ḿnh, đôi khi cảm nhận thấy sự đợi chờ từ phía họ, cô lại gượng ḿnh cố gắng.
Được biết, nghề phụ xe rất vất vả đối với nữ giới. Sáng nào Hường cũng phải dậy từ 5h để đến bến nhận xe vào ca sáng. Có ngày cao điểm phải chạy 14 lượt xe, tối muộn mới về đến nhà. Nhiều hôm đông khách lại thêm tắc đường kéo dài, mỗi tuyến xe thay v́ chỉ mất một tiếng như lộ tŕnh th́ kéo dài đến gần hai tiếng đồng hồ.
Vất vả là thế nhưng so với các đồng nghiệp nam, các nữ phụ xe không có thêm phụ cấp. Bù lại, xe bus ít phụ xe là nữ nên cũng được các anh, các chú trong xí nghiệp gọi tŕu mến: "Những bóng hồng phụ xe. Ở đội xe bus tuyến 26 của Hường có đến 6 - 7 "bóng hồng".
Bông hoa quư trên những chuyến xe
Để mang đến cái nh́n thân thiện hơn cho xe bus, những người yêu thích xe bus đă phối hợp với Transerco Hanoibus đă thành lập diễn đàn
http://www.xebushanoi.com. Truy cập vào diễn đàn, không ít người sẽ bất ngờ trước những topic bày tỏ sự động viên, chia sẻ và những lời cảm ơn đối với những người phụ xe, đặc biệt là với nhân viên nữ. Nhiều thành viên chia sẻ mong muốn, nếu xe buưt có thêm nhiều phụ xe nữ hơn th́ các lái xe cũng "mềm", trở nên nhẹ nhàng và đáng yêu.
Có thành viên chia sẻ: "Anh trai tôi vừa đưa vợ và cháu đi bệnh viện nhi. Vừa có thêm trẻ nhỏ, lại mang một đống đồ rất to, nhưng anh chị tôi vẫn được cô nhân viên phụ xe nhiệt t́nh xách đồ và chỉ đường. Gần đến nơi, trời mưa ngày một to hơn. Biết hai anh chị tôi có cháu nhỏ lại không mang áo mưa, cô nhân viên bán vé đă cho mượn ô. Tôi muốn thay mặt anh chị ḿnh cảm ơn lái phụ xe trên, chúc họ luôn b́nh an trên mỗi chặng đường và công tác tốt".
Đă từng thử nghiệm làm phụ xe nên Linh rất cảm thông: "Rất ít hành khách cảm ơn khi nhân viên xe bus cho đi nhờ khi quên vé nhưng hễ họ quên xé vé do xe đông hay có nhắc nhở hành khách th́ nhiều người không ngần ngại rút điện thoại gọi cho đường dây nóng của hăng để phản ánh, bắt lỗi nhân viên. Có mấy ai nhớ đến sự tận t́nh, chu đáo lịch sự nhă nhặn của lái xe, phụ xe hay họ chỉ nhớ thành kiến xe bus là nói tục, văn hóa ngắn... Chúng ta muốn một môi trường xe bus văn minh, trước khi bắt lỗi lái, phụ xe, hăy là những hành khách văn minh trước đă".
Trong các nghề nghiệp, phụ nữ thường được ưu tiên hơn đàn ông, dù chỉ một chút nhưng với nghề phụ xe bus th́ dường như ngoại lệ. Không phải anh em quên hay không ga lăng, chỉ là công việc trên mỗi chuyến xe th́ không thể nào san sẻ được. Chỉ có một lái, một phụ, lái xe đảm bảo an toàn cho khách trên xe, phụ xe phải làm thế nào để khách cảm thấy thoải mái nhất mà vẫn đảm bảo đúng doanh thu của công ty.
Ngày lễ, ngày tết, những chuyến xe không dừng th́ những người nữ phụ xe cũng không có ngày nghỉ. Đi đường, nh́n hai bên tràn ngập hoa tươi, nhiều khi họ cũng thấy chạnh ḷng. Nhưng cũng có khi, v́ một niềm vui nào đó, hoặc chỉ để thay một lời cảm ơn cho cả năm làm việc vất vả, nhận được một bông hoa nho nhỏ từ khách thôi cũng đủ khiến họ cảm thấy ấm ḷng. Họ biết là sự tận tâm của họ không phải là thừa thăi và vẫn có nhiều người ghi nhận.
Luôn cần sự chia sẻ từ chồng con
Nhiều phụ nữ gắn bó với nghề lâu năm, nếu không có sự chia sẻ của chồng con, gia đ́nh th́ khó có thể bám trụ. Đă xác định đó là nghề, là kế sinh nhai rồi th́ buộc phải gắn bó. Đi từ sáng đến tối, có khi cả tuần vợ chồng không giáp mặt nhau, con cái học hành thế nào cũng không biết. Nếu chồng con không thông cảm th́ cũng chẳng biết làm thế nào, v́ vậy mà những người gắn bó được với nghề lâu thường không nhiều. Họ chính là những bông hoa quư của ngành, là một chút mềm mại giữa thế giới của những người đàn ông.
Thu Phương - nguoiduatin